Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
Văn hóa - Xã hội - 16/08/2023 18:25 MỸ ANH
Bộ phim lịch sử kể về “cha đẻ của bom nguyên tử” (như cách gọi của Tạp chí TIME) tên Oppenheimer. Ông được coi là kiến trúc sư trưởng của dự án Manhatta nghiên cứu về bom nguyên tử trong Thế chiến thứ 2. Bộ phim khắc họa cuộc đời của nhà vật lý tài ba qua các thăng giáng, cùng dự án thế kỷ của nước Mỹ: nghiên cứu năng lượng hạt nhân.
Đáng nói, dù là kể một câu chuyện với rất nhiều kiến thức khó nhằn cho khán giả như vật lý lượng tử, chính trị, lịch sử thế giới,... bộ phim vẫn không làm người xem ngáp dài. Ngược lại, các lý thuyết, diễn trình lịch sử phức tạp được bóc tách và kể tương đối tường minh, khúc chiết. Ở đó, khán giả hồi hộp theo từng tình tiết của diễn tiến câu chuyện. Khán giả nín thở trước những nút thắt kịch tính. Rồi tất cả vỡ òa và thảo luận khi bộ phim kết thúc.
Phim tiểu sử là một thể loại được các đạo diễn Hollywood ưa chuộng. Các nhân vật trong mọi lĩnh vực: chính trị, nghệ thuật, thể thao… đều được các đạo diễn lùng sục để khắc họa chân dung qua những thước phim, qua đó, tái hiện về con người và bối cảnh lịch sử.
Điều đáng nói, không chỉ với Oppenheimer của Chistopher Nolan, thể loại phim được coi là “đại bác” của điện ảnh này xuất hiện rất nhiều những tác phẩm xuất chúng. Nó không đơn thuần là màn trình diễn kỹ xảo, âm thanh, ánh sáng thượng thừa vốn được coi là đặc sản của Hollywood. Sức nặng lớn nhất của thể loại phim này là câu chuyện.
Đã nói về cách kể một câu chuyện thì cơ bản, các nền điện ảnh đều sòng phẳng như nhau. Sự khác biệt nằm ở tư duy biên kịch, tư duy đạo diễn. Và trên thực tế, nhiều nền điện ảnh không phải giàu có vẫn để lại những bộ phim tiểu sử xuất sắc.
Nhìn thế quay lại điện ảnh nước nhà, chúng ta không thể mãi đổ lỗi cho rào cản kỹ thuật. Điều nên làm là thẳng thắn nhìn nhận những bộ phim đã khiến cả thế giới trầm trồ vì câu chuyện và cách kể chuyện của họ.
Đơn cử như trong Oppenheimer, một nhân vật lịch sử, nhà khoa học hàng đầu đưa nước Mỹ tiến lên trong cuộc đua nguyên tử được tái hiện trong phim rất sống động. Ông cũng ngoại tình, cũng có những sai lầm, và cũng có cả những phút bất lực. Những chi tiết đó là cho nhân vật trở nên rất người, rất đời.
Gạt bỏ hết những yếu tố kĩ xảo, mức độ tư duy về lớp lang cài cắm, trình độ diễn xuất của các diễn viên… chúng ta chỉ đặt đối chứng mức độ con người trong phim Oppenheimer và một bộ phim tiểu sử gần đây của Việt Nam là “Em và Trịnh”. Chừng mức hai nhân vật khác nhau, bối cảnh văn hóa, xã hội, lĩnh vực đều khác nhau, nhưng nhân vật Trịnh Công Sơn trong phim “Em và Trịnh” thấy rõ là kịch. Nhân vật ấy nhờ nhờ theo những ghi chép tản mạn và vẫn không mang một mảy may bụi trần. Nó như một câu chuyện huyền thoại chứ không phải là câu chuyện đời về một con người đã từng sống. Đó chỉ là một trong vô vàn ví dụ về việc nhân vật “chết” ngay trước khi ra mắt công chúng của điện ảnh Việt.
Quay lại với Oppenheimer, sau khi xem xong bộ phim, đa số khán giả sẽ về nhà và tiếp tục tìm hiểu thông tin về cá nhân ông cũng như dự án Manhattan, thậm chí bối cảnh lịch sử thế giới lúc đó. Điều này là lợi tức kép của một bộ phim tiểu sử. Nó không chỉ mang lại doanh số khủng, mà bộ phim còn khơi gợi tình cảm của người đang sống với người đã khuất, cùng với cả những ham thích tìm hiểu về giai đoạn lịch sử lúc ấy.
Tất nhiên, như đã nói, trình độ và kỹ thuật làm phim của Việt Nam so với Hollywood thì vẫn một trời một vực. Nhưng những người làm phim không phải chỉ xem phim rồi xuýt xoa mà không thấy những bài học ở trong đấy.
Kể một câu chuyện lịch sử hay bằng điện ảnh, đôi khi, nó có tác dụng không kém việc đưa cuốn sách về lịch sử bắt học sinh, sinh viên học. Và đó là nhiệm vụ của những người làm phim!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 19/03/2025 14:04
Uống rượu giải sầu và chiếc “xe điên”
Buồn chuyện gia đình, Ngọc đi nhậu. Trong hơi men, Ngọc muốn ra nghĩa trang tâm sự với người cha đã quá cố. Tuy nhiên, trên đường đi, Ngọc đã gây tai nạn thảm khốc.

Cà phê tối - 17/03/2025 14:36
17 năm tìm chủ nợ
Sự việc chị Đinh Hải Nam tìm kiếm ân nhân tên Nga suốt 17 năm sau khi chị Nga cho chị Nam 8 chỉ vàng khiến dư luận rưng rưng. Câu chuyện nhẹ nhàng như một lời nhắc nhớ về ân nghĩa ở đời.

Cà phê tối - 15/03/2025 13:34
Xin lỗi và xin hết!
Hôm qua, công ty Chị Em Rọt (CER Group) đã tổ chức buổi “Gặp gỡ thân tình Team CER Group và Truyền thông” để chia sẻ thông tin về scandal “kẹo rau”. Nhiều lời xin lỗi đã được đưa ra song làn sóng bức xúc từ phía dư luận càng được thổi bùng lên.

Cà phê tối - 10/03/2025 14:55
“Hàm Cá Mập”: Cái gai không ai dám nhổ!
Vừa qua, Hà Nội quyết định phá tòa nhà "Hàm Cá Mập" tại số 7 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, để mở rộng Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và cải thiện không gian quanh Hồ Gươm.

Cà phê tối - 08/03/2025 13:06
Kẹo rau - phép châm biếm kỳ vĩ
Vụ việc các Tiktoker Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục và hoa hậu Thủy Tiên quảng cáo về loại kẹo mà uống vài viên ngang với ăn một đĩa rau đã được Bộ Y tế đồng loạt vào cuộc. Nhưng nhìn đi nhìn lại, hình ảnh người ta kỳ vọng ăn một viên kẹo có thể thay thế đĩa rau thực sự như một trò đùa, một phép châm biếm kỳ vĩ.

Cà phê tối - 05/03/2025 14:22
Trả viện phí bằng 150 tờ vé số
Vụ việc “bà Sáu mập” vượt qua bạo bệnh bằng 150 tờ vé số được y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thủ Đức (TP.HCM) “mua gấp” khiến nhiều người ấm lòng.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
- Mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người lao động
- Nội dung tuyên truyền của của Tổng LĐLĐ Việt Nam tháng 4/2025
- Những người thầm lặng góp phần dựng xây TP. Hồ Chí Minh hiện đại
- Tăng mức phụ cấp lưu trú với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác