Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn
Cà phê tối - 23/12/2024 14:12 MỸ ANH
Như đã đề cập trong bài viết Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son trong chuyên mục này, ngay khi giải đấu khởi tranh, tôi đã cho rằng màn trình diễn của Xuân Son không chỉ là câu chuyện riêng của cá nhân cầu thủ gốc Brazil, nó sẽ còn gợi mở nhiều tới chiến lược phát triển của bóng đá Việt Nam.
Thực tế, Son đã thể hiện tuyệt hảo trong ngày đầu ra mắt đội tuyển Việt Nam từ thể lực, thể hình tới kỹ chiến thuật. 2 bàn thắng, 2 kiến tạo, cùng hàng loạt cơ hội “dọn cỗ” cho đồng đội đã khiến Xuân Son được vinh danh là Cầu thủ Xuất sắc nhất trận đấu. Nhiều trang chấm điểm cầu thủ uy tín thế giới cũng cho Son điểm tuyệt đối trong trận đấu với Myanmar.
Son thực sự khác biệt với phần còn lại không chỉ của tuyển Việt Nam mà còn của giải đấu. Và với “vũ khí hạng nặng” Xuân Son, tuyển Việt nam từ chỗ bị khán giả nghi ngờ tới tràn ngập niềm tin về chức vô địch khu vực.
Son không chỉ hay mà còn may. Cậu ấy đến đúng thời điểm đội tuyển khủng hoảng cả hàng công lẫn niềm tự tin chơi bóng. Khi Son đến, không chỉ trực tiếp góp mặt trong các bàn thắng, cậu ấy cũng làm các đồng đội của mình vững tâm hơn trong các đường xử lý bóng.
Xuân Son đã và sẽ thành công. Cầu thủ gốc Brazil sẽ còn gắn bó với đội tuyển Việt Nam nhiều năm tới. Điều này không còn gì phải nghi ngờ từ cơn sốt truyền thông khi cậu đã qua được phép thử lòng người về niềm tự tôn đội tuyển khi ngoại binh ghi bàn.
Nhưng đằng sau thành công của Son, chúng ta cần nghĩ rộng ra về thế cuộc vuông tròn của bóng đá Việt trong những năm tới. Nhập tịch là xu hướng không thể cưỡng lại của thế giới bóng đá toàn cầu hóa. Nhưng sau khi “ném đá dò đường” với Xuân Son thành công, câu hỏi đặt ra là chiến lược tiếp theo trong vấn đề nhập tịch sẽ như nào?
Chúng ta đã chứng kiến Singapore, Philippines nhập tịch ồ ạt và thay đổi hoàn toàn vị thế chỉ trong vài năm. Nhưng sau vài năm đó, khi các cầu thủ nhập tịch không đạt phong độ tốt hoặc họ không còn gắn bó, những nền bóng đá này “hiện nguyên hình” và không có bất cứ sự phát triển nào ngoài thành tích vài năm ngắn ngủi.
Những bài học nhãn tiền ngay trong các nền bóng đá láng giềng. Chúng ta cũng đang chứng kiến Indonesia - đội tuyển từng được coi là hình mẫu thành công khi nhập tịch những “đứa con xa xứ”, đã thất bại ê chề và loại ngay từ vòng bảng giải đấu này khi họ dùng cầu thủ nội. Người Indonesia có thể viện dẫn về việc họ hi sinh giải đấu khi dùng các cầu thủ trẻ nhưng nhìn đội hình với những cầu thủ chủ chốt giàu kinh nghiệm, điều này không logic. Đúng hơn, nó phản ánh các cầu thủ nhập tịch đã thành một phần không thể thiếu của đội bóng Xứ Vạn Đảo. Vắng mặt các cầu thủ này, Indonesia không những như xưa mà còn yếu kém hơn rất nhiều với tâm thế lệ thuộc cầu các cầu thủ đang chơi bóng ở Châu Âu.
Vậy lối đi nào cho Việt Nam từ câu chuyện Xuân Son?
Phải nói thẳng, Xuân Son là liều thuốc giảm đau trong giai đoạn khủng hoảng của bóng đá Việt. Son đã kéo khán giả trở lại sân vận động và màn hình TV khi đội nhà thi đấu. Những cơn sốt vé trở lại và những tiếng hò vang đã tai cũng thế.
Còn về lâu dài liên quan tới chiến lược, hơn ai hết, VFF cần chủ động cân nhắc thiệt hơn trong việc điều tiết và lựa chọn cầu thủ nhập tịch. Bởi, vẫn biết nhập tịch là xu hướng không tránh khỏi, những cầu thủ chất lượng cả chuyên môn lẫn nặng lòng với Việt Nam là mắt xích tốt cho đội tuyển, song chúng ta cần tính toán bao nhiêu cầu thủ nhập tịch trong đội hình là đủ.
Bằng không, bài học V-League khi nhiều đội không đào tạo cầu thủ quốc nội trẻ, chỉ chăm chăm tìm mua các cầu thủ đã thành tài hay các cầu thủ ngoại chất lượng đã ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các đội tuyển này tới nền bóng đá.
Xuân Son rất hay, rất tốt và rất phù hợp. Chúng ta cần thêm vài Xuân Son nhưng không phải và không thể là 11 Xuân Son trong màu áo đội tuyển.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn" bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
- Lượng ô tô tại Việt Nam lên tới 6,8 triệu chiếc: Nan giải bài toán chuẩn thiết bị an toàn cho trẻ em
- Hyundai Creta 2025 từ 594 triệu đồng sắp ra mắt Đông Nam Á, rộng cửa về Việt Nam?
- Công nhân may ở Huế hưởng quà Tết và phiên chợ ưu đãi
- Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn