Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười?
Cà phê tối - 14/12/2024 13:28 Mỹ Anh
Sử dụng lao động chưa thành niên có thể bị xử phạt tới 75 triệu đồng |
Vụ “kỳ án” chưa có tiền lệ này xảy ra vào phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). Theo đó, bà H. và ông S. đã có tranh cãi, xúc phạm nhau. Thậm chí, ông S. còn đánh đập vợ.
Sau khi xem xét cả đôi bên, lực lượng chức năng quyết định xử phạt, bà H. 7,5 triệu đồng về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng. Còn ông S. bị phạt gấp đôi với hành vi hành hung và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ.
Ngay khi thông tin xuất hiện trên báo chí, phần lớn tương tác với những thông tin trên là những nút “haha”. Kèm theo đó là những lời bình luận cho rằng vợ chồng này đã “dại” khi để lực lượng chức năng can thiệp khiến hai bên cùng mất tiền.
Chưa kể, những lời gièm pha về việc “có lửa mới có khói”, vợ phải như nào chồng mới đánh cũng xuất hiện.
Thú thực, những quan điểm dạng này vô cùng mông muội nhưng phổ biến. Từ lâu, việc phòng, chống bạo lực trong gia đình trở nên khó khăn vì định kiến “đóng cửa bảo nhau”.
Luật pháp và lực lượng thực thi pháp luật gặp rất nhiều khó khăn để ngăn cản và trừng phạt các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và cả bạo lực gia đình bởi những quan điểm này.
Theo báo cáo điều tra quốc gia công bố năm 2020 về bạo lực đối với phụ nữ, gần 2/3 phụ nữ Việt Nam (63,8%) đã từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực hoặc hành vi kiểm soát từ phía chồng trong suốt cuộc đời.
Còn theo báo cáo năm 2023, tỉ lệ đàn ông bị bạo lực gia đình có phần gia tăng (từ 12,27% năm 2022 tới 17,7% năm 2023).
Tức là, tình trạng bạo lực gia đình (cả thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục) diễn biến rất phức tạp. Vượt qua cả những khuôn mẫu về giới, không chỉ phụ nữ mà chính đàn ông cũng có thể là nạn nhân của vấn nạn này.
Chúng ta không có thông tin chi tiết về vụ việc để xem lực lượng chức năng đã làm tốt tới đâu công việc phân định lỗi các bên. Song, việc lực lượng chức năng xử phạt cả vợ cả chồng với những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và cả hành hung về phía nhau là tín hiệu tích cực.
Không có gì đáng cười cả. Bởi đằng sau một quyết định xử phạt với một vụ việc tưởng chừng li ti mi ấy là nhiều chỉ dấu trong công tác phòng chống bạo lực gia đình và đảm bảo pháp luật được thực thi vượt qua những rào cản định kiến tồn tại lâu đời.
Và đằng sau bản án “đánh vào túi tiền” này là những gợi mở với những người phụ nữ và cả đàn ông đang chịu cảnh bạo lực gia đình. Họ hoàn toàn có thể nhờ pháp luật can thiệp để thoát khỏi hiểm cảnh.
Họ cũng có những công cụ hữu hiệu để vi bằng những lời lẽ, cử chỉ không đúng từ phía đối tác của mình. Họ cũng hoàn toàn có quyền được lên tiếng với xã hội về những khổ đau mà mình chịu đựng chứ không việc gì phải giữ câu chuyện đằng sau “cửa nhà”.
Còn nhiều người cho rằng, án phạt tiền cho thấy hai vợ chồng đều “dại” khi để tiền nhà ra công quỹ. Chuyện này chưa hẳn đúng. Việc biến động số dư tài khoản trừ đi cả hơn hai chục triệu bạc cũng có thể uốn nắn hành vi của cả hai sau này.
Tất nhiên, về căn cơ, hạnh phúc gia đình phải để từ sự tự nguyện, từ lòng yêu thương, thấu cảm và cách hành xử văn minh.
Song, một án phạt tạo tiền lệ, đăng tải rộng rãi trước công luận như vụ việc này phát đi nhiều thông điệp.
Rằng bên cạnh sự nỗ lực xây dựng tình thương “sau cánh cửa nhà” từ hai phía, xã hội luôn có một giải pháp để xử lý trong tình huống khẩn cấp.
Rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và mọi mối quan hệ vượt qua lằn ranh đỏ của luật đều có thể can thiệp. Và rằng, những người đàn ông, và những người phụ nữ trước khi buông lời cay độc hay vung tay trúng má đối tác hãy cân nhắc những hệ lụy gặp phải.
Đó không chỉ là sự đổ vỡ tình cảm, đó còn là cây gậy công lý sẵn sàng được thực thi.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Phạt tiền vợ chồng cãi nhau, có gì đáng cười?" bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hyundai Grand i10 sớm đạt vị trí bán chạy nhất phân khúc cỡ A dù mới qua 11 tháng
- Xử phạt vợ chồng cãi vã, có gì đáng cười?
- Sôi nổi Liên hoan tiếng hát người lao động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải