Cô giáo “dỗi” và phụ huynh giận!
Cà phê tối - 02/10/2024 13:35 Hà Phan
Có thể cô giáo biện minh rằng xin laptop, thêm tiền mua laptop hay những thứ tương tự là “xã hội hóa giáo dục” bởi xem đó là chuyện thường ngày trong ngành mình.
Cách ăn nói, kiểu cư xử và nhất là ngôn từ cô ấy chống trả mấy hôm nay khiến mình bị bêu riếu, hứng thêm những giận dữ.
Nhưng xin hỏi, phụ huynh đã phải tốn bao nhiêu tiền cho mấy thứ được che đậy dưới các từ mỹ miều như tự nguyện đóng góp, xã hội hóa hay hỗ trợ nhà trường...?
Hết năm này đến năm khác, từ thời những Bộ trưởng hàng chục năm trước cho tới bây giờ vẫn bức xúc đấy!
Cấp trên có khi còn nguồn này nguồn nọ, còn giáo viên đã hàng chục năm hô hào, cải cách và nhiều nơi cũng có tín hiệu tốt, cải thiện nhiều nhưng mấy người đã sống được bằng lương?
Không đủ thì họ phải kiếm thêm, bòn mót từ các khoản khác bởi thiếu thì con họ, nhà họ sống bằng gì? Đấy là chưa kể những trang thiết bị quá bình thường với xã hội hiện nay như chiếc laptop 11 triệu cô giáo ấy xin hỗ trợ vẫn ngang ngửa cả tháng lương nhiều đồng nghiệp.
Những khoản thu ngoài luồng, mạnh nơi nào nơi đó “đào mỏ” phụ huynh nhan nhản nhiều năm qua, khá nhiều nơi về bản chất có khác gì cô giáo dỗi xin luôn tiền hỗ trợ laptop?
Liên tiếp những năm qua, từ Bộ xuống Sở Giáo dục và cả UBND các tỉnh, thành đều ra văn bản nghiêm cấm lạm thu nhưng không ít khoản đã rời túi phụ huynh bằng những lách léo này kia hay biến tướng các kiểu.
Khá nhiều việc tương tự như cô giáo dỗi đã khiến phụ huynh giận và bùng lên lan rộng.
Không ít hành xử như dầu đổ vào lửa làm môi trường giáo dục nhuốm mùi kim tiền và vụ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam nhận hối lộ 24 tỷ để doanh nghiệp trúng thầu giấy in là một điển hình.
Chúng ta đều hiểu điều đó từ hàng chục năm nay, đều rõ các “khuyết tật” của giáo dục nước nhà. Trên cao cũng biết, ở dưới cũng rành nhưng có lẽ sai sót, khuyết điểm của những thân phận như cô giáo “dỗi” dễ mổ xẻ và xử lý hơn.
Cô ấy sai, xã hội lên án là điều cần có và dễ hiểu nhưng chỉ như thế, mấy việc lặt vặt kiểu vậy sẽ còn dài.
Làm sao để một ngày học sinh đến trường là mỗi ngày cả phụ huynh lẫn các con đều vui, không hằn sâu những lo lắng cơm áo gạo tiền không còn là mơ ước.
Xử lý hướng nào để giáo viên tận tâm dạy, học sinh chú tâm học và hàng triệu người lao động không còn đau đáu vì những khoản tiền “ngoài luồng” khi con đến trường mới là cái gốc của mọi chuyện.
Không nên biện minh cho cái sai của cô giáo “dỗi”, đừng dung túng cho những vụ việc tương tự.
Tuy nhiên trút quá nhiều giận dữ lên một sự việc chưa phải “đại diện” chẳng phải là hành xử đúng đắn nhất.
Ngành Giáo dục và cao hơn nữa, rồi tất cả chúng ta cũng nên xem đây như một “điển hình” để nhìn lại, xem xét để cùng tìm ra phương thuốc cho căn bệnh nan y “một đồng học phí trăm đồng học thêm” đã tồn tại quá lâu, biến tướng quá nhiều.
Nếu không sẽ vẫn còn nhiều cô giáo “dỗi” và phụ huynh giận dữ khi sự việc tương tự tái diễn…
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Cô giáo “dỗi” và phụ huynh giận!", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 05/10/2024 15:04
Khi cô trò “nhầm vai”
Hình ảnh, thông tin cô trò lớp 10 Trường THPT Thạch Bàn (Hà Nội) đã gây làn sóng phẫn nộ trong những ngày qua.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Chuyên gia khẳng định đi lại nhiều sức khỏe sẽ không đảm bảo
- Khi cô trò “nhầm vai”
- Thừa Thiên Huế: Bồi dưỡng kiến thức tư vấn pháp luật cho cán bộ Công đoàn
- Hệ thống phòng khám da liễu Maia&Maia tuyển nhân sự tại Hà Nội và Bắc Ninh
- Anh Vũ Hữu Thiết - đoàn viên tâm huyết, sáng tạo của Nhiệt điện Phả Lại