Thứ bảy 10/06/2023 14:59
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Đường truyền mong manh và người dùng "chịu trận"

Kinh tế - Chính sách - Quốc Thắng QUỐC THẮNG

Hôm qua, tuyến cáp quang biển SMW-3 xảy ra lỗi ở đoạn S2.7 đi Singapore. Hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động. Trong lúc đó, cáp đất liền và internet vệ tinh không thể thay thế “mạch máu” 99% lưu lượng truyền thông tin xuyên lục địa này.

SMW-3 đã được khắc phục, là tuyến nguyên vẹn duy nhất kết nối Việt Nam với mạng lưới Internet toàn cầu, “còng lưng” gánh nhu cầu của hơn 70 triệu người dùng Việt Nam. Nhưng đây lại là sợi già cỗi nhất, dự kiến thanh lý vào năm sau, sau 25 năm hoạt động! Giả sử, SMW-3 ra đời sớm hơn một năm thì lúc này chúng ta không có một tuyến cáp quang biển nguyên vẹn nào.

Còn nhớ, năm 2007, SMW-3 cũng gặp sự cố, nhưng khác với nay, lúc đó chỉ có hơn 17 triệu người dùng. Sau 16 năm, con số người dùng đã tăng gấp 4 lần nhưng hạ tầng càng ngày càng đi ngược lại với con số ấy.

Vài lát cắt ngang như trên để thấy câu chuyện sự cố đường truyền thường xảy ra là logic.

Logic hơn khi nhìn sang hạ tầng Internet của những nước khác: Singapore có 39 đường, Malaysia có 25 đường, Philippines có 24 đường, Thái Lan có 13 đường. Tỷ lệ của chúng ta là 10,30 triệu người/cáp, trong lúc, Singapore là 0,14, Malaysia là 1,18.

Logic hơn nữa khi theo thống kê của Telegeography, đến đầu năm 2023, thế giới có 552 tuyến cáp đang hoặc sắp khai thác. Mỗi năm, hệ thống này gặp khoảng 100 sự cố. Trong lúc đó, 5 tuyến cáp quang biển mà Việt Nam khai thác trung bình gặp sự cố 10 lần mỗi năm. Chúng ta khai thác chưa đến 1% số cáp toàn cầu, nhưng gặp lượng sự cố bằng 10% cả thế giới.

Chỉ có người dùng chịu trận là ở trong tình huống phi logic.

Mỗi lần gặp sự cố, có khi mất đến cả tháng để khắc phục, thời lượng được sử dụng bình thường không còn bao nhiêu trong tổng số một thuê bao trả phí 365 ngày.

Nhưng bất thường đó thường được trấn an bằng những mệnh đề đã trở thành sáo ngữ, nhất là đối với những ai làm việc thường xuyên bằng internet: “tuyến cũ, sắp dừng hoạt động”, “về cơ bản không ảnh hưởng vì chúng tôi không sử dụng tuyến này cho các dịch vụ băng rộng cố định”, “về cơ bản đã được khắc phục”, “về cơ bản được đảm bảo”, … Và khá hơn là nói rõ: khi gặp sự cố thì dung lượng hạ tầng ứng cứu được ưu tiên cho các kênh thuê riêng và kết nối 3G, 4G. Nhưng, nói như vậy thì những người dùng khác đang trả phí, họ ở đâu?

Không gì khác, đã đến lúc, quyền của người dùng phải được bảo vệ. Câu hỏi được đặt ra là: Đã bao giờ người dùng được giảm cước internet khi gặp sự cố? Ai bảo vệ quyền người dùng cho mỗi lần bị ảnh hưởng bởi các sự cố này?

Điều 33, Luật Viễn thông quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không đúng thời gian và chất lượng thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ giá cước đã thu. Nhà mạng không thể dùng rào cản kỹ thuật gặp phải hay việc thiếu kiến thức, gặp khó khăn trong chứng minh thiệt hại của người dùng như một lợi thế của mình để xí xóa nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng. Nhà mạng cũng không thể chỉ cam kết tốc độ tối thiểu dành cho kết nối nội địa, “quên” đi cam kết kết nối quốc tế khi ký hợp đồng. Trong nguyên tắc thương mại văn minh, quyền của người tiêu dùng phải được bảo đảm và thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ một cách minh bạch và chi tiết nhất.

Câu chuyện sự cố Internet thực chất là vấn đề bất bình đẳng mà người mua hàng đang phải gánh chịu.

Họ buộc phải bằng lòng với tình huống: người bán nắm rõ về hàng hóa của mình và người mua chỉ biết được về nó khi “mọi sự đã rồi” như khái niệm kinh tế “lựa chọn trái ý” (adverse selection) chỉ ra hoặc không dễ đánh giá chất lượng, tù mù về món hàng. Tình trạng này thường xảy ra ở những nền kinh tế thị trường sơ khởi hoặc thị trường nghèo/thiếu thông tin hay cố ý làm nghèo/thiếu thông tin. Trường hợp chúng ta đang bàn đến có thể nằm ở cả hai tình huống cuối cùng và kết cục thiệt thòi thuộc về người mua. Sự bất cân xứng trong thông tin là dấu hiệu thất bại cơ bản đầu tiên của kinh tế thị trường.

Thị trường chỉ minh bạch hơn khi cơ quan giám sát hoặc các hội/hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc sát sao. Lợi ích của các cơ quan này (nếu hoạt động một cách hiệu quả) mang lại sẽ không chỉ được tính bằng con số vì chính họ đang tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng và tránh được tình trạng hàng tốt có thể bị loại khỏi thị trường và hàng xấu chiếm ưu thế. Mất niềm tin là dấu hiệu khủng hoảng của kinh tế thị trường.

Câu chuyện sự cố Internet cũng đặt ra vấn đề về tự chủ hạ tầng: đã đến lúc chúng ta cần sở hữu riêng ít nhất một tuyến cáp để linh hoạt hơn trong vận hành và khắc phục sự cố. Vì, chưa có con số chính thức, nhưng thời gian, chi phí thiệt hại cho những ảnh hưởng từ sự cố hạ tầng Internet mà nền kinh tế phải gánh chịu chắc chắn không nhỏ.

Nước đã đến chân (hay đã cao hơn) hạ tầng Internet.

QUỐC THẮNG

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD)

Quyết tâm ở vỉa hè và chuyện “Biết rồi khổ lắm hứa mãi” Quyết tâm ở vỉa hè và chuyện “Biết rồi khổ lắm hứa mãi”

Hà Nội lại vừa quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ và TP.HCM đang tiếp tục xây dựng đề án cho thuê ...

Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản? Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản?

Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

Kinh tế - Chính sách -

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

“Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành Điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả Nhân dân, doanh nghiệp" ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương mới nói như thế! Chịu trách nhiệm không khó, xin lỗi cũng dễ nhưng làm thế nào để đủ điện mới là điều cần thiết!

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Kinh tế - Chính sách -

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các ĐBQH về giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

Kinh tế - Chính sách -

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...

EVN - Lỗ lớn và lời to

Kinh tế - Chính sách -

EVN - Lỗ lớn và lời to

Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Kinh tế - Chính sách -

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm

Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Kinh tế - Chính sách -

Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!

Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Nhà văn Hiền Trang, một tác giả trẻ, được ghi nhận nhiều trên văn đàn. Song gần đây, trong một buổi trò chuyện tại TP.HCM, cô đã trở thành tâm điểm tranh cãi khi phát ngôn về việc nhà văn hoàn toàn có thể được tỉ phú Elon Musk mời ăn tối.
Mỹ Anh

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

Tuần vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã kiến nghị Quốc hội đưa thêm trang phục áo dài ngũ thân vào là một lựa chọn để đại biểu có thể mặc trong các sự kiện lớn.
Quốc Thắng

“Bài toán” học đại học

Nam, hiện là học sinh lớp 12 ở một tỉnh miền Trung, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã từ bỏ giấc mơ vào đại học dù chưa đến thời gian xét tuyển chung. Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.
Phạm Xuân Dũng

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

Mấy hôm nay, kỳ án Nguyễn Thị Phương Hằng lại khiến dư luận chú ý dù đã qua cả năm trời điều tra với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều tình tiết mới xuất hiện được coi là ngoài dự kiến.
Mỹ Anh

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp

Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi những thông điệp rất mạnh về luật pháp nhắm vào các nền tảng mạng xã hội.

Môi trường - Sức khỏe

An Vinh

Nước đến chân mới nhảy

Câu ngạn ngữ từ xa xưa ấy của cha ông ta, đáng tiếc thay lại vẫn đúng và vẫn diễn ra ở thời hiện tại. Và đáng tiếc hơn nữa là lại diễn ra tại ngành Y, diễn ra trong khi xử lý việc cấp bách số một là giành lại mạng sống cho các bệnh nhân.
Mỹ Anh

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Việc ca sĩ Ngọc Lan tố công ty bảo hiểm nhân thọ “lừa” mình đã gây chấn động cộng đồng. Mới nhất, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cụ thể để các bên liên quan thông tin rõ vụ việc. Đúng- sai trong trường hợp của riêng nữ ca sĩ sẽ chóng được phân xử. Song, câu chuy
An Vinh

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Chiều 5/4, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn do xe ô-tô Kia Forte tông vào 17 xe máy tại ngã tư Võ Chí Công - Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khiến 18 người bị thương. Trong đó, có 2 trương hợp tiên lượng nặng, ở trạng thái nguy kịch.
Quốc Thắng

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

Khi nghĩ hành tinh có đến 3/4 là nước, chúng ta quên mất rằng nước ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khi có nước sử dụng hằng ngày, chúng ta quên mất rằng nếu sự cố xảy ra, một đường ống nước “độc quyền” sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong đời sốn
Hà Phan

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Đó là 5 từ mà Giám đốc Bệnh viện Việt Đức gói gọn cho tình trạng của nhiều bệnh viện lớn đang thiếu cả vật tư y tế lẫn thuốc men hiện nay. Có lẽ họ đang cần và mong mỏi sớm chấm dứt tình trạng này hơn cả những lời chúc tụng nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam h
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Kinh tế - Chính sách -

Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm

Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp

Kinh tế - Chính sách -

Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp

Cảnh tượng hơn hơn 1.300 người chen chúc bốc thăm 149 suất mua nhà ở xã hội dự án NHS Trung Văn - Hà Nội, một tỷ lệ “chọi” còn căng thẳng hơn chạy đua vào những ngôi trường danh tiếng cho thấy nhu cầu cao đến mức nào. Kế hoạch xây 1 triệu căn nhà giá rẻ đã bắt đầu được triển khai nhưng xem ra không dễ như trên bàn họp.

Cắt điện luân phiên

Kinh tế - Chính sách -

Cắt điện luân phiên

Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.

Doanh nghiệp “bán mình” và lao động mất việc

Kinh tế - Chính sách -

Doanh nghiệp “bán mình” và lao động mất việc

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ thông tin “Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành, lĩnh vực phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập để giảm bớt khó khăn về dòng tiền, duy trì sản xuất, kinh doanh"! Nhưng đó chưa phải là thông tin đáng lo nhất.

Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều

Kinh tế - Chính sách -

Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều

Hết một năm dừng tăng học phí đại học vì di chứng của đại dịch, sắp tới học phí đại học sẽ tăng khá nhiều sau khi được phép theo lộ trình đã định. Nhiều trường không thể không tăng vì quá cần nguồn lực đang thiếu thốn trầm trọng. Nhưng biết bao gia đình lao động nghèo cũng đứng trước vô vàn nỗi lo làm sao để con em vào giảng đường?

Thiếu trường công không phải chỉ vì thiếu đất

Kinh tế - Chính sách -

Thiếu trường công không phải chỉ vì thiếu đất

Năm học tới, Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh vào lớp 10 THPT công lập. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 30.000 cháu học sinh phải học trường tư trên tổng số 102.000 thí sinh thi vào THPT ở Hà Nội, niên khoá 2023-2024.

Ngân hàng vui, doanh nghiệp buồn, người lao động vật vã

Kinh tế - Chính sách -

Ngân hàng vui, doanh nghiệp buồn, người lao động vật vã

Doanh nghiệp “kiệt sức” với lãi vay, nhiều công ty vật vã với lãi suất ngất ngưởng, lãi ngân hàng đang làm khó doanh nghiệp, … là những “tiếng kêu” không khó gặp trong các diễn đàn, hội thảo, cuộc họp bàn về việc phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp. Than thở ấy đã lan rộng từ đầu năm, dù đến nay hạ nhiệt chút ít nhưng chưa đủ để doanh nghiệp và người lao động “dễ thở” hơn!

Thấy gì khi nhiều doanh nghiệp giống cây trồng kêu cứu?

Kinh tế - Chính sách -

Thấy gì khi nhiều doanh nghiệp giống cây trồng kêu cứu?

Vừa rồi, một loạt doanh nghiệp giống cây trồng phía Bắc đã có đơn kiến nghị gửi đến Cục Trồng trọt và Bộ trưởng Bộ NN & PTNT với nội dung khẩn thiết, đoạn mở đầu đã viết:

Thất thoát do tham nhũng - những con số xót xa

Kinh tế - Chính sách -

Thất thoát do tham nhũng - những con số xót xa

"Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay chỉ đạt 32,5%, tức mất 10 đồng thì chỉ thu hồi được 3 đồng". Đó là con số do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra và cơ quan này vừa kiến nghị một loạt giải pháp để tăng tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng! Nhìn vào ngân sách khó khăn và cuộc sống vất vả của hàng triệu lao động thì con số phản cảm ấy càng thêm bức xúc …

Điện tăng giá và sự minh bạch cần phải có từ phía EVN

Kinh tế - Chính sách -

Điện tăng giá và sự minh bạch cần phải có từ phía EVN

Vào đúng những ngày nắng nóng đầu tiên và gay gắt nhất của mùa hè 2023 thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo từ ngày 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành.