Trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng, nhưng …
Cà phê tối - 14/12/2023 13:14 QUỐC THẮNG
Chuyện thưởng Tết, từ lâu đã trở thành lăng kính phản ánh tình hình “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp và rộng hơn là cả nền kinh tế. Nó cũng cho thấy những góc khuất trong tâm tư hay đời sống của người lao động.
Còn nhớ, cách đây 10 năm, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp không xoay xở được tiền thưởng Tết, đành thưởng cho người lao động bằng hiện vật theo phương châm “sản xuất được gì thì thưởng nấy”. Hay có doanh nghiệp thưởng Tết bằng tiền nhưng hoàn toàn mang tính biểu trưng. Vì thưởng Tết mà tập thể người lao động dở khóc, dở cười cũng nhiều hay ngưng việc đòi thưởng cũng không hiếm.
Không quy định bắt buộc trong luật nhưng trở thành một nét văn hóa không thể thiếu, nên ở ta, thưởng Tết không chỉ phải xét đến tính hợp lý mà còn là sự thể diện của người nhận hay là “của cho không bằng cách cho”. Thưởng Tết, vì thế, nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi của câu chuyện “chung lưng đấu cật” về mặt kinh tế giữa doanh nghiệp và người lao động.
Áp lực chi tiêu cho một cái Tết đủ đầy sau một năm thu nhập ảm đạm của người lao động và gánh nặng xoay xở thưởng Tết của nhiều doanh nghiệp khi họ còn phải bảo đảm việc làm và lương sẽ không còn khoảng cách nếu cả hai đều thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Có lẽ, tinh thần cùng thắng bền vững của doanh nghiệp và người lao động trước hết được hun đúc từ những tình huống khó khăn chứ không phải chỉ là những khi đang trên đà phát triển.
Gọi là lương nhưng thực chất là thưởng, vừa để động viên người lao động nhưng vừa giúp họ trang trải những chi phí cho một kỳ nghỉ nên nhiều người mặc định đây là một khoản chi bắt buộc của các doanh nghiệp và họ nghiễm nhiên được hưởng vào dịp cuối năm. Một khoản thưởng bằng lương tháng thứ 12, hiện vật hay chỉ là món quà ý nghĩa mang tính chất động viên từng được nhiều cơ quan chính sách cũng như công đoàn bàn đến.
Nhưng có lẽ, đã đến lúc, cần xem tiền thưởng Tết như một hành động nhân văn để bù đắp khoảng cách thu nhập giữa các mức lương, hay nói rõ hơn là dành cho những người thu nhập thấp. Còn lại, chỉ cần những món quà ấm lòng, ý nghĩa là đủ. Cách làm này, thật sự phù hợp trong bối cảnh kinh tế khó khăn và nhiều biến động. Trong những năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện phương châm rất ý nghĩa: không thưởng Tết cho cấp trưởng phòng trở lên.
Cách làm này cũng góp phần thay đổi xu hướng quan niệm của người lao động và doanh nghiệp; để mỗi khi Tết đến, Xuân về người lao động không còn phải quá “nặng lòng” về giá trị kinh tế với thưởng Tết và doanh nghiệp cũng không lo lắng rằng đây là yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của họ trên thị trường.
Lúc đó, thay vì doanh nghiệp phải “gồng gánh” cho khoản thưởng Tết với quan niệm để giữ chân người lao động thì tập trung nỗ lực tạo ra niềm yêu thích công việc cho người lao động và trọng dụng sức lao động một cách thường trực để có sự ổn định về nhân sự và thu nhập.
Và lúc đó, người lao động cũng không còn tâm lý thiển cận, làm đến Tết để có thưởng mà với thu nhập quanh năm ổn định và mọi thứ đã ở trong dự tính thì họ sẽ có cái Tết phù hợp và đầm ấm.
Viết đến đây, bất giác, tôi nhớ lại hình ảnh hàng trăm khuôn mặt rạng rỡ của công nhân Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình, tỉnh Bình Phước vào giờ tan ca dịp Tết năm ngoái khi thấy xe máy của mình được buộc sẵn quà Tết. Và đội buộc quà cho họ là Ban Giám đốc Công ty.
Đó không phải tiền công hay tiền thưởng mà là thứ quý hơn: TẤM LÒNG.
QUỐC THẮNG
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 24/03/2025 17:13
Hà Nội 12 mùa “check-in”
Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.

Cà phê tối - 22/03/2025 14:59
Lao động dôi dư thời AI
Không chỉ lĩnh vực công, các doanh nghiệp tư nhân hay các tập đoàn lớn đều đang trong quá trình tinh gọn sâu rộng. Thị trường lao động đang trở nên phức tạp hơn lúc nào hết.

Cà phê tối - 19/03/2025 14:04
Uống rượu giải sầu và chiếc “xe điên”
Buồn chuyện gia đình, Ngọc đi nhậu. Trong hơi men, Ngọc muốn ra nghĩa trang tâm sự với người cha đã quá cố. Tuy nhiên, trên đường đi, Ngọc đã gây tai nạn thảm khốc.

Cà phê tối - 17/03/2025 14:36
17 năm tìm chủ nợ
Sự việc chị Đinh Hải Nam tìm kiếm ân nhân tên Nga suốt 17 năm sau khi chị Nga cho chị Nam 8 chỉ vàng khiến dư luận rưng rưng. Câu chuyện nhẹ nhàng như một lời nhắc nhớ về ân nghĩa ở đời.

Cà phê tối - 15/03/2025 13:34
Xin lỗi và xin hết!
Hôm qua, công ty Chị Em Rọt (CER Group) đã tổ chức buổi “Gặp gỡ thân tình Team CER Group và Truyền thông” để chia sẻ thông tin về scandal “kẹo rau”. Nhiều lời xin lỗi đã được đưa ra song làn sóng bức xúc từ phía dư luận càng được thổi bùng lên.

Cà phê tối - 10/03/2025 14:55
“Hàm Cá Mập”: Cái gai không ai dám nhổ!
Vừa qua, Hà Nội quyết định phá tòa nhà "Hàm Cá Mập" tại số 7 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, để mở rộng Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và cải thiện không gian quanh Hồ Gươm.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F
