Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – Hàn Quốc: Hướng tới phát triển bền vững
Nhịp cầu lao động - 02/07/2024 16:24 Hưng Thịnh
Các doanh nghiệp không tuyển chọn, đưa lao động đi làm theo thị thực E-9-5 tại Hàn Quốc |
Thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều lao động Việt Nam với mức lương cao
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, hợp tác trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Hàn Quốc bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam từ năm 1993 và đến nay trở thành một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao và môi trường làm việc tốt.
Năm 2023, Việt Nam đã đưa được hơn 15 nghìn lao động sang Hàn Quốc làm việc, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Số lượng lao động Việt Nam hiện đang đứng đầu trong 16 nước đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.
Lao động Việt Nam đang làm việc trong các ngành, nghề sản xuất chế tạo, đóng tàu, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp theo các chương trình hợp tác giữa hai nước, bao gồm: Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS), chương trình lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chương trình thuyền viên tàu cá và chương trình lao động thời vụ giữa các địa phương của hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Molisa |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được đánh giá có kỹ năng nghề tốt, chăm chỉ và hòa nhập nhanh, người lao động được làm việc trong môi trường hiện đại, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động với mục tiêu trở thành nguồn nhân lực hữu ích cho Việt Nam sau khi về nước. Đây cũng là nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam.
“Phần lớn lao động Việt Nam sau 4 năm làm việc ở Hàn Quốc đều trưởng thành, trở thành nhân lực quan trọng quan trọng trong các tập đoàn của Hàn Quốc”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tin rằng, quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng theo hướng đi vào đào tạo những ngành nghề chuyên môn chất lượng cao, có năng suất cao và mang lại thu nhập tốt hơn. Thông qua hợp tác lao động, mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được đẩy mạnh.
Hợp tác lao động là cầu nối quan trọng Việt Nam – Hàn Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Diễn đàn đối với các cơ quan quản lý, người sử dụng lao động và người lao động của cả hai nước.
Thủ tướng cho rằng, hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc là một điểm sáng trong quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là nhiều lao động Việt Nam đã được quay trở lại Hàn Quốc làm việc, cho thấy phía Hàn Quốc cần lao động Việt Nam và hai bên đều hài lòng với hợp tác lao động song phương.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ lâu đã được xác định là mối quan hệ mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước, luôn có tính bổ trợ cho nhau, giúp nhau cùng phát triển và ngày càng mạnh mẽ hơn. Thủ tướng cho rằng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn rất nhiều dư địa, bởi lẽ Hàn Quốc đang trong quá trình già hóa dân số, thiếu lao động, còn Việt Nam lại đang có dân số vàng. Hai bên vì thế có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chụp ảnh với người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh: Molisa |
Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc đi đầu trong việc đào tạo nhân lực quốc tế, trong đó có lao động Việt Nam, đồng thời đưa các chuyên gia, nhà quản lý có trình độ cao sang công tác, làm việc tại Việt Nam; đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), lao động trong ngành đóng tàu, nông nghiệp, thủy sản tàu cá và mở rộng ngành nghề mới mà Hàn Quốc có nhu cầu như công nghệ thông tin, điều dưỡng và dịch vụ…
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, các cơ quan cần chia sẻ thông tin để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa cho người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc; đảm bảo người lao động được hưởng các lợi ích chính đáng của mình, an tâm làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam hướng tới tuyển dụng và phái cử lao động có kỹ năng, có trình độ ở một số lĩnh vực ngành nghề mà Hàn Quốc có thế mạnh cũng như đang tập trung hướng đến như bán dẫn, xe điện, công nghệ sinh học, xe tự lái... Các cơ quan của Việt Nam cũng đang tăng cường hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp, kết nối cung cầu việc làm cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước với các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam.
Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng cho biết, Việt Nam luôn cam kết luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, người lao động nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng đầu tư kinh doanh, làm việc, học tập hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam.
“Việt Nam coi thành công của các bạn cũng chính là thành công của mình”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho người lao động. Ảnh: Molisa |
Đối với lao động Việt Nam đang làm việc và học tập tại Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ: Học tập là suốt đời như cha ông ta đã dạy "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và mong muốn người lao động sẽ tận dụng tốt cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; học tập phong cách và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp của người dân Hàn Quốc để khi trở về Việt Nam sẽ trở thành những doanh nhân giỏi, những người lao động có kỹ năng, những công dân tiêu biểu, góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước cũng như mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hàn Quốc.
“Các bạn chính là những chiếc cầu nối hai quốc gia, hai dân tộc hướng đến một tương lai cùng phát triển và cùng thịnh vượng", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắn nhủ.
Tại Diễn đàn, các cơ quan chức năng, các địa phương và các đơn vị, doanh nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc đã trao đổi về tình hình hợp tác trong việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS), lao động chuyên môn kỹ thuật, lao động tàu cá, lao động thời vụ.
Phía Hàn Quốc đã thông tin một số chính sách của Hàn Quốc về tiếp nhận người lao động nước ngoài nói chung và chương trình EPS nói riêng. Diễn đàn cũng tập trung thảo luận cơ hội, thách thức, tiềm năng hợp tác lao động giữa hai bên, nhất là trong một số ngành, nghề mới; chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất của các địa phương doanh nghiệp phái cử, tiếp nhận của hai nước.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 66 nghìn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo 4 kênh hợp tác: Chương trình EPS (thị thực E9) có hơn 38 nghìn người, lao động chuyên môn kỹ thuật (thị thực E7) có 8.978 người, thuyền viên tàu cá (thị thực E10) có 9.596 người và lao động thời vụ (thị thực C4 và E8) có 9.671 người. Trong những năm gần đây, số lao động hết hạn hợp đồng không về nước giảm dần theo lộ trình đã thống nhất giữa hai nước. Theo kế hoạch năm 2024, Việt Nam đưa 15 nghìn lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. |
Hàn Quốc tuyển hơn 15.000 lao động Việt Nam trong năm 2024 Năm 2024, Hàn Quốc dự kiến tuyển 15.374 lao động Việt Nam sang làm việc ở các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, ... |
Lao động đi làm ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay tối đa bao nhiêu? Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng ... |
Các doanh nghiệp không tuyển chọn, đưa lao động đi làm theo thị thực E-9-5 tại Hàn Quốc Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành công văn đề nghị các doanh nghiệp dịch vụ không ký hợp đồng, tuyển chọn ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 20/11/2024 15:21
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết
Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Nhịp cầu lao động - 19/11/2024 10:32
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học - Công nghệ và Lễ trao giải 2024
Ngày 18/11, Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học - Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội.
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Nhịp cầu lao động - 13/11/2024 20:03
Dấu ấn của Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội giảng Nhà giáo 2024: Nỗ lực vì giáo dục nghề nghiệp
Sau khi khép lại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024, Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, khẳng định vị thế trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo giáo dục nghề nghiệp.
Thị trường lao động - 11/11/2024 17:41
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất