Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?
Pháp luật lao động - 26/07/2024 11:39 Văn Quân
NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công? |
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, mối quan hệ giữa các tài xế công nghệ và các nền tảng công nghêk này hiện nay đa phần không phải là quan hệ hợp đồng lao động, không có người sử dụng lao động và người lao động. Thay vào đó, là mối quan hệ hợp tác dựa trên các hợp đồng kinh tế mà ở đó các tài xế được gọi là “đối tác” hay “đối tác kinh tế”. Đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, việc xác lập quan hệ giữa nền tảng công nghệ với các tài xế theo hợp đồng kinh tế thay vì hợp đồng lao động là không trái pháp luật.
Rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ. Ảnh: Đ.Toàn |
Cũng theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, trước hết cần khẳng định khoán có thể là một hình thức trả lương trong quan hệ lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao Động hiện hành. Trong bối cảnh này, vấn đề được đề cập đến là mối quan hệ hợp tác giữa người lao động cung cấp dịch vụ vận chuyển và các nền tảng công nghệ như grab, bee, giao hàng tiết kiệm….
Bộ luật Lao động hiện hành xác định “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Mà ở đây, quan hệ giữa các nền tảng với tài xế chưa thoả mãn các yếu tố trên, các nền tảng không trực tiếp trả lương cho người lao động mà thu nhập của tài xế do khách hàng chi trả (thông quan nền tảng hoặc bên thứ ba), do đó không phải là quan hệ lao động. Vì thế, tài xế không có các quyền của người lao động, nền tảng công nghệ cũng không có các nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
Hiện nay đã có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ. Họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội, rất nhiều người trong đó coi đây là một nghề, họ làm việc toàn thời gian, đây là nguồn thu nhập chính, thậm chí là nguồn thu nhập duy nhất. Nhưng họ không được đóng bảo hiểm xã hội, không tham gia bảo hiểm thất nghiệp, không có công đoàn bảo vệ quyền lợi…v.v.
Trong khi đó, nền tảng công nghệ vẫn là bên quyết định tiêu chuẩn để được “hợp tác”, áp đặt chiết khấu hay nói cách khác quyết định trực tiếp đến thu nhập và các quyền lợi của tài xế. Rõ ràng xét trên những khía cạnh như vừa nêu, mối quan hệ này có rất nhiều ‘dấu hiệu’ cho một mối quan hệ lao động. Việc không được xem là quan hệ lao động đang rất thiệt thòi cho các tài xế công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và chính sách an sinh xã hội của nhà nước.
Trước thực tế này, Luật sư Hoàng kiến nghị: "Hiện nay, xu hướng đang ngày càng có nhiều nước quy định công nhận tài xế công nghệ là người lao động của các nền tảng công nghệ. Do đó, để giải quyết được quyền lợi của những người lao động mang danh “đối tác” tôi cho rằng các nhà lập pháp Việt Nam cần xem xét điều chỉnh các quy phạm hiện có liên quan đến quan hệ lao động nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh hoặc thay đổi để phù hợp với thực tiễn các mối quan hệ trong bối cảnh công nghệ và đời sống xã hội đang có sự phát triển nhanh chóng. Hoặc có thể xây dựng hệ thống văn bản quy phạm riêng biệt để điều chỉnh mối quan hệ giữa các “đối tác” với các nền tảng công nghệ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các “đối tác” ngay cả khi mối quan hệ này không được xác định là mối quan hệ lao động".
Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 30/10/2024 13:37
Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Pháp luật lao động - 24/10/2024 17:59
Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.
Phóng sự điều tra - 23/10/2024 09:24
Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.
Phóng sự điều tra - 18/10/2024 19:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.
Phóng sự điều tra - 17/10/2024 10:52
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"
Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.
Sổ tay pháp luật - 16/10/2024 06:08
Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân