Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47 HÀ PHAN
Đủ thuốc và vật tư y tế trong danh mục chi trả bảo hiểm y tế là điều bắt buộc, đúng lý hợp tình mà lẽ ra dân chúng có bảo hiểm y tế không phải bức xúc, dư luận chẳng cần lên tiếng ròng rã hai năm qua.
Mặc cho Chính phủ đã yêu cầu, tháo gỡ không ít điểm nghẽn cùng khó khăn, Bộ Y tế cũng nỗ lưc không ít nhưng thực tế thì nhiều nơi bệnh nhân vẫn phải vất vả tìm mua cả thuốc lẫn vật tư y tế bên ngoài vì bệnh viện không có, chưa đấu thầu xong và vướng mắc đủ điều. Vô lý hơn để cứu mạng sống hay bớt bệnh tật, nhiều người bệnh đã phải bỏ thêm tiền túi mà lẽ ra bảo hiểm y tế chi trả nhưng không được hoàn lại. Mãi đến tháng 10 này, Bộ Y tế mới ra thông tư “mở đường” chi trả những khoản tiền đấy và gian nan vẫn còn chờ người bệnh phía trước.
Để được thanh toán tiền “của mình” thì bệnh nhân sẽ phải trải qua quy trình khá phức tạp. Trước hết, thuốc hay thiết bị y tế đó phải được chỉ định dùng, nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả nhưng cơ sở khám chữa bệnh không có. Ra mua bên ngoài cũng phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo yêu cầu của bảo hiểm y tế. Mọi thứ đầy đủ, hợp pháp, hợp lý thì hồ sơ chi trả mới được tiếp nhận và trong vòng 40 ngày tiền mới quay về túi bệnh nhân. Đó là trên lý thuyết còn thực tế ra sao thì phải đợi sang năm 2025, khi thông tư trên có hiệu lực chúng ta mới tỏ tường con đường đó!
Nhưng nào đã xong! Theo thông tư này, không phải tất cả các thuốc hay vật tư y tế người bệnh tự mua đều được hoàn trả tiền mà chỉ những thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm và thiết bị y tế loại C hoặc D hay một vật tư khác đã được quy định mới được xem xét! Đó là chưa kể nhiều loại thuốc thông thường không thuộc danh mục hiếm nhưng người bệnh rất cần chưa chắc đã được thanh toán nếu ra mua ngoài. Trong khi đó, đây mới là một trong những điều mà bệnh nhân kêu ca, than phiền và gặp khó nhiều nhất suốt thời gian dài vừa qua.
Để người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, vật tư y tế thì ngành Y đẩy họ vào thế khó bởi với thị trường dược thượng vàng hạ cám, thật giả khó lường, chất lượng không kiểm soát nổi đã là nguy cơ không nhỏ, tiềm ẩn rủi ro lớn. Giờ buộc phải mò trong “biển thuốc” thứ nào có thể được trả lại tiền để vớt vát những đồng tiền nhọc nhằn lại càng thêm khó. Một tháng hay vài ba quý, ngành Y không lo nổi thuốc cùng vật tư y tế còn có thể cảm thông được nhưng hàng năm trời trôi qua thì chẳng lẽ hàng chục triệu người đang có bảo hiểm y tế vẫn phải cắn răng chịu đựng sao? Trách nhiệm của chính ngành Y đâu cứ phải là quyết liệt trong hội nghị, quyết tâm trên bàn họp, chỉ đạo sâu sát nhưng thực tế thì mặc cho lãnh đạo ngành bảo không thiếu còn người bệnh thì vẫn phải vất vả như thế đấy!
Hiện đã có khoảng 90 triệu người tham gia bảo hiểm y tế và công bằng nhìn nhận nếu không có bảo hiểm này thì rất nhiều người sẽ lâm vào cảnh khốn cùng, vô cùng khó khăn khi mắc bệnh. Chính sách đang thu hút hơn 90% đang được phổ biến rộng rãi và bao phủ khắp nơi cũng như đỡ đần người lao động, nhất là khu vực thu nhập thấp. Tuy nhiên, người tham gia đóng tiền để được hưởng bảo hiểm y tế thì họ có quyền yêu cầu và bảo hiểm y tế cũng như ngành Y phải đáp ứng đầy đủ những gì mà luật pháp quy định. Đẩy cái khó cho số đông dân chúng, né tránh trách nhiệm và để những rào cản cứ mãi ngáng trở chính sách tốt đẹp như bảo hiểm y tế không phải là điều cứ biện hộ để kéo dài mãi!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.