Đặt tên đường Gia Long và vai trò của nhà Nguyễn
Cà phê tối - 04/06/2022 17:00 PHẠM XUÂN DŨNG
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa trình bày tham luận tại tọa đàm khoa học "Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long". Ảnh: B.N (Dân Việt) |
PGS.TS Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc đã có ý kiến cần nhìn nhận đúng mức cống hiến quan trọng của vua Gia Long và cần đặt tên đường phố mang tên vua Gia Long, trước hết là ở ngay thành phố Huế. Ý kiến này đã nhận được sự đồng tình của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử như Nguyễn Xuân Hoa, Nguyễn Quang Trung Tiến...
Xin nhắc lại vấn đề này đã được một số nhà văn, nhà nghiên cứu đã từng trăn trở từ cách đây ít nhất vài chục năm. Còn nhớ trong bài viết "Vương triều Nguyễn trên đường phố Huế" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1995, tác giả đã điểm lại công trạng của triều Nguyễn, minh oan một số điều do nhiều người định kiến hoặc ngộ nhận. Một số luận cứ, luận chứng được đưa ra trong bài viết này từ góc nhìn lịch sử:
Vào thời điểm đó, cả Đông Nam Á, cả châu Á (trừ Nhật Bản), đã không chống nổi ách thống trị của thực dân xâm lược phương Tây. Đâu phải chỉ riêng Việt Nam và nhà Nguyễn?
Pháp đánh Đà Nẵng năm 1858, đến năm 1888 vua Hàm Nghi mới bị bắt. Vậy nhà Nguyễn cũng đã "chịu khó" chiến đấu suốt 30 năm, dễ chi đầu hàng?
Cả sau khi đất nước đã rơi vào ách đô hộ, quân đội bị giải giới, triều đình chỉ còn là bù nhìn, thì hai ông vua kế tiếp là Thành Thái và Duy Tân vẫn tiếp tục mưu đồ khởi nghĩa để bị lưu đày. Có thể nào gộp chung họ với các vị vua bán nước?
Vua Minh Mạng: nhà văn hóa lớn, người xây dựng kinh thành Huế như hiện nay để thành "Di sản văn hóa thế giới"...
Như vậy thứ nhất thì việc nhìn nhận lại vai trò của vua Gia Long cũng cả vương triều Nguyễn (tức là kể cả các chúa Nguyễn như Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan...) là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, trước hết từ tư duy đổi mới ngày càng khách quan của khoa học lịch sử.
Thứ hai là việc nhìn nhận toàn diện, khách quan và cởi mở để không phủ nhận nhà Nguyễn một cách cực đoan như trước đây và cũng tránh việc đề cao quá mức, không đúng với sự thật lịch sử, việc đánh giá công, tội phải rõ ràng, cụ thể và sòng phẵng.
Thứ ba, việc đề xuất đặt tên đường Gia Long sẽ mở đầu và góp phần khai thông những "điểm nghẽn" lịch sử từng bị phong bế; tiến đến việc thay đổi trong các sử liệu chính thống và cả trong sách giáo khoa trong tương lai, hy vọng là không phải chờ đợi lâu những điều mới mẻ được chính thức công nhận.
Trong một bài viết cách đây ít lâu, chúng tôi có đề cập đến công lao quan trọng của vua Gia Long, tựu trung ở những điểm cơ bản như thống nhất đất nước, mở đầu việc tạo dựng kinh thành Huế, sau này trở thành di sản thế giới và xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Biền Đông, đặc biệt với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tuy nhiên từ việc thừa nhận đóng góp to lớn của vua Gia Long đến việc chính thức tôn vinh như đặt tên đường phố, mà phải là đường phố bề thế cho tương xứng là một khoảng cách không nhỏ, dư luận đang chờ một bước tiến cần có trong nhận thức lịch sử một cách chính thống và cần phải được thể hiện cụ thể, thuyết phục.
Đây là công việc không đơn giản, đòi hỏi sự chung tay tâm huyết của các nhà khoa học, của các nhà quản trị xã hội, các ngành liên quan và sự đồng thuận hưởng ứng của xã hội. Đã có một khởi đầu tốt đẹp, hy vọng mọi chuyện sẽ hanh thông.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
Du lịch sự kiện: Một góc nhìn từ Huế Sáng nay (11/5), tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) có một hội thảo khoa học mang tên: "Xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành trung tâm ... |
Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa “Thừa Thiên Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa”, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định với ... |
Chân lý lịch sử là sự thật khách quan Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/01/2025 13:55
Tác quyền tiền tỉ và công nghiệp sáng tạo
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa thông báo tổng kết năm 2024 vào hôm qua. Trung tâm thông báo, nhiều nhạc sĩ đã nhận nhiều trăm tới hàng tỉ đồng trong năm 2024 qua các ca khúc.
Cà phê tối - 15/01/2025 15:48
Bão Yagi và hậu quả với chợ Tết
Cơn bão lớn nhất lịch sử càn quét Bắc Bộ đã qua được mấy tháng. Nhưng đến tận giờ, khi Tết sắp đến, người ta vẫn thấy hệ lụy từ cơn bão đánh thẳng vào túi tiền người tiêu dùng.
Cà phê tối - 13/01/2025 17:50
Chuyện giao thông hôm nay và câu ngạn ngữ xưa "gieo gì gặt nấy"
Những ngày này, nhiều người trên mạng xã hội, trong câu chuyện trao đổi với nhau ở gia đình hay ngoài phố, đang trách oan Nghị định 168.
Cà phê tối - 13/01/2025 16:07
Dùng kiếm “nói chuyện”
Một người đàn ông ở Nha Trang sau khi tranh cãi với nhân viên môi trường đã bất ngờ rút kiếm từ cốp xe để "nói chuyện".
Cà phê tối - 11/01/2025 14:24
Thay kỳ thi bằng “đánh giá năng lực”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố bỏ hoàn toàn kỳ thi lớp 6 ở tất cả các trường trên hệ thống giáo dục toàn quốc. Thay vào đó, Bộ vẫn để ngỏ phương án “đánh giá năng lực” cho các trường chất lượng cao.
Cà phê tối - 08/01/2025 14:56
Madam Pang và câu chuyện hòa khí bóng đá
Giữa những tranh cãi không hồi kết về trận chung kết đã kết thúc 3 ngày trước giữa cổ động viên hai đội, cách hành xử của bà Pang - Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan - khiến các bên đều nể phục.