Ba con số thiếu chủ ngữ
Kinh tế - Chính sách - 03/08/2023 15:14 Quốc Thắng
Chủ trương có nhiều, nguyên nhân được chỉ ra cũng không ít, giải pháp được cho là căn cơ đã nhiều lần đưa ra bàn thảo, … nhưng “đến hẹn lại lên”, cứ trước thềm năm học mới, điệp khúc “thiếu - thừa - bỏ” vẫn không giải quyết được.
Số liệu mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước hiện thiếu 118.253 giáo viên, thừa cục bộ hơn 5.000 giáo viên và năm học 2022-2023 có 9.295 giáo viên nghỉ việc. Thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa, người ở trong ngành thì bỏ ra và người chưa có việc muốn vào ngành vẫn đang thất nghiệp. Ba con số đó đặt ra một thế chiến lược cấp bách, không chỉ cho ngành Giáo dục, mà vĩ mô hơn là bài toán cần giải về những bất cập trong đào tạo và sử dụng nguồn lao động.
Ba con số đó không còn là những con số khô cứng trên báo cáo mà thực tế thường ngày vẫn cho thấy điều đó đang xảy ra. Đã đến mùa khai giảng thứ 5, kể từ khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học, Trường Đại học Thái Nguyên theo diện cử tuyển, Vương Văn Tiến vẫn đang làm thợ điện. Những cử nhân diện cử tuyển không được bố trí việc làm như Tiến có đến hàng trăm. Phan Thùy Dung, tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với chiến lược “đón đầu” trong tìm việc làm vì là lứa cử nhân đầu tiên của ngành này vẫn đang loay hoay thi công chức và rất có thể cô sẽ phải tìm một công việc khác và chờ đợi! Hay đã là một giáo viên dạy THCS lâu năm ở Hà Tĩnh, cô Mai Thị Quỳnh quyết định bỏ việc đi làm nghề khác. Lựa chọn như cô, có hàng nghìn.
Ba con người trên không có gì tiêu biểu hay cá biệt vì như họ có quá nhiều đến nỗi chúng ta thấy đó là chuyện thường. Nhưng ba con người trên nói lên một thực tế rất tiêu biểu của ngành Giáo dục: thiếu giáo viên không phải vì thiếu nguồn lực. Thiếu giáo viên cũng không phải vì chúng ta loay hoay không tìm ra nguyên nhân. Mà thiếu giáo viên vì chúng chưa quy đúng trách nhiệm cho từng nguyên nhân. Mọi nguyên nhân phải đi từ câu hỏi: Cụ thể là ai phải giải quyết các con số trên?
Năm trước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phân trần, đại ý, hai thứ quan trọng nhất để giải quyết bài toán nhân sự là con người và tài chính thì Bộ lại không được phép! Thực tế là việc thiếu giáo viên tại cơ sở giáo dục các địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo nắm bắt, thống kê. Bộ quản lý giáo viên ở các khâu bổ nhiệm, nâng ngạch, đào tạo nhưng vấn đề điều tiết, phân bổ số lượng để đảm bảo cung cấp cho các cơ sở giáo dục của các địa phương lại do Bộ Nội vụ thực hiện. Cho nên, không lạ gì khi nhiều địa phương thiếu giáo viên nhưng lại không có biên chế hay có biên chế nhưng không có nguồn tuyển. Thiếu hay thừa, thiếu gì và thừa gì phải được cơ quan quản lý chuyên môn nắm bắt, điều chỉnh chứ không phải là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Không thống nhất một hướng đầu mối quản lý, câu chuyện thừa - thiếu sẽ vẫn còn âm ỉ. Không thống nhất một hướng đầu mối quản lý, nay đã trầm trọng, nhưng khi trầm trọng hơn thì không có gì dám chắc là câu chuyện “đá qua, đá lại” không diễn ra.
Khi bàn về tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong ngành Nội vụ phối hợp để chỉ tiêu 65.000 được duyệt cho đến năm 2026 được dồn tuyển cho năm 2023 và năm 2024. Nhìn qua thì thấy có nguồn nhưng để làm đúng, làm đủ và làm tốt là điều không phải dễ. Nhân lực phải qua đào tạo, không phải cứ thiếu là bổ sung ngay được. Tuyển ngay hay tuyển theo tiến độ và tuyển bao nhiêu cần dựa trên các con số khảo sát cụ thể của một loạt lát cắt: môn học, cấp học, địa phương và cả những dự đoán về giảng dạy và đào tạo. Là người quan tâm đến giáo dục, tôi ít được nghe đến việc dự đoán hạn mức nhân sự trong các chiến lược của ngành. Trong lúc đây là vấn đề cốt lõi, buộc các nhà quản lý phải tính toán một cách sát nhất về nhu cầu giáo viên trong tương lai. Để khi chương trình giáo dục phổ thông mới có thêm môn học và hoạt động giáo dục mới (Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học, môn Nghệ thuật cấp trung học phổ thông) mới tá hỏa là thiếu toàn bộ giáo viên để dạy các môn học này thì chứng tỏ chúng ta đang mạnh gì làm nấy và thiếu toan tính.
118.253 giáo viên có thể sẽ được bổ sung, hơn 5.000 giáo viên thừa có thể sẽ được điều tiết nếu họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi nhưng thời gian cứ trôi đi, học sinh phải chuyển lớp, làm sao nói được “hãy chờ khi có giáo viên rồi học”!
Những con số thống kê trên nhòe đi trong một loạt cụm từ đại loại là do này, do kia, vướng mắc, cần tháo gỡ, … Nhưng đó không phải là chủ ngữ. Chủ ngữ phải là khi trả lời thẳng thắn câu hỏi: “Giáo viên vừa thừa, vừa thiếu - trách nhiệm thuộc về ai?”.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 22/01/2025 14:03
Khi cô gái vàng bị nợ “tiền hỗ trợ dinh dưỡng”!
Nguyễn Thị Hương, vận động viên canoeing đầu tiên của Việt Nam giành vé chính thức đến Olympic Paris vừa tuyên bố ngừng tập ở đoàn Vĩnh Phúc, vì cô bị “nợ thưởng” 3 năm và “nợ tiền hỗ trợ dinh dưỡng” trong suốt năm qua.
Cà phê tối - 20/01/2025 15:26
Khi hiệu trưởng “ăn chênh” tiền học phí sinh viên
Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã bị bắt tạm giam và khởi tố vì cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của sinh viên khi ông này còn làm hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế.
Cà phê tối - 18/01/2025 13:55
Tác quyền tiền tỉ và công nghiệp sáng tạo
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa thông báo tổng kết năm 2024 vào hôm qua. Trung tâm thông báo, nhiều nhạc sĩ đã nhận nhiều trăm tới hàng tỉ đồng trong năm 2024 qua các ca khúc.
Cà phê tối - 15/01/2025 15:48
Bão Yagi và hậu quả với chợ Tết
Cơn bão lớn nhất lịch sử càn quét Bắc Bộ đã qua được mấy tháng. Nhưng đến tận giờ, khi Tết sắp đến, người ta vẫn thấy hệ lụy từ cơn bão đánh thẳng vào túi tiền người tiêu dùng.
Cà phê tối - 13/01/2025 17:50
Chuyện giao thông hôm nay và câu ngạn ngữ xưa "gieo gì gặt nấy"
Những ngày này, nhiều người trên mạng xã hội, trong câu chuyện trao đổi với nhau ở gia đình hay ngoài phố, đang trách oan Nghị định 168.
Cà phê tối - 13/01/2025 16:07
Dùng kiếm “nói chuyện”
Một người đàn ông ở Nha Trang sau khi tranh cãi với nhân viên môi trường đã bất ngờ rút kiếm từ cốp xe để "nói chuyện".
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Có bao nhiêu công nhân về quê ăn Tết trên chuyến tàu, chuyến bay công đoàn?
- Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội
- “Nhà” và “người nhà” của tôi
- Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng
- Giá vàng thế giới tăng vọt trước những lo ngại về chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Trump