Đằng sau công nghiệp “săn mây”
Cà phê tối - 30/12/2024 11:35 MỸ ANH
Mục tiêu quy hoạch là thúc đẩy thu hút đầu tư, hướng tới phát triển Tà Xùa thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, kết nối các điểm du lịch trong tỉnh Sơn La và các tỉnh lân cận như Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên. Quy hoạch cũng tạo cơ sở để quản lý đất đai, trật tự xây dựng và thu hút các dự án đầu tư, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Cuối tuần vừa rồi, tôi có leo đỉnh Samu - nơi cao nhất của Tà Xùa (Sơn La). Chúng tôi có dành 2 đêm ở bản Xím Vàng cũng như đi qua trung tâm Tà Xùa. Khung cảnh thực sự ngỡ ngàng. Từ vùng đất thưa vắng, nay Tà Xùa (Bắc Yên) đã thành một trung tâm du lịch sôi động. Dọc đường, hàng quán kiến cố, đồ sộ mọc lên với đủ các dịch vụ: Cà phê, homestay lưu trú, nhà hàng quán ăn,...
Tà Xùa trở nên nhộn nhịp như vậy nhờ trào lưu “săn mây up phây” dăm năm trở lại đây. Bình thường, để có thể chứng kiến biển mây, du khách sẽ phải tham gia hành trình dài cả mấy chục cây số để leo lên các đỉnh núi cao. Song, thiên nhiên ưu đãi cho Tà Xùa có địa thế có thể ngắm biển mây nếu thời tiết đẹp ngay ở những nơi ô tô tới được.
“Săn mây” ở Tà Xùa - Ảnh: Phạm Hải |
Và nhờ thế, công nghiệp săn mây ở Tà Xùa bùng nổ. Hàng quán, dịch vụ phục vụ săn mây mọc lên như nấm sau mưa. Đời sống người dân phần nào cải thiện. Tuy nhiên, việc phát triển tự phát không khỏi tạo nên nhiều những vết gợn khi số lượng người quá đông đổ về đây những ngày cuối tuần hay dịp lễ Tết. Đi kèm với nó là những công trình kiên cố “ghim” thẳng vào khung cảnh núi rừng khiến nhiều người ái ngại.
Nên, quy hoạch của UBND tỉnh Sơn La là đúng và kịp thời. Công nghiệp săn mây tạo ra những cơ hội vàng cho du lịch, kinh tế địa phương tuy nhiên cũng gây nên nhiều nỗi e ngại về cảnh quan, môi trường cũng như văn hóa bản địa. Nhất là, đô thị hóa, bê tông hóa vùng núi của Sa Pa, Đà Lạt hay gần nhất là quán cà phê Panorama ở Mã Pí Lèng (Hà Giang) vẫn còn nóng hổi.
Giới trẻ thích “săn mây up phây” rồi tạo nên cả một khu du lịch phục vụ nhu cầu này không có gì xấu. Nhu cầu này sẽ còn làm bùng nổ du lịch ở nhiều địa phương trù phú… mây. Nhưng, cũng như Sơn La, chính quyền các địa phương cần chủ động đón thời cơ bằng những chính sách cụ thể để phát triển du lịch mà vẫn đảm bảo cảnh quan tự nhiên, giữ gìn văn hóa đồng bào bản địa và cả những nét độc đáo riêng có của núi rừng Sơn La.
Bởi lâu dài, cảnh quan, văn hóa mới là vốn liếng lâu dài cho địa phương chứ không phải một trào lưu trên mạng xã hội, vốn có “vòng đời” rất ngắn.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Đằng sau công nghiệp “săn mây” bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |