Quản lý KOL
Cà phê tối - 16/07/2024 13:54 MỸ ANH
Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM vừa cho hay, đơn vị đang tổng hợp, lập danh sách 720 KOL trên địa bàn thành phố để tăng cường công tác quản lý và xử lý kịp thời nếu có sai phạm.
KOL (Key Opinion Leader- tạm dịch Người dẫn dắt quan điểm chủ lưu) là những người có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể, có thể là nghệ sĩ, chuyên gia, blogger,... Họ có khả năng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của người khác thông qua kiến thức, uy tín và sự nổi tiếng của mình. Thuật ngữ này hình thành vào kỷ nguyên Internet, đặc biệt là mạng xã hội bùng nổ với rất nhiều thông tin, quan điểm trái chiều. Các KOL thể hiện vai trò nêu quan điểm và dẫn dắt góc nhìn của dư luận.
Việc TP. HCM đưa giải pháp quản lý KOL trên địa bàn thành phố có một vài mặt lợi rõ ràng như: Đảm bảo thông tin phát tán trên mạng xã hội được kiểm soát, tránh thông tin sai lệch; giúp người dân có cái nhìn rõ ràng hơn về các KOLs và những thông điệp họ truyền tải; đảm bảo KOLs không lạm dụng quyền lực của mình để gây hại hoặc lợi dụng “người hâm mộ”.
Quan trọng hơn, danh sách này là lời nhắc nhở nghiêm khắc những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội về vai trò, chức năng của họ. Đồng thời, họ cũng cần nhớ rằng, các cơ quan quản lý luôn dõi theo các bài đăng của họ. Từ đó, họ luôn phải có trách nhiệm với phát ngôn, thông tin và quan điểm của mình.
Tuy nhiên, có những thắc mắc được đưa ra từ nỗ lực quản lý KOL này. Đơn giản nhất từ mặt khái niệm, thế nào là KOL? Thước đo sẽ dựa trên số lượng Followers, lượng tương tác trung bình hay do nội dung thông tin mà người ảnh hưởng thường xuyên cung cấp trên mạng xã hội?
Câu hỏi tiếp nữa, trước sự đa dạng của các nền tảng mạng xã hội cùng sự biến thiên liên tục của thuật toán (đặc biệt là cách phân phối nội dung mới, dựa vào sự quan tâm của người dùng), Sở sẽ cập nhật “bản danh sách KOL” này ra sao? Đơn cử, có những người chỉ có 1000 người theo dõi, tuy nhiên, nội dung của họ “ăn đề xuất”, sáng hôm sau, họ hoàn toàn có thể có cả vạn người theo dõi.
Tức là, về mặt kỹ thuật, bản danh sách KOL kia sẽ được tính toán như nào, và chúng ta cần bao nhiêu nhân lực làm công tác social listening cũng như phân tích chỉ số để biết rằng, sáng nay, thành phố có thêm bao nhiêu KOL mới và bao nhiêu KOL cũ đã bị các nền tảng “đánh gậy” và không còn là KOL nữa?
Những câu hỏi lấn cấn đó chắc chắn sẽ được gỡ bỏ nếu như Sở đào sâu hơn và tìm kiếm những hỗ trợ công nghệ thích hợp. Quan tọng hơn, quản lý KOL không chỉ là đưa ra “cây gậy” để răn đe. Chúng ta cần cả những khóa tập huấn, những buổi gặp mặt, đối thoại, mời hợp tác để KOL phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc đưa thông điệp chính sách cũng như đóng góp dựng xây với Thành phố.
Bởi thực tế, không phải KOL nào cũng là nhà báo và họ cũng có nhiều điểm mù trong nhận thức về việc xác thực thông tin. Điều này cần những khóa tập huấn để họ hoàn thiện bản thân hơn, có thể cống hiến tốt hơn cho Thành phố và xã hội.
Đồng thời, thực tế cho thấy, các KOL, hay KOC (“những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) hoàn toàn có thể hợp tác với địa phương và mang lại kết quả tốt. Họ là những nguồn lực truyền thông, nguồn lực Marketing rất lớn cho các chính quyền địa phương. Minh chứng là nhiều KOL đã thực hiện livestream bán vải cho Bắc Giang, làm video thúc đẩy du lịch ở Yên Bái. Và ngay chính TP. HCM, nhiều KOL đã livestream bán hàng ở chợ Bến Thành để hỗ trợ tiểu thương.
Suy cho cùng, việc nhận thức được vai trò của các KOL trong thời đại số của chính quyền Thành phố là rất đáng ghi nhận. Giải pháp thiết lập danh sách các KOL để đảm bảo công tác quản lý sát sao cũng dễ hiểu. Điều cần, Thành phố nên giữ quan điểm rằng các KOL không chỉ là những “mối họa” mà họ hoàn toàn có thể là những đối tác để hỗ trợ chính quyền và nhân dân Thành phố.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Quản lý KOL” của điều dưỡng Thảo, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.