Ai mới cần giải cứu?
Kinh tế - Chính sách - 10/03/2023 13:02 Hà Phan HÀ PHAN
Có lẽ với sức mua yếu như hiện nay và nhiều khó khăn sắp tới, sẽ lại có ngành tiếp tục kêu cứu. Nhưng giải cứu hay có những chính sách có lợi cho riêng lĩnh vực nào đó chỉ giải quyết được phần ngọn và chẳng khác gì nông sản đến hẹn lại lên. Nhiều ngành hàng khi bán chạy, đắt hàng thì “rủ” nhau bán “bia kèm lạc”, o ép buộc khách hàng trả thêm rồi biện hộ bằng quá nhiều lý do “tại, bị, thì, là…”! Những lúc ấy chẳng mấy ai nghĩ đến quyền lợi chính đáng của khách hàng hay lúc khó khăn này.
Giờ đây khi không khó đọc được những thông tin như “Đơn hàng chưa phục hồi, nhà máy tiếp tục giảm công nhân”, “Doanh nghiệp nhiều lao động nhất TP.HCM cắt giảm hơn 2.000 công nhân”, “Công nhân chật vật tìm việc làm thêm tại TP.HCM”… thì có lẽ đây mới chính là đối tượng cần được “giải cứu” cấp thiết nhất! Cùng với nhiều thành phần khác hiện chiếm số đông trong xã hội đang phải dè sẻn từng đồng, thiếu trước hụt sau vào thời điểm này, họ xứng đáng được có thêm những hỗ trợ để kích cầu chứ không chỉ là các ngành hàng xa xỉ, cao cấp!
Khi mà điều này không phải cá biệt thì chuyện làm sao để người lao động ổn định việc làm luôn là trăn trở chẳng riêng của họ. Đơn hàng chỉ còn 30% so với trước, Công ty TNHH R.L VN, chuyên sản xuất giày da ở Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức), cũng phải giảm hơn 2.000 lao động qua hình thức không tái ký hợp đồng lao động.Từ cuối năm ngoái, Công ty bắt đầu gom chuyền, cho nghỉ những công đoạn không cần thiết. Tuy nhiên, sau Tết tình hình ngày càng tệ khi đơn hàng tiếp tục giảm sâu.
Dân chúng kiêm khách hàng hiện hữu và tiềm năng đang cần thêm nữa các chính sách giảm thuế, hỗ trợ liên quan đến miếng cơm manh áo, tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cũng như cải thiện việc làm và thu nhập. Những mặt hàng đang kêu cứu như bất động sản hay xe ô tô phải giảm xuống mức hợp lý chứ không phải là nước thu nhập chưa cao nhưng giá những loại này lại hàng đầu thế giới. Hàng loạt mặt hàng tiêu dùng hàng ngày dù có thứ đã giảm, tuy nhiên, nhiều loại chưa phù hợp với sức mua hiện nay.
Tiền bạc người dân dồi dào, sức mua đáp ứng đúng, giá cả tương xứng với thu nhập, thuế má vừa phải... tự khắc hàng hóa sẽ tiêu thụ nhanh. Nên bỏ con tép bắt được con tôm lâu dài và khoan sức dân mua sắm tiêu dùng hay sản xuất gì sẽ dần hồi phục sớm. Còn cứ chạy theo sự vụ như nay giải cứu ngành này mai mốt lại chạy theo tiếng kêu cứu của ngành khác thì gốc rễ của những than vãn, đòi hỏi và cả khó khăn thật sự vẫn còn nguyên đó. Những biện pháp, chính sách vừa qua của Nhà nước cùng nỗ lực của doanh nghiệp phần nào đang có kết quả, tuy nhiên, khi mà thế giới còn bất ổn, lạm phát toàn cầu vẫn cao, đơn hàng vẫn ít thì vẫn cần nhiều chính sách vĩ mô trợ giúp người lao động hơn nữa.
Hạn chế cắt giảm lao động, giãn nợ, giảm thuế hoặc các chính sách gián hay trực tiếp cho doanh nghiệp để công nhân có việc làm, người lao động thêm thu nhập, hàng hóa nhiều người mua, kích cầu thuận tự nhiên… có lẽ là gốc của mọi giải cứu đúng đắn và bền vững. Họ bình an với công việc, túi tiền được “an toàn” thì không riêng gì họ yên ổn mà nền kinh tế cũng bớt dần những tiếng kêu cứu hay chiến dịch “giải cứu” khi mà sức mua được cải thiện, dòng tiền luân chuyển và hàng hóa tiêu thụ tốt hơn.
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 08/06/2023 16:53
Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân
Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các ĐBQH về giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Kinh tế - Chính sách - 30/05/2023 17:16
Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm
Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Kinh tế - Chính sách - 27/05/2023 19:24
Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!
Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Kinh tế - Chính sách - 25/05/2023 14:42
Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm
Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Kinh tế - Chính sách - 21/05/2023 17:51
Cắt điện luân phiên
Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.

Kinh tế - Chính sách - 15/05/2023 14:01
Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều
Hết một năm dừng tăng học phí đại học vì di chứng của đại dịch, sắp tới học phí đại học sẽ tăng khá nhiều sau khi được phép theo lộ trình đã định. Nhiều trường không thể không tăng vì quá cần nguồn lực đang thiếu thốn trầm trọng. Nhưng biết bao gia đình lao động nghèo cũng đứng trước vô vàn nỗi lo làm sao để con em vào giảng đường?
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
