Khi dạy thêm trở thành trách nhiệm
Cà phê tối - 23/11/2023 20:35 QUỐC THẮNG
Sau thời điểm đó, một thầy hiệu trưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh khóc trong cuộc họp vì chuyện dạy thêm khiến dư luận xôn xao. Mấy chục năm trôi qua, giáo viên mong chờ một sự thay đổi, để thoát khỏi cảm giác “mình là người phạm tội dạy thêm”.
Những người bảo vệ cho quyền được dạy thêm của giáo viên thường bắt đầu bằng lập luận: Bác sĩ có thể mở phòng khám tư thì giáo viên có quyền dạy thêm. Tôi cho rằng, lý lẽ này sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì và rất có thể bị xem là một lời ngụy biện. Đó là chưa nói đến sự khác biệt của hai tình huống mà đối tượng là bệnh nhân và học sinh có nhu cầu/ bị ép phải học thêm.
Những người ủng hộ quyền được dạy thêm của giáo viên cũng thường dùng cái sai này (dạy thêm) để bảo vệ cho một vấn đề khác (lương không đủ sống). Những người không ủng hộ dạy thêm lại chỉ lấy những khía cạnh tiêu cực của việc này (làm méo mó hình ảnh thầy cô, đánh cắp tuổi thơ của học trò, gây áp lực kinh tế lên phụ huynh, xã hội,…) để phản đối bằng một hành động sai khác (hạn chế quyền tự do làm kinh tế).
Tôi cho rằng, cấm dạy thêm cũng sai, thả nổi dạy thêm cũng không ổn và đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học như trả lời trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu mới đây cũng không nên xem là phương án tuyệt đối hay bài toán tận gốc.
Ta có thể hình dung, khi kiểm soát dạy thêm bằng quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, những đơn vị kinh doanh được cấp phép phải bảo đảm giáo viên của trường nào thì sẽ không được phép dạy học sinh của trường đó, giáo viên được phát huy năng lực chuyên môn để tạo ra thu nhập một cách chính đáng.
Nhưng, một khi giáo viên được giảng dạy ngoài giờ hành chính một cách hợp pháp, ở trong môi trường cạnh tranh cao thì lấy gì để bảo đảm việc giáo viên không chểnh mảng việc dạy học ở trường? Đó là chưa nói đến, khi xem giáo dục là ngành kinh doanh, chất xám được đo bằng tiền, nghĩa là bài toán lợi nhuận đặt lên trên hết thì chất lượng chính khóa chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Lúc đó, các trung tâm dạy học thêm trở thành một thứ nửa vời, lấy nhân lực trường công để phát triển nhưng cũng không phải là loại hình trường tư.
Khi chưa thay đổi ngay được tập tính giáo dục là hình thành năng lực và kỹ năng chứ không phải là truyền đạt kiến thức như bấy lâu nay thì áp lực lên vấn đề dạy học thêm sẽ còn. Nhưng trước mắt, cần xác định rõ khái niệm học thêm. Cần xem học thêm, hoặc là để bù đắp những kiến thức còn bị thiếu của một số học sinh chưa đáp ứng được, hoặc là để nâng cao trình độ, phát huy sở trường. Cả hai nhu cầu này khi được đáp ứng, đều là chính đáng.
Nhà trường là đơn vị quản lý trực tiếp giáo viên và học sinh sẽ nắm rõ nhu cầu thực tế của học sinh và hoàn toàn có thể đề xuất kinh phí, giải quyết vấn đề một cách đúng nhất. Việc đưa vào quy chế và tổ chức các giờ tiếp đón để phụ đạo cho học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi hằng tuần như một số nền giáo dục ở châu Âu thực hiện là phương án khả thi. Cần xác định, việc dạy học thêm là một công việc của nhà trường và đó là trách nhiệm của thầy cô để nâng cao năng lực học tập của học sinh.
Song song với giải pháp trên, việc tăng lương cho giáo viên yên tâm công tác để tiến tới cấm giáo viên trường công dạy thêm, thậm chí bán bài giảng cho các trung tâm bên ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản từng làm là cách để nâng cao chất lượng giáo viên và giữ vững đạo đức nghề nghiệp.
Đó cũng là cách để tạo ra sự công bằng cho tất cả các giáo viên. Vì ta biết rằng, những giáo viên mầm non, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên một số bộ môn trên cả nước đều không có cơ hội dạy thêm.
Nghĩa là, câu hỏi “Không dạy thêm thì giáo viên ăn gì?” không phải dành cho tất cả 1,4 triệu giáo viên.
QUỐC THẮNG
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 02/04/2025 18:20
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.

Cà phê tối - 31/03/2025 14:38
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.

Cà phê tối - 29/03/2025 06:09
Động đất thì phải làm gì?
Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.

Cà phê tối - 26/03/2025 15:19
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.

Cà phê tối - 24/03/2025 17:13
Hà Nội 12 mùa “check-in”
Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.

Cà phê tối - 22/03/2025 14:59
Lao động dôi dư thời AI
Không chỉ lĩnh vực công, các doanh nghiệp tư nhân hay các tập đoàn lớn đều đang trong quá trình tinh gọn sâu rộng. Thị trường lao động đang trở nên phức tạp hơn lúc nào hết.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng
- Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá
- Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô
- Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn
- Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z