Thứ bảy 10/06/2023 14:52
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản?

Kinh tế - Chính sách - Võ Đức Phúc VÕ ĐỨC PHÚC

Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực của cơ quan quản lý nhà nước sau hơn một năm siết tín dụng góp phần làm cho thị trường bất động sản "đóng băng".

Trước khi cuộc họp này diễn ra, Ngân hàng nhà nước và Bộ Xây dựng đã họp với nhau. Và tại cuộc họp này, các doanh nghiệp bất động sản có cơ hội than sầu, kể khổ, phải sống dở chết dở vì chịu sự tác động của thị trường.

Cứu hay không cứu thì có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Giới kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp chủ đầu tư hoặc các nhà đầu tư thì khẩn khoản cần cứu để khơi thông thị trường, nếu không nền kinh tế sẽ trì trệ, nhiều doanh nghiệp sẽ chết, kéo theo nhiều ngành nghề khác đổ theo.

Nhưng đa số người dân lao động thì cảm thấy cay đắng khi nghĩ đến tiền thuế của họ sẽ được sử dụng để giải cứu nhà giàu; mồ hôi đường phố, vỉa hè được dùng để “tẩy trắng” biệt thự trăm tỷ. Với họ, bất động sản “chết” cứ kệ cho “chết” mà không ảnh hưởng gì lắm trước mắt, đến cuộc sống bình dân của họ.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP bình quân đầu người năm 2022 của Việt Nam theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD. Với mức bình quân này, người nghèo khó có thể mơ tới một căn hộ thường thường bậc trung chứ chưa dám mơ tới biệt thự.

Tới 90% người dân cả nước có cùng giấc mơ này, chỉ 10% giới nhà giàu thì rủng rỉnh tiền bên các căn biệt thự sang chảnh và “đang khóc” để được kiếm thêm nếu thị trường khơi thông.

Đa số các "ông lớn" bất động sản chọn phân khúc trung cấp, cao cấp, rồi "đặc biệt cao cấp" để thực hiện dự án. Chính Bộ Xây dựng đã phải lên tiếng rằng các căn hộ giá dưới 25 triệu đồng/m2 là rất ít. Một căn biệt thự nghỉ dưỡng biển của Sun Group cũng lên đến 60 tỷ - 80 tỷ đồng. Masterise tung “quả đấm thép” những sản phẩm đắt hết hồn!

Một dự án căn hộ ở Hàng Bài được chào bán với mức 1 tỷ đồng/m2. Một căn 150m2 thì giá trị tới 150 tỷ đồng hay những căn hộ dành cho giới siêu giàu ở TP.HCM là 500 - 600 tỷ/căn. Nên với GDP đầu người 95,6 triệu đồng, người lao động bình thường phải mất… 1500 năm để làm chủ một căn hộ Masterise Hàng Bài.

Theo Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới đăng tải trên Vietnamnet, năm 2021, top 1% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 26,5% tài sản của cả nước, trong khi top 10% những người giàu nhất chiếm tới 59%. Tài sản trung bình của những người nằm trong top 10% giàu nhất là 181.132 USD (tương đương 4,1 tỷ đồng), cũng chỉ mua được một căn hộ nhỏ xinh trong nội thành. Còn muốn một căn kha khá một chút thì phải từ 7 đến 8 tỷ đồng. Nghĩa là lọt vào Top 10% người giàu nhất Việt Nam cũng chỉ đủ sức ở một căn hộ bình dân mà thôi.

Với tài sản 18,5 tỷ đồng (Top 1% người giàu nhất Việt Nam) chỉ đủ sức mua căn biệt thự tầm 100m2-120m2. Còn những người có thể chi 600 tỷ đồng tới 800 tỷ đồng để mua căn hộ thì.. "nằm ngoài hành tinh" mất rồi.

Không giải cứu thì chắc chắn nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ chết. Còn cứu thì giới nhà nghèo cảm thấy bất công. Không cứu thì ngân hàng có sao không, câu hỏi này, Thống đốc Ngân hàng nhà nước chắc chắn sẽ phải trả lời cho tình huống hiện nay.

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Võ Đức Phúc một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Võ Đức Phúc bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Võ Đức Phúc".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Chính sách trên trời, nhu cầu đưới đất Chính sách trên trời, nhu cầu đưới đất

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị cho người mua nhà ở thương mại có mức giá 1,8 - 2 tỷ đồng ...

Ông Park tự tổ chức lễ chia tay: 5 năm vinh quang, ra đi lặng lẽ Ông Park tự tổ chức lễ chia tay: 5 năm vinh quang, ra đi lặng lẽ

Vừa qua, ông Park (mà cụ thể là công ty đại diện ông) đã tổ chức buổi gặp mặt, chia tay với người hâm mộ, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

Kinh tế - Chính sách -

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

“Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành Điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả Nhân dân, doanh nghiệp" ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương mới nói như thế! Chịu trách nhiệm không khó, xin lỗi cũng dễ nhưng làm thế nào để đủ điện mới là điều cần thiết!

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Kinh tế - Chính sách -

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các ĐBQH về giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

Kinh tế - Chính sách -

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...

EVN - Lỗ lớn và lời to

Kinh tế - Chính sách -

EVN - Lỗ lớn và lời to

Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Kinh tế - Chính sách -

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Kinh tế - Chính sách -

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Nhà văn Hiền Trang, một tác giả trẻ, được ghi nhận nhiều trên văn đàn. Song gần đây, trong một buổi trò chuyện tại TP.HCM, cô đã trở thành tâm điểm tranh cãi khi phát ngôn về việc nhà văn hoàn toàn có thể được tỉ phú Elon Musk mời ăn tối.
Mỹ Anh

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

Tuần vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã kiến nghị Quốc hội đưa thêm trang phục áo dài ngũ thân vào là một lựa chọn để đại biểu có thể mặc trong các sự kiện lớn.
Quốc Thắng

“Bài toán” học đại học

Nam, hiện là học sinh lớp 12 ở một tỉnh miền Trung, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã từ bỏ giấc mơ vào đại học dù chưa đến thời gian xét tuyển chung. Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.
Phạm Xuân Dũng

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

Mấy hôm nay, kỳ án Nguyễn Thị Phương Hằng lại khiến dư luận chú ý dù đã qua cả năm trời điều tra với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều tình tiết mới xuất hiện được coi là ngoài dự kiến.
Mỹ Anh

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp

Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi những thông điệp rất mạnh về luật pháp nhắm vào các nền tảng mạng xã hội.

Môi trường - Sức khỏe

An Vinh

Nước đến chân mới nhảy

Câu ngạn ngữ từ xa xưa ấy của cha ông ta, đáng tiếc thay lại vẫn đúng và vẫn diễn ra ở thời hiện tại. Và đáng tiếc hơn nữa là lại diễn ra tại ngành Y, diễn ra trong khi xử lý việc cấp bách số một là giành lại mạng sống cho các bệnh nhân.
Mỹ Anh

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Việc ca sĩ Ngọc Lan tố công ty bảo hiểm nhân thọ “lừa” mình đã gây chấn động cộng đồng. Mới nhất, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cụ thể để các bên liên quan thông tin rõ vụ việc. Đúng- sai trong trường hợp của riêng nữ ca sĩ sẽ chóng được phân xử. Song, câu chuy
An Vinh

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Chiều 5/4, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn do xe ô-tô Kia Forte tông vào 17 xe máy tại ngã tư Võ Chí Công - Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khiến 18 người bị thương. Trong đó, có 2 trương hợp tiên lượng nặng, ở trạng thái nguy kịch.
Quốc Thắng

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

Khi nghĩ hành tinh có đến 3/4 là nước, chúng ta quên mất rằng nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khi có nước sử dụng hằng ngày, chúng ta quên mất rằng nếu sự cố xảy ra, một đường ống nước “độc quyền” sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong đời sốn
Hà Phan

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Đó là 5 từ mà Giám đốc Bệnh viện Việt Đức gói gọn cho tình trạng của nhiều bệnh viện lớn đang thiếu cả vật tư y tế lẫn thuốc men hiện nay. Có lẽ họ đang cần và mong mỏi sớm chấm dứt tình trạng này hơn cả những lời chúc tụng nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam h
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Kinh tế - Chính sách -

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp

Kinh tế - Chính sách -

Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp

Cảnh tượng hơn hơn 1.300 người chen chúc bốc thăm 149 suất mua nhà ở xã hội dự án NHS Trung Văn - Hà Nội, một tỷ lệ “chọi” còn căng thẳng hơn chạy đua vào những ngôi trường danh tiếng cho thấy nhu cầu cao đến mức nào. Kế hoạch xây 1 triệu căn nhà giá rẻ đã bắt đầu được triển khai nhưng xem ra không dễ như trên bàn họp.

Cắt điện luân phiên

Kinh tế - Chính sách -

Cắt điện luân phiên

Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.

Doanh nghiệp “bán mình” và lao động mất việc

Kinh tế - Chính sách -

Doanh nghiệp “bán mình” và lao động mất việc

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ thông tin “Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành, lĩnh vực phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập để giảm bớt khó khăn về dòng tiền, duy trì sản xuất, kinh doanh"! Nhưng đó chưa phải là thông tin đáng lo nhất.

Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều

Kinh tế - Chính sách -

Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều

Hết một năm dừng tăng học phí đại học vì di chứng của đại dịch, sắp tới học phí đại học sẽ tăng khá nhiều sau khi được phép theo lộ trình đã định. Nhiều trường không thể không tăng vì quá cần nguồn lực đang thiếu thốn trầm trọng. Nhưng biết bao gia đình lao động nghèo cũng đứng trước vô vàn nỗi lo làm sao để con em vào giảng đường?

Thiếu trường công không phải chỉ vì thiếu đất

Kinh tế - Chính sách -

Thiếu trường công không phải chỉ vì thiếu đất

Năm học tới, Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh vào lớp 10 THPT công lập. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 30.000 cháu học sinh phải học trường tư trên tổng số 102.000 thí sinh thi vào THPT ở Hà Nội, niên khoá 2023-2024.

Ngân hàng vui, doanh nghiệp buồn, người lao động vật vã

Kinh tế - Chính sách -

Ngân hàng vui, doanh nghiệp buồn, người lao động vật vã

Doanh nghiệp “kiệt sức” với lãi vay, nhiều công ty vật vã với lãi suất ngất ngưởng, lãi ngân hàng đang làm khó doanh nghiệp, … là những “tiếng kêu” không khó gặp trong các diễn đàn, hội thảo, cuộc họp bàn về việc phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp. Than thở ấy đã lan rộng từ đầu năm, dù đến nay hạ nhiệt chút ít nhưng chưa đủ để doanh nghiệp và người lao động “dễ thở” hơn!

Thấy gì khi nhiều doanh nghiệp giống cây trồng kêu cứu?

Kinh tế - Chính sách -

Thấy gì khi nhiều doanh nghiệp giống cây trồng kêu cứu?

Vừa rồi, một loạt doanh nghiệp giống cây trồng phía Bắc đã có đơn kiến nghị gửi đến Cục Trồng trọt và Bộ trưởng Bộ NN & PTNT với nội dung khẩn thiết, đoạn mở đầu đã viết:

Thất thoát do tham nhũng - những con số xót xa

Kinh tế - Chính sách -

Thất thoát do tham nhũng - những con số xót xa

"Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay chỉ đạt 32,5%, tức mất 10 đồng thì chỉ thu hồi được 3 đồng". Đó là con số do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra và cơ quan này vừa kiến nghị một loạt giải pháp để tăng tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng! Nhìn vào ngân sách khó khăn và cuộc sống vất vả của hàng triệu lao động thì con số phản cảm ấy càng thêm bức xúc …

Điện tăng giá và sự minh bạch cần phải có từ phía EVN

Kinh tế - Chính sách -

Điện tăng giá và sự minh bạch cần phải có từ phía EVN

Vào đúng những ngày nắng nóng đầu tiên và gay gắt nhất của mùa hè 2023 thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo từ ngày 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành.