Bằng chứng F
Môi trường - Sức khỏe - 10/08/2023 15:54 QUỐC THẮNG
Cả huyện Cẩm Xuyên hiện có 1.865 gia đình với 3.673 đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam, trong đó có 486 gia đình có 1 nạn nhân, 936 gia đình có 2 nạn nhân, 245 gia đình có 3 nạn nhân và 145 gia đình có 4 nạn nhân, trong đó có 42 gia đình bị mất nòi giống, 11 gia đình đã di truyền sang đời thứ 3. Và không có gì dám chắc là chỉ dừng lại ở đó.
Con số của Cẩm Xuyên nêu trên không có gì tiêu biểu. Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau da cam như thế. Theo thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ở nước ta, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4. Số nạn nhân là con, cháu, chắt người bị nhiễm có thể lên đến hàng triệu. Trong những gia đình như thế, không có nổi một tiếng cười hay giây phút thanh thản mà bao trùm lên một nỗi tuyệt vọng.
Là người từng tham gia tuần hành ủng hộ đấu tranh cho những nạn nhân chất độc da cam phản đối 14 công ty hóa chất và theo dõi sát tài liệu về vụ kiện tại Tòa đại hình thành phố Evry (Pháp) của bà Trần Tố Nga, tôi hiểu rằng, bằng chứng hiện hữu về mối liên hệ vẫn là thứ đi đầu trong hành trình đi đòi công lý cho các nạn nhân. 19.905 lần phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam chứa 366 kg dioxin của quân đội Mỹ xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha đã rõ. Hàng triệu người thế hệ sau những người cha, người anh từ chiến trường về sống cùng hàng loạt di chứng cũng đã rõ. Nguyên tắc khi chất độc đã tác động đến thế hệ thứ 2 thì có thể sẽ gây ra biến dị cho các thế hệ tiếp theo, thậm chí không theo quy luật ngày càng tăng dần, mà có khi thế hệ sau bị chìm xuống, đến một thế hệ nào đấy lại bùng ra ai cũng công nhận. Nhưng đâu là mối liên hệ khoa học giữa bệnh tình hiện tại của nạn nhân thế hệ sau với chất độc da cam/dioxin?
Khi bằng chứng về mối tương quan giữa chất độc da cam và các di chứng vẫn chưa được ngã ngũ một cách triệt để thì việc quy kết về một mối quan hệ tương quan thuyết phục thật là khó. Trong bối cảnh đó, dạng nghiên cứu tổng hợp (meta-analysis) từ các công trình đơn lẻ để đưa ra kết quả nguy cơ tương đối có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là bài học cho việc hình thành và điều chỉnh chính sách đối với đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Khi áp dụng 144 bệnh (giai đoạn 2004 -2006 theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14 năm 2004 của liên bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Y tế - Tài Chính) rồi còn 125 bệnh tật (giai đoạn 2006-2009 theo hướng dẫn 06 của Sở Y tế, như trường hợp của Thái Bình) và còn 17 bệnh (theo Thông tư số 08 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo Quyết đinh số 09 của Bộ Y tế), vô tình, chúng ta đã làm cho những người này trở thành “nạn nhân” của sự thay đổi chính sách. Không sơ sài nhưng không cứng nhắc trong thủ tục, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, lấy ý kiến nhân dân nơi người hoạt động kháng chiến liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học cư trú, … là những yêu cầu cần thiết trong xét duyệt chế độ.
Trong lịch sử, không ít cuộc thanh tra đã diễn ra, nhiều đơn thư, khiếu kiện phản ánh hiện tượng lợi dụng chính sách để trục lợi, “da cam thì ít, da quýt thì nhiều”. Nghiêm khắc, đúng đối tượng trong xét duyệt thân nhân người có công với cách mạng là yêu cầu không thể thay đổi. Nhưng, trong phạm vi đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, một khi chưa thể dám chắc có hay không những bằng chứng y học còn lẩn khuất đâu đó thì pháp luật cũng như đạo đức cần tuân theo nguyên lý “Thà xét nhầm còn hơn bỏ sót”, chứ không phải “Thà bỏ sót còn hơn xét nhầm”. Bởi, giả sử, một đứa trẻ mang bệnh, là thế hệ thứ mấy của một cựu binh, không thuộc danh sách căn bệnh nào quy định trong danh mục ban hành, không đủ thủ tục hồ sơ nhưng vẫn được hưởng chính sách thì không có gì đáng lo ngại, mà trái lại, càng tô đậm nét nhân văn. Vì suy cho cùng, mọi quy định, luật pháp đều vì mục đích nhân văn.
Cách đây hơn 10 năm, cũng đúng ngày 10/8, tôi tham dự một triễn lãm mang tên “Ký ức da cam” trên bãi biển Nha Trang. Những bức ảnh về nụ cười ngây dại, hình ảnh thân thể dị tật, dị dạng, cảnh sinh hoạt vô cùng khó khăn của người bất hạnh đã quá quen với tôi. Có một hình ảnh làm tôi nhớ mãi: Một bé gái tầm 5 tuổi, khi xem những bức ảnh đã khóc, không chịu xuống bãi tắm với mẹ và đặt câu hỏi: “Vì sao các bạn bị như thế?”. Đó cũng là câu hỏi về bằng chứng, nhưng ý nghĩa không nằm ở câu trả lời.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
Cà phê tối - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
Cà phê tối - 07/09/2024 14:44
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
Cà phê tối - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
Cà phê tối - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
Cà phê tối - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
- Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
- Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI
- Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ