Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều
Kinh tế - Chính sách - 19/01/2023 16:44 QUỐC THẮNG
Bất ngờ, vì đề tài của buổi thảo luận chỉ xoay quanh những vấn đề về chính sách an sinh trong tình huống mất việc, bảo đảm chi tiêu, tìm việc mới, giải pháp tự đào tạo trong bối cảnh này. Bối rối, vì câu hỏi đó là một sự lựa chọn hệ trọng, và tất nhiên, là cả một sự đánh đổi của người lao động giữa tinh thần và vật chất, giữa trách nhiệm tinh thần và trách nhiệm vật chất.
Chị Ngân, nay đã để lại hai con cho bà nội và sang làm việc trong một xưởng sản xuất thực phẩm ở Hàn Quốc. Tôi chắc rằng, lựa chọn đó không làm cho chị Ngân hết những lo toan, ưu tư về bên còn lại, thậm chí còn nhân lên gấp bội.
Trẻ em ở xã “xuất khẩu lao động” Xuân Liên, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đầy đủ mọi thứ trừ vòng tay bố mẹ. Ảnh: cafef.vn |
Câu chuyện của chị Ngân cũng là chuyện chung của rất nhiều gia đình mà cha hoặc mẹ hoặc cả hai phải lựa chọn con đường xuất khẩu lao động. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay có hơn 600.000 lao động xuất khẩu, trong đó, có 224.785 lao động nữ, chiếm khoảng 32,6% lực lượng lao động di trú quốc tế. Đằng sau con số 4 tỷ USD đổ về có sự đóng góp của những người mẹ, người vợ giúp gia đình thoát nghèo. Nhưng đằng sau con số 4 tỷ USD đó có hình bóng của nhiều đứa trẻ nghèo về tinh thần mà tất cả những thứ đầy đủ còn lại không thể bù đắp được. Con số ngoại tệ đó không thể đổi được, dù chỉ một vòng tay của mẹ cho những đứa trẻ, nhất là vào những dịp Tết về.
Tôi thử đi tìm các chỉ số nghèo đa chiều (MPI - Multidimensional Poverty Index) của trẻ em. Theo thông tin và định nghĩa của UNICEF trong báo cáo mới nhất, Việt Nam có hơn 5 triệu trẻ em nghèo đa chiều. Tức là nghèo ở ít nhất 2 khía cạnh trong số 8 chiều: dinh dưỡng, y tế, giáo dục, nhà ở, môi trường, tiếp cận thông tin, lao động trẻ em và bảo vệ trẻ em. Giả sử, những đứa trẻ như con của chị Ngân ở ngoài phạm vi của 8 chiều trên thì chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề đang bàn. Còn nếu, lựa chọn của chị Ngân mang lại cơ hội học tập và tương lai cho con của mình hoặc cho bất kỳ một chiều nào trong 8 chiều trên thì vấn đề đặt ra lại trở nên hệ trọng hơn: trẻ em phải sống trong những lựa chọn, không chỉ là được cái này thì mất cái kia mà quyền được sống trong vòng tay của bố mẹ như là một thứ “vốn liếng” để đánh đổi.
Khảo sát Champsea về tác động của di cư lao động đến sức khỏe trẻ em tiến hành tại hai tỉnh Hải Dương và Thái Bình cho thấy, có đến 29,3 % trẻ em hưởng lợi rất ít từ nguồn thu nhập xuất khẩu lao động của bố mẹ. Số còn lại, cuộc sống của con cái dễ dàng hơn so với trước khi bố mẹ đi xuất khẩu lao động nhưng bức tranh về kết quả học tập của chúng thì không mấy sáng sủa. Đặc biệt, những tác động đến tâm lý và tinh thần là rất lớn: 74.8% trẻ có cảm giác buồn, chán. Phổ của nghiên cứu này chưa đủ rộng nhưng hoàn toàn có giá trị cảnh báo.
Không ai phủ nhận vai trò của xuất khẩu lao động trong giảm nghèo bền vững. Nhưng không ai dám phủ nhận những nguy cơ giảm bền vững gia đình và các nguy cơ cho xã hội đối với lựa chọn đó. Vậy thì vấn đề còn lại là phải làm gì cho họ hiểu được và hành động trước khi chọn lựa để không còn những nhận định về tình trạng như câu chuyện ở Philippines: khoảng 70% trẻ có cha mẹ làm việc ở nước ngoài sa vào các tệ nạn xã hội, đơn giản “vì chẳng có ai trông nom chúng” (lời của sĩ quan cảnh sát Dolores Villegas trong một cuộc họp báo ở Manila).
Cách đây 10 năm, Bộ Lao động Philippines đã cảnh báo về tình trạng này ở đất nước họ. Nhưng, một khảo sát mới đây cho thấy, khi các đứa trẻ có bố mẹ đi xuất khẩu lao động lớn lên, có gia đình, họ lại đối mặt với vấn đề tương tự: để con lại cho cha mẹ chăm sóc và đi xuất khẩu lao động. Câu chuyện này cũng đang xảy ra ở Việt Nam. Và tình huống đó đụng đến khái niệm giảm nghèo bền vững: vấn đề tái nghèo phải tính đến thế hệ tiếp nối cũng như khía cạnh xã hội học về tập tính của người lao động trong một gia đình ở các nước đang phát triển. Tình huống đó cũng phá vỡ phạm vi của khái niệm giảm nghèo bền vững khi nó không đi liền với bền vững gia đình và cố kết văn hóa.
Không khi nào như vào dịp lễ, Tết, ranh giới “giàu - nghèo” thể hiện rõ rệt. Nhưng, ăn Tết đầy đủ theo nghĩa vật chất, ngày nay, không còn khó với nhiều người. Chí ít, người nghèo sẽ được nhận những nhu yếu phẩm tối thiểu từ các cơ quan, tổ chức, cộng đồng. Rõ nét nhất là ở những nơi mà trước đây được cho là nghèo khi nay trở thành “làng xuất khẩu lao động”. Nhưng đã đến lúc, chỉ số nghèo phải được hiểu không chỉ đơn thuần là thu nhập, chi tiêu, điều kiện sống cơ bản và các dịch vụ xã hội, tóm lại là một thang có thể đong đếm.
Vẫn biết rằng, người lao động có quyền lựa chọn bên nào. Vẫn biết rằng, chúng ta lựa chọn dựa trên thước đo những điều có lợi. Nhưng cần nhớ, nhà tâm lý học Jordan Peterson có một quy tắc: làm những điều đúng luôn khó hơn nhiều lần làm điều có lợi.
Trước khi viết bài này, tôi nhận được một cú điện thoại của chủ nhiệm một Câu lạc bộ “Khi mẹ vắng nhà” dành cho những đứa trẻ ở Hà Tĩnh có mẹ đi xuất khẩu lao động bàn về chương trình hoạt động nhân dịp Tết - một chương trình làm những điều "có lợi" để khẳng định sự lựa chọn của cha mẹ chúng là "đúng".
Hình ảnh những Hùng, An, Cường, My, … mà tôi gặp trong dịp trước, Tết này không thiếu bánh chưng, mứt Tết, đồ mới, … nhưng đó lại là những thứ không phải cha mẹ của chúng mua, điều giản dị mà những đứa trẻ rất cần, dù chúng không diễn tả được.
Hình ảnh những Hùng, An, Cường, My, … cũng đã giúp tôi nhận ra rằng trong các chỉ số, khái niệm, nghiên cứu, chỉ tiêu quốc gia, các báo cáo về tăng trưởng, thậm chí là các bài báo của tôi và đồng nghiệp về đời sống người lao động không bao giờ phản ánh hết được những góc khuất của mọi con người.
Cũng như khi nghèo không được hiểu đơn thuần là vật chất thì câu hỏi đặt ra để thoát nghèo lớn hơn gấp nghìn lần.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Phế tích hay là di tích? Những ngày gần đây, nhiều người dân sống quanh khu vực và đông đảo người dân lưu thông qua đường Cửa Nam, phường Cửa Nam, ... |
Chia tay HLV Park: Chiếc cúp cuộc đời Ông Park với bóng đá Việt Nam có thể tóm gọn trong một chữ duyên. Một chữ duyên đặc biệt tới độ có thể gọi ... |
Vui Xuân đón Tết xin đừng quên Covid Một mùa Xuân mới đã tới trên khắp đất nước ta. Và mọi người, mọi nhà đang tất bật, rạo rực đón mừng Tết Quý ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.