Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
Cà phê tối - 11/12/2024 18:22 An Vinh
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy |
Những tháng ngày này, có hàng triệu người vui, cũng sẽ có hàng vạn người buồn lo, sẽ có biết bao tâm tư và xao xuyến, thậm chí cả sự bùi ngùi cho vị trí công việc trong tương lai của mình so với trước kia.
Ngay con cái trong nhà tôi cũng vậy. Con gái tôi làm bên Truyền hình Thông tấn, con rể tôi làm Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Cả 2 cơ quan ấy đều sáp nhập hoặc giải thể nay mai. Công việc sẽ thay đổi, đời sống gia đình chúng cũng sẽ biến động rất nhiều.
Nhưng, việc nước cũng như việc nhà, cái gì cần đến là phải đến, cái gì cần làm là phải làm. Nhất là khi mà trên dưới đều đồng lòng, đều không thể chấp nhận trì trệ lâu hơn được nữa, không thể chậm trễ cải cách hơn được nữa.
Tại sao nói không thể chậm trễ hơn được nữa? Những con số sau đây đã có thể đủ để trả lời cho câu hỏi đó, những con số khiến cho mọi người chúng ta đều phải giật mình thon thót và rùng mình lo lắng.
Theo số liệu của Bộ Tài chính công bố, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 1,75 triệu tỷ đồng, còn chi ngân sách ước đạt 1,73 triệu tỷ đồng. Trong đó, chi thường xuyên lên tới 1,05 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 61% tổng chi ngân sách.
Vậy là chỉ có một phần ba ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước buộc phải liên tục vay thêm hàng trăm ngàn tỷ đồng hàng năm cho các hoạt động đầu tư.
Việc vay nợ liên tục này không chỉ đơn giản là gánh nặng tài chính mà còn là một "quả bom" nợ công đang chực chờ nổ tung trên đầu hơn 100 triệu công dân nước Việt.
Đó là những con số ở tầm quốc gia. Còn ở dưới địa phương tỉnh thành thì thế nào? Chỉ xem xét một ví dụ nhỏ ở TP HCM, sẽ thấy các hội đoàn đã tiêu tốn ngân sách đến mức nào.
Theo số liệu quyết toán năm 2022 (làm tròn), ta thấy: Hội Liên hiệp Phụ nữ: 22 tỷ đồng, Hội Nhà văn: 3,1 tỷ đồng, Hội Nhà báo: 2,6 tỷ đồng, Hội Âm nhạc: 6,6 tỷ đồng, Hội Điện ảnh: 2,2 tỷ đồng, Hội Nghệ sĩ múa: 3,4 tỷ đồng, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật: 7,2 tỷ đồng, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị: 7,3 tỷ đồng, Hội Nhiếp ảnh: 2,9 tỷ đồng.
Chỉ riêng TP HCM đã có hàng chục hội như vậy. Mỗi tỉnh thành trên cả nước đều có số lượng rất lớn các hội đoàn được cấp ngân sách. Chưa kể các hội ở trung ương được cấp ngân sách lớn hơn nữa.
Vậy là chỉ nhìn vào bức tranh toàn cảnh của việc thu – chi ngân sách thôi, trong đó đặt biệt là mảng màu xám xịt của chi phí để nuôi bộ máy quốc gia, cũng đủ cho chúng ta thấy tính cấp bách của việc tinh gọn lần này.
Không một quốc gia nào có thể tồn tại với một bộ máy hành chính quá khổng lồ, nuốt chửng nguồn lực như vậy.
Trong bối cảnh cuộc cách mạnh tinh gọn, mới đây, phát biểu trong cuộc làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đây là một cuộc cách mạng về tư duy, tổ chức bộ máy trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội.
Nếu không tiến hành “cách mạng tinh gọn", cuối cùng mọi chi phí khổng lồ cho bộ máy Nhà nước lại cũng đè lên vai những người lao động đang ngày đêm đổ mồ hôi, sôi nước mắt còng lưng làm lụng đóng thuế mà thôi.
Tiền quốc gia từ đâu, chung quy cũng từ Nhân dân mà ra. Ngân sách thiếu hụt thì ngoài thu thêm thuế và vay thêm nợ, chẳng còn con đường nào khác.
Giảm bớt đi những vị trí không cần thiết, thì người lao động trực tiếp trên mọi lĩnh vực, thì dân chúng và doanh nghiệp chăm chỉ cần cù và sáng tạo đổi mới sẽ bớt đi được một phần gánh nặng đó.
Đấy là chưa kể bao thủ tục phiền hà, nhũng nhiễu và cả những kẻ ngoạm phần nhân dân cũng giảm dần. Gom nhiều cửa thành ít cửa hay lại một cửa nhiều ngách thì thời gian mới có thể rõ ràng nhưng ít ra phải đi mới có đường, làm mới biết và thực thi mới thấy.
Việc tiến hành cách mạng tinh gọn lần này giống như việc chữa một căn bệnh nan y. Nó đòi hỏi phải có một cuộc đại phẫu triệt để, can thiệp sâu vào tận gốc rễ của vấn đề. Chỉ có can đảm và quyết tâm cải cách mới có thể chữa lành những bệnh chướng của bộ máy hành chính.
Dù có thể đau đớn vẫn nhất thiết phải đại phẫu để giành lấy sự sống còn của người bệnh. Đau đớn, nhưng phải chấp nhận và cần chấp nhận.
Ai cũng có thể bị thải loại nếu không hiệu quả, không có chỗ cho chủ nghĩa công thần. Co hẹp ngân sách và hành chính cũng là gián tiếp mở lối cho xã hội và kinh tế phát triển rộng hơn, mạnh hơn.
Tất nhiên, thể chế cần những công cụ kỹ thuật tốt để gạn đục khơi trong, không biến cuộc tinh giản thành những cuộc chạy chọt nhiễu nhương mới.
Cũng không để bị lẫn lộn xôi đậu, người tài bị gạch tên với người dở. Nói một cách hình ảnh là, chúng ta tinh gọn để giữ lại tinh hoa, cho quốc gia phát triển rực rỡ và đất nước vươn mình đứng dậy mạnh mẽ.
Đất nước từ lâu đã vận hành theo kinh tế thị trường. Vì vậy, vì lợi ích chung của đất nước thì nhất định phải tinh giản bộ máy. Mỗi người phải tự thích ứng.
Các đoàn thể chính trị - xã hội, báo chí truyền thông cũng vậy. Không có cách nào khác. Còn bao cấp là còn đói nghèo, còn trì trệ và quan liêu, hoang phí và tham nhũng.
Tôi rất tâm đắc với lời phát biểu của Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên: “Cán bộ nghĩ đến lợi ích chung sẽ vượt qua nỗi lo tinh gọn bộ máy".
Vì lợi ích chung, chúng ta sẽ vượt qua được mọi nỗi lo, thậm chí là nỗi đau cá nhân trong những tháng ngày này.
Và hi vọng rằng, chúng ta lại sẽ sắp được đón một mùa Xuân lâu lắm lắm rồi mới có- mùa xuân của một cuộc Cách mạng, không đến mức long trời lở đất, nhưng không thể nào lại không diễn ra bởi sự cần thiết đến mức cấp thiết của nó.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình” nhà đẹp, xe sang" bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10