Những điểm trường bị bỏ hoang
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46 Mỹ Anh
Trường Mầm non Sơn Ca (xã Hưng Bình, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) được đầu tư tiền tỷ để xây mới. Tuy nhiên, sau đó, công trình bị bỏ hoang vì địa phương chuyển trường tới cơ sở mới.
Còn riêng huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) có khoảng bốn điểm trường đang trong tình trạng bỏ hoang. Các công trình xuống cấp nghiêm trọng khi không có người hoạt động cũng như trông coi.
Ở Nam Định, một điểm trường THCS xã Nghĩa An (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cũng bị bỏ hoang suốt nhiều năm. Công trình có chi phí đầu tư 8 tỷ đồng nay chỉ còn lại những bức tường loang lổ cùng những thiết bị chỏng chơ vương vãi đầy sàn.
Tại huyện vùng cao khó khăn Minh Hóa (Quảng Bình), điểm trường mầm non Cầu Roòng thuộc Trường Mầm non xã Hồng Hóa được xây dựng với số vốn 1,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương nay cũng bỏ hoang.
Hay điểm trường mầm non bản Ka Ai thuộc xã Dân Hóa được đầu tư xây dựng với số vốn 3,3 tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ. Đến nay, công trình vẫn chưa thể bàn giao vì hạ tầng chưa đồng bộ dù dự kiến là hoàn thành năm 2021…
Liệt kê “sương sương” để thấy rằng, rất nhiều điểm trường vùng cao và cả đồng bằng đang bị bỏ hoang. Những công trình được đầu tư xây dựng để đảm bảo con em vùng sâu, vùng xa vẫn có thể đến trường, song đang ở tình trạng “cho bò gặm cỏ”.
Rất nhiều lý do được các chính quyền địa phương viện dẫn: Từ việc xây xong nhưng không đủ học sinh nên chuyển điểm trường tới việc xây xong mới “phát hiện” không đủ tiêu chí Nông thôn mới nên làm lại…
Không lý do nào có thể chấp nhận được!
Những điểm trường cả tỷ đồng được đầu tư từ ngân sách nhưng dùng một năm hoặc thậm chí không dùng ngày nào như trò đùa ác tới khó hiểu với những khó khăn, nhọc nhằn của cô và trò khắp miền sơn cước.
Việc xây thiếu tính toán, xây cho có, thậm chí xây để giải ngân là câu hỏi mà dư luận đặt ra.
Thôi khỏi bàn kinh tế vĩ mô, những người góp phần tạo nên những ngôi trường lãng phí như vậy, sẽ nói gì với những em học sinh với chiếc áo mỏng tang đi giữa những ngày đông lạnh để đến trường học chữ?
Họ sẽ nói gì về sự nghiệp trồng người trong các buổi khai giảng, hay những dịp lễ của ngành giáo dục?
Họ có dám nhìn thẳng vào chính mình với những tính toán cẩu thả của mình gây ra cơ sự như kia?
Lãng phí, không đơn thuần là phí tiền, phí thời giờ, phí nguồn lực. Nó còn làm ảnh hưởng tới những nỗ lực, khát vọng không bao giờ tắt trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn- nơi mọi trẻ em đều được đến trường trong sự yêu thương, đùm bọc của người lớn.
Chắc chắn, lực lượng chức năng sẽ xem xét và đưa ra những mức kỷ luật khác nhau tới các cá nhân gây nên cơ sự lãng phí những điểm trường nếu họ có dấu hiệu vi phạm.
Chắc chắn, luật pháp công tâm trước những thói thờ ơ, lãng phí ngân sách, nguồn lực.
Nhưng trước khi phải đứng trước bất cứ ban kiểm tra nào, những người tham gia vào những điểm trường vô nghĩa kia có nghĩ về lòng tự trọng của chính bản thân mình trước tài nguyên quốc gia và những đứa trẻ địa phương khác đang bị thiệt hại gián tiếp cho con đường đến trường gian nan, vắt vẻo?
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Những điểm trường bị bỏ hoang" bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động