Phế tích hay là di tích?
Văn hóa - Xã hội - 16/01/2023 15:47 An Vinh AN VINH
Dư luận trên một số diễn đàn mạng xã hội về di sản và Hà Nội đang xôn xao, báo chí cũng có nhiều bài viết về chuyện tấm áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp nói trên, được cho là vẽ vào thời Pháp thuộc, khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, khi mà tiếng Pháp được sử dụng khá phổ biến ở Hà Nội.
Nội dung của áp phích quảng cáo vừa phát lộ cho thấy có hai quảng cáo là quảng cáo lốp xe ô tô của hãng Goodyear và quảng cáo nước đóng chai Evian-Cachat. Các quảng cáo này ngoài phần hình vẽ thì phần chữ đều được viết bằng tiếng Pháp.
![]() |
Nội dung trên tấm áp phích có thông điệp là: "Cái lốp mà bền đến nỗi cắn được cả đường thì chỉ có thể là lốp của hãng Goodyear". Ảnh: laodong.vn |
Do sau năm 1954, phần thì do nhiều gia đình trong khu vực này đã di cư vào Nam, phần thì do những người lớn tuổi thời đó đều đã lần lượt mất dần, phần thì do những biến động về nhân khẩu thường trú, cho nên vài chục năm nay, những người sống quanh khu vực Cửa Nam hầu như không ai biết về bức tranh này. Sở dĩ các áp phích quảng cáo trên tường này còn sót lại đến nay vì nó vô tình được bảo vệ bởi gian nhà sinh hoạt cộng đồng của phường Cửa Nam được xây thêm, áp vào bức tường có áp phích quảng cáo của trạm biến áp. Chỉ cách đây ít ngày, khi căn nhà đó được dỡ bỏ thì tấm áp phích mới lộ ra.
Ông Nguyễn An Tuyến - Chủ tịch UBND phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm cho biết, dự án cải tạo khu vực trạm biến áp Cửa Nam do Ban Quản lý Dự án quận Hoàn Kiếm phụ trách. Sau khi nắm được thông tin về tấm áp phích này, UBND quận đã giao UBND phường Cửa Nam tạm thời che chắn áp phích lại để bảo vệ và chờ phương án xử lý tiếp theo
Sự xuất hiện bất ngờ của áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp được nhiều người quan tâm đến di sản rất vui mừng, kêu gọi chính quyền cần bảo tồn, gìn giữ áp phích quảng cáo tiếng Pháp cuối cùng còn sót lại ở Hà Nội.
Bạn Nguyễn Thị Linh ở quận Đống Đa, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, yêu thích những nét đẹp xưa cũ của Hà Nội, nên khi trên mạng đăng thông tin về bức tranh vẽ tường cổ, Linh đã vội tìm đến để có thể tận mắt chiêm ngưỡng. Chia sẻ với phóng viên báo Lao Động, bạn Linh nói: “Qua thời gian, bức tranh không còn độ viên mãn, nhưng cách vẽ áp phích quảng cáo như này khiến mình rất ấn tượng. Đây cũng có thể coi là một phần dấu ấn của Thủ đô, ghi lại một thời kỳ lịch sử đáng nhớ". Còn bác Lê Hồng Quân sống ở quận Hoàn Kiếm cho biết: "Tôi làm bảo vệ trông xe gần khu vực này, có lúc để ý, cũng có rất nhiều du khách người Pháp ghé qua đã cảm thấy bức tranh này rất thú vị. Tuy nhiên, tôi có nghe nói, trạm biến áp này thời gian tới sẽ được dỡ bỏ, bởi khu vực này được quận quy hoạch thành vườn hoa".
Ở vị trí người đứng đầu Quận Hoàn Kiếm, ông Chủ tịch quận Phạm Tuấn Long nói với Tuổi Trẻ Online rằng “áp phích quảng cáo này có cả giá trị thẩm mỹ và lịch sử”. Còn hoạ sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng cũng đồng tình rằng các áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp này nên được giữ lại. Bởi lẽ các thông tin quảng cáo quá khứ đó dù đẹp hay không cũng có ý nghĩa mở đầu cho một xã hội thương mại bắt đầu hình thành ở Việt Nam vào giai đoạn đó. Ông Thượng cũng góp ý cách bảo tồn chỉ đơn giản là giữ nguyên như vậy chứ không cần đến một dự án nghệ thuật công cộng nào.
Trong cuộc điện thoại trao đổi cùng người viết bài này, Tiến sĩ Phạm Long, một nhà nghiên cứu mỹ thuật và kiến trúc nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cũng là một người đau đáu cho việc gìn giữ những giá trị văn hoá của Hà Nội thì cho rằng: “Có thể nói bức tường quảng cáo lốp xe hơi ở Cửa Nam mới phát lộ là bức bích hoạ đường phố hiếm hoi, nếu không nói là duy nhất, còn sót lại từ thời Pháp thuộc, nên nó chắc chắn mang tính lịch sử liên quan đến phố phường Hà Nội, liên quan đến thương mại và cả sự phát triển giao thông đô thị gần 100 năm trước của Hà Nội. Với những kiểu chữ và lối vẽ của bức bích hoạ này, nó cũng có giá trị đối với các nhà nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Nếu được bảo quản tốt, bức tường này chắc chắn thu hút du khách, góp phần vào phát triển du lịch của Thủ đô”.
Hoạ sĩ Lê Quảng Hà, một người có nhiều tác phẩm được trưng bày tại các quốc gia Âu - Mỹ và có tranh được bán với giá cao vào hạng cao nhất so với các tác phẩm hội hoạ cùng thời ở Việt Nam thì chỉ nhắn tin một câu ngắn gọn cho tôi: “Nên giữ lại” khi tôi tham khảo ý kiến của anh về tấm áp phích này.
Ngược lại, một số họa sĩ lại có góc nhìn khác. Hai họa sĩ Lê Huy Tiếp và Đỗ Đức đều cho rằng áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp này chỉ là vết tích thời gian chứ không có giá trị thẩm mỹ. Thậm chí, họa sĩ Đỗ Đức xem các áp phích quảng cáo trên giống như quảng cáo khoan tường, hút bể phốt, gia sư, thông cống chi chít trên nhiều bức tường ở đô thị gần đây mà chính quyền thành phố ngày nay coi là vấn nạn cần loại bỏ. “Di sản gì cái quảng cáo hàng hóa vẽ lên tường nhà. Nếu tiếc muốn lưu giữ thì chụp ảnh, số hóa là đủ. Những thứ này mà cũng giữ thì thành phố sẽ là bãi rác", họa sĩ Đỗ Đức nói.
Có thể ý kiến trên của hoạ sĩ Đỗ Đức là cực đoan, nhưng tôi được biết, UBND quận Hoàn Kiếm cũng đang mời chuyên gia đánh giá, thẩm định về giá trị của áp phích quảng cáo này. Nhưng trước mắt, tôi thiết nghĩ, các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội cũng rất cần vào cuộc, để phối hợp với các chuyên gia mỹ thuật, xây dựng, kiến trúc, khảo cổ, … của Trung ương và Hà Nội để đưa ra một nhận định chung.
Nhận định đó là: Tấm áp phích này có thể được xếp vào hạng di tích hay không, hay chỉ là phế tích của Hà Nội? Để rồi từ đó, nếu được coi là di tích thì Thành phố Hà Nội cần tiến hành các công việc bảo tồn, gìn giữ và khai thác bức tường có tấm áp phích này như một điểm nhấn cho cảnh quan du lịch khu vực Cửa Nam của Thủ đô.
Cá nhân tôi, tôi muốn tấm áp phich được giữ lại và bảo tồn, vì nó gắn liền với đời sống xã hội của Thủ đô một thời , vì nó là một trong những dấu ấn rất đời thường của nơi tôi và hàng chục vạn người cùng thế hệ với tôi đã sinh ra và lớn lên - Hà Nội Thủ đô yêu quý …
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Ngay khi đặt chân tới Việt Nam, lúc còn là một HLV không được nhiều kỳ vọng, ông Park đã phát đi thông điệp về ... |
![]() Bao nhiêu lo ngại, phản biện nhưng cuối cùng, khóa đào tạo bác sĩ đầu tiên của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ ... |
![]() Tết đã gần kề và chuyện tặng quà Tết cho người lao động, người nghèo là một phong trào thiện nguyện, một nét đẹp nhân ... |
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa - Xã hội - 27/03/2023 11:40
Sướng trên mạng, khổ ngoài đời
Những tấm hình “tự sướng” dễ dãi lộ lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng, nhiều bảng điểm “phơi bày” riêng tư của con cái, hàng loạt chuyến đi cái gì dân Facebook cũng biết vô số trong các trang cá nhân… đang là miếng “mồi ngon” cho lừa đảo công nghệ cao!

Văn hóa - Xã hội - 26/03/2023 13:43
Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier
Huấn luyện viên Troussier đã dẫn dắt U23 Việt Nam trải qua 2 trận đấu ở Doha Cup. Hai trận đấu này cũng là màn “chào sân” của huấn luyện viên người Pháp với cổ động viên Việt với tư cách huấn luyện viên đội U23 và huấn luyện viên đội quốc gia. Tân huấn luyện viên U23 Việt Nam còn một trận tranh hạng 9 (trên tổng số 10 đội) ở giải đấu giao hữu này.

Văn hóa - Xã hội - 21/03/2023 16:14
Phẫn nộ với phát ngôn mèn mén là cám lợn
Công an tỉnh Hà Giang đang vào cuộc điều tra, làm rõ thông tin bà H.H, một doanh nhân, người sáng tạo nội dung số khi bà này gọi món mèn mén là cám lợn. Bà H còn gọi những đồng bào cho thuê hoa ở Dốc Thẩm (Hà Giang) là “ăn xin” trên các nền tảng mạng xã hội.

Văn hóa - Xã hội - 20/03/2023 11:03
Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can
Sim rác dùng lừa đảo, sim rác dùng đòi nợ kiểu “khủng bố”, sim rác đe dọa, … vẫn tràn lan mặc cho nhà mạng hứa hẹn quản chặt đủ kiểu hay quyết liệt thuê bao đúng chính chủ! Những “đe nẹt” từ cơ quan quản lý hay mức phạt vài tỷ đồng dường như chưa đủ buộc họ phải đi đúng đường và kinh doanh đúng hướng.

Văn hóa - Xã hội - 19/03/2023 14:09
Những bằng đại học vô dụng
Hàng loạt clip triệu view xuất hiện trên TikTok với nội dung điểm tên “các bằng đại học vô dụng nhất”. Các ngành lần lượt được liệt kê là: Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự. Đáng nói, những nội dung này xuất hiện vào một giai đoạn tương đối nhạy cảm: giai đoạn học sinh lớp 12 chuẩn bị chọn nguyện vọng thi đại học.

Văn hóa - Xã hội - 14/03/2023 14:08
Uốn éo câu view giữa cổ mộ linh thiêng: Hãi hùng!
Một nhóm thiếu nữ đang gây sốt trên mạng với clip nhảy nhót, uốn éo trên nhạc nền ồn ã giữa vườn tháp mộ, nơi an nghỉ của 1000 vị tăng ni chùa Bổ Đà (Bắc Giang). Sự việc diễn ra gần như cùng thời điểm với việc đám đông đạp lên mồ mả livestream đám tang nghệ sĩ Vũ Linh thổi bùng những bức xúc trong dư luận.
Kinh tế - Chính sách

Chất lượng sống 15 mét vuông

Dám nghĩ, dám làm nhưng ai dám chịu trách nhiệm?

Tiếp viên vô tình, Vietnam Airlines có vô can?

Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân
