Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy

Chính sách mới - Phương Mai

Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới và sắp xếp tổ chức bộ máy là một nhiệm vụ quan trọng, được nhấn mạnh trong Kết luận số 106-KL/TW của Trung ương. Công đoàn với vai trò đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động, cần tích cực tham gia vào quá trình này, nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao hiệu lực trong hoạt động.
Tinh gọn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố: Giảm ban, giữ nguyên công đoàn KCN

Theo công văn từ Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp công đoàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Nghị quyết số 18-NQ/TW, để chủ động tham mưu với cấp có thẩm quyền việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bố trí cán bộ trong các cơ quan, đơn vị của công đoàn đảm bảo tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Cùng với đó, phát huy vai trò của công đoàn trong việc tham gia sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đảm bảo quyền lợi của đoàn viên, người lao động, nhất là chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc và phân công nhiệm vụ với chức danh thấp hơn.

Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
Ảnh minh họa. Ảnh: An Nhiên

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong tình hình mới. Tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động để thường xuyên báo cáo, phản ánh với cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có phương án xử lý phù hợp.

Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động về sự cấp bách, cần thiết phải thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế phục vụ yêu cầu phát triển tổ chức Công đoàn, phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đồng thời chủ động tham mưu với cấp ủy về nhân sự cán bộ công đoàn để sau khi triển khai sắp xếp, tinh gọn, phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống công đoàn thực sự đủ trình độ, phẩm chất, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ; đảm bảo bộ máy công đoàn các cấp hoạt động liên tục, hiệu quả.

Nơi công đoàn có chính quyền, cơ quan chuyên môn trong diện kết thúc hoạt động, hợp nhất, giải thể, sáp nhập cần chủ động chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và khẩn trương quyết toán tài chính công đoàn để phục vụ công tác bàn giao và thực hiện nhiệm vụ bình thường ngay khi bộ máy được sắp xếp.

Việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW không chỉ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với sự nghiệp đổi mới tổ chức bộ máy. Công đoàn sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa người lao động và các cơ quan chức năng trong quá trình này.

TP. HCM hỗ trợ gần 175 tỉ đồng cho hơn 1.000 cán bộ bị ảnh hưởng tinh giản biên chế TP. HCM hỗ trợ gần 175 tỉ đồng cho hơn 1.000 cán bộ bị ảnh hưởng tinh giản biên chế

Dự kiến, ngân sách TP. HCM cần đảm bảo hằng năm cho các khoản hỗ trợ thêm nêu trên là khoảng 175 tỷ đồng. Nghị ...

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ...

Tinh gọn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố: Giảm ban, giữ nguyên công đoàn KCN Tinh gọn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố: Giảm ban, giữ nguyên công đoàn KCN

Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành văn bản số 316-CV/ĐĐTLĐ về việc sắp xếp tổ chức bộ máy các ...

Chia sẻ
In bài viết
Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím Lao động & Công đoàn media

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím

Hôm nay (25/12), tất cả các tài khoản mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản trước khi viết bài, bình luận, chia sẻ, livestream. Việc “luật hóa” này để sàng lọc tài khoản ảo, vô trách nhiệm với phát ngôn, hay đưa thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả.

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn Cà phê tối

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn

Nguyễn Xuân Son đã có màn trình diễn thượng hạng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại ASEAN Championship 2024. Nhưng đằng sau cơn phấn khích từ chiến thắng “out trình” ấy còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với bóng đá Việt.

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội Video

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2023-2026 giữa hai cơ quan, nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả phối hợp, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đọc thêm

Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác

Công đoàn -

Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang vừa phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với những mục tiêu hết sức ý nghĩa.

Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Chính sách mới -

Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Cuộc cách mạng tinh gọn các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan hành chính đang diễn ra tại Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi đáng kể, vừa mang đến thách thức vừa mang đến cơ hội. Trong bối cảnh này, công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quá trình chuyển đổi này được tiến hành công bằng, hiệu quả và ít gây gián đoạn nhất cho lực lượng lao động.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Chính sách mới -

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều thông tin quan trọng về việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động được quy định tại dự thảo luật. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Chính sách mới -

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương khi Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Chính sách mới -

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Công đoàn -

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên,  người lao động vào dự án luật

Chính sách mới -

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật

Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chính sách mới -

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).