300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Văn hóa - Xã hội - 14/08/2023 14:55 Hà Phan
Năm nay có đến 364.000 trên tổng số 1.024.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp đã không đăng ký xét tuyển đại học, chiếm tỷ lệ 35,5%! Đây không phải là năm đầu tiên, học sinh hết lớp 12 chọn con đường khác thay vì bằng mọi giá phải vào đại học. Du học đông, tìm đường mưu sinh khác cũng lắm và học nghề để lo cho tương lai đang ngày một nhiều. Xu hướng ấy đáng lo nếu nhìn chỉ một góc rằng ngồi trên giảng đường và tấm bằng đại học mới là cánh cửa duy nhất bước vào đời hiên ngang rồi thành đạt. Nhưng mở rộng tầm mắt thì đó là tín hiệu tốt cho đất nước đang cần nhiều “thợ” lành nghề hơn “thầy” từ những lò đào tạo chạy theo số lượng.
Con số đáng kinh ngạc khiến nhiều người lo lắng nhưng có lẽ chúng ta nên xem đó là điều đáng vui mừng. Giờ đây đại học không còn là con đường duy nhất để thí sinh phải vào bằng mọi giá và cha mẹ nhất nhất bắt chúng tuân theo. Đó cũng chẳng phải là lối thoát duy nhất với những ai muốn có cuộc sống ổn định, nghề nghiệp vững vàng sau này. Định kiến không vào đại học là nỗi buồn cho dòng họ mà xấu hổ cho gia đình đã được thực tế gỡ bỏ nhanh như thế chứng tỏ xã hội đang đúng hướng trong lựa chọn này.
Học nghề hay tìm con đường khác đang được tìm đến nhiều hơn là tín hiệu tốt cho xã hội cần được ủng hộ và khuyến khích của cả gia đình lẫn xã hội. Một đất nước dân trí cao, mặt bằng học vấn tốt không có nghĩa là ai cũng phải xong đại học. Hướng đến danh này phận nọ hay học hàm cao học vị lớn là điều mà rất nhiều dòng tộc, gia đình mong mỏi. Chắc chắn rất đông thanh niên nuôi hoài bão ấy nhưng đó là điều không dành cho tất cả. Chọn con đường phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện của mình luôn tốt hơn những thất vọng chơi vơi giữa dòng đời làm thợ không được mà lên thầy mãi chẳng xong. Đó là chưa kể tốn kém tiền bạc, thời gian công sức của gia đình bản thân để rồi nhận lại kết quả không đáng.
Học phí cao, thất nghiệp sau đại học nhiều, lương bổng thấp... và những hấp dẫn từ những lựa chọn khác ngoài đại học ngày càng nhiều đang khiến rất đông thí sinh cùng gia đình chọn lối rẽ khác chứ không phải giảng đường. Giờ đây vào được đại học ngày càng dễ hơn... từ chối trở thành sinh viên và rã ngõ gặp cử nhân cùng tình trạng “phổ cập đại học” càng làm tấm bằng cử nhân bình thường. Từ chối chuyện ai cũng có thể vào để bớt gánh nặng 4 năm học phí hàng trăm triệu để đi xuất khẩu lao động, học nghề có việc ngay hay làm công việc nào đó chờ cơ hội học lên sau này có lẽ là lựa chọn đúng hơn với hàng trăm ngàn thí sinh.
Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Đại học Công thương TP.HCM Phạm Thái Sơn chia sẻ: “Bây giờ tâm lý các em hoàn toàn khác với ngày xưa, có chọn lựa rất thông minh và phù hợp với điều kiện của bản thân chứ không bằng mọi giá phải vào đại học. Ngay cả với thí sinh xét tuyển đại học mà không đậu vào ngành, trường yêu thích thì cũng sẽ chọn ngay trường cao đẳng có ngành đó để học, chứ không học ngành khác hoặc trường đại học khác". Điều đó đáng mừng hơn đáng lo cho xã hội luôn cần những thay đổi phù hợp với thời cuộc và phát triển đúng hướng của quốc gia.
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.