Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ
Người lao động - 20/06/2024 20:35 TRẦN LƯU
Phát triển công đoàn ngoài khu vực nhà nước: Phải "đi từng ngõ, rõ từng doanh nghiệp" |
Những cuốc xe “giông bão”
Một ngày đang lúc trời mưa ế ẩm, Nguyễn Hữu Tuấn nhận thông báo trên ứng dụng có khách đặt xe Grap (xe ôm công nghệ) đi từ bến xe An Sương về đường Lê Hồng Phong (quận 5, TP. HCM), nhưng anh vẫn quyết định hủy chuyến, không nhận khách.
Anh không sợ những lần chạm mặt với lực lượng xe ôm truyền thống – vốn đã rất nhiều lần ngăn cản, làm dữ không cho cánh xe ôm công nghệ vào bến xe đón khách. Nhưng thay vì “ăn thua đủ” với nhau, anh chọn cách “giữ bình yên trong im lặng”.
“Người ta khổ mới đi chạy xe ôm, mình cũng vậy, thôi thì nhường nhịn lẫn nhau. Ví dụ một ngày tôi chạy được 10 cuốc, thì bỏ bớt một hai cuốc ở bến xe cũng không đến nỗi chết đói”.
Anh Tuấn năm nay 42 tuổi, học hết lớp 6, nên chỉ có thể lao động chân tay, làm thuê mướn kiếm sống qua ngày. Gần 10 năm trước khi Grap xuất hiện ở Việt Nam đã mang đến cho anh công việc chạy xe ôm công nghệ với nguồn thu nhập khá ổn định.
Xe ôm truyền thống ngày càng vắng khách. Ảnh: P.V. |
Chỉ với một chiếc Smarphone cài ứng dụng Grap, cùng vài thao tác đăng ký đơn giản, anh trở thành tài xế xe ôm công nghệ.
Mỗi ngày, cố gắng cày cuốc và trừ các chi phí, anh kiếm được 400.000đ.
Công cuộc “chuyển đổi số” đã tạo công ăn việc làm, mang đến lợi ích cho những người như anh Tuấn, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến số lượng khách hàng và thu nhập của lực lượng xe ôm truyền thống đem đến bất lợi cho người khác.
Theo quy luật đào thải của dòng chảy phát triển, cánh xe ôm truyền thống với đa phần là những người lớn tuổi, khó tiếp cận và nắm bắt công nghệ đã nhanh chóng “tụt hậu”, rơi vào cảnh ế ẩm.
Những lần ra bến xe An Sương đón khách, anh Tuấn liên tục bị cánh xe ôm truyền thống ngăn cản, thậm chí không ít lần làm dữ.
Anh Tuấn kể: “Họ nói tôi đến bến xe giật khách, cướp đi chén cơm của họ nên không cho vào đón khách. Dù đã liên tục giải thích là tôi đón khách theo yêu cầu đặt xe trên ứng dụng, chứ không phải tùy tiện vào bến xe “kiếm ăn”, nhưng họ vẫn không chịu. Mấy lần đầu, tôi rất ấm ức, huy động các anh em đồng nghiệp đến để giải vây, và tính cả chuyện ăn thua đủ với họ. Nhưng sau cùng nghĩ lại, mình làm vậy cũng không đúng. Chuyện “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” chỉ là “hạ sách”, vừa vi phạm pháp luật lại gây mất an ninh trật tự. Và quan trọng nhất những người chạy xe ôm dù truyền thống hay công nghệ đều khổ như nhau. Bây giờ nếu có khách đặt chuyến ở các bến xe tôi đều không nhận. Tôi không sợ ai hết, chỉ là nhường nhịn nhau để sống”.
Những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, đa phần mọi người đều có xe máy riêng, cộng thêm sự phát triển của các loại hình xe buýt, taxi, đặc biệt là xe ôm công nghệ đã mang đến rất nhiều tiện ích, nên rất được người dân ưa chuộng.
Ngoài đưa đón khách theo yêu cầu, các loại hình xe ôm công nghệ còn có các dịch vụ ship hàng, lái xe hộ, đưa rước học sinh… Do có nhiều tiện ích nên loại hình xe ôm công nghệ đã và đang được ưa chuộng.
Đặc biệt, trong điều kiện ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý tình trạng vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện thì dịch vụ xe công nghệ lại càng “ăn nên làm ra”.
Xe ôm công nghệ với nhiều tiện ích đang được mọi người ưa chuộng. Ảnh: P.V. |
Anh Võ Đức Quang (Phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM) cho biết: “Những khi bận việc không có thời gian đưa rước con đi học thì xe ôm công nghệ chính là “cứu cánh” của gia đình anh.
Không những vậy, chỉ cần một cuộc điện thoại qua App là có người đi chợ hộ cho vợ anh; hoặc khi đi đám tiệc, liên hoan mà không thể từ chối việc uống rượu, bia thì chỉ cần “alo” là tài xế xe ôm công nghệ có mặt đưa rước 24/24 giờ vô cùng tiện lợi, giá thành lại rẻ hơn so với taxi và xe ôm truyền thống”.
Hụt hơi trong cuộc cạnh tranh, những người hành nghề chạy xe ôm truyền thống rơi vào cảnh khó khăn, bấp bênh. Họ thất thế so với xe ôm công nghệ về giá cả, sự tiện dụng và cả thái độ phục vụ.
Đều đặn mỗi ngày, mới 4h sáng là ông Trần Văn Út (62 tuổi) lại bắt đầu chuyến hành trình tìm miếng cơm, manh áo với chiếc xe cà tàng tại các bến xe. Hơn 20 năm gắn chặt cuộc đời với nghề chạy xe ôm, chưa bao giờ ông Út chứng kiến cảnh ế ẩm như hiện nay. Có khi ngồi từ sáng đến tối cũng không chở được người khách nào.
Nắng gió, bụi đường đã khiến cho gương mặt của ông già đi rất nhiều so với tuổi tác.
“Khách bây giờ chỉ đặt xe công nghệ. Mới bữa hổm chứ đâu, thằng con tui (20 tuổi) đi đám cưới bạn nó, sợ bị công an thổi nồng độ cồn, nên nó cũng đặt Grap chở ra nhà hàng rồi chở về. Tui nghĩ, muốn tồn tại không có cách nào khác ngoài việc phải thay đổi, tiếp cận với hoàn cảnh mới”, ông Út nói.
Nghiệp đoàn san sẻ, dung hòa lợi ích
Lâu nay, TP. HCM đã trở thành “miền đất hứa” cho hàng triệu lao động nhập cư tìm đến mưu sinh. Trong đó, có đông đảo những người hành nghề chạy xe ôm truyền thống và công nghệ.
Hầu hết họ đều có hoàn cảnh khó khăn, nên thời gian qua, các cấp công đoàn TP. HCM đã phát triển đoàn viên, thành lập nghiệp đoàn; nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhóm đối tượng này.
Tính đến tháng 10/2023, LĐLĐ TP. HCM quản lý 134 nghiệp đoàn cơ sở với 11.046 đoàn viên. Riêng từ đầu năm 2024 đến hết tháng 5 năm nay, đã phát triển mới 1.713 đoàn viên nghiệp đoàn. Hiện LĐLĐ TP đang quản lý 137 nghiệp đoàn với 12.520 đoàn viên.
Các tài xế nghỉ ngơi, thư giãn tại “Điểm dừng chân” cho đoàn viên nghiệp đoàn xe ôm, xe công nghệ trên địa bàn quận Bình Tân. Ảnh: P.V. |
Riêng đối với lao động hành nghề xe ôm, toàn thành phố hiện có 36 Nghiệp đoàn xe ôm truyền thống và công nghệ với 3.724 đoàn viên
Điểm khác biệt giữa hai nhóm hành nghề này đúng như tên gọi là “công nghệ”. Ở đó, một bên là những người trẻ, tiếp cận công nghệ, mang đến sự lợi ích, tiện dụng cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi; còn một bên với phần lớn là lao động lớn tuổi, tụt hậu với thời đại, chỉ hoạt động tại những địa bàn cố định, như bến xe, bệnh viện…
Vì chén cơm manh áo, giữa họ đã không ít lần xảy ra ẩu đả, xô xát.
Chính vì vậy, theo LĐLĐ TP. HCM, ngoài việc giúp người lao động được tiếp cận đầy đủ hơn các chế độ chính sách an sinh xã hội khi tha gia nghiệp đoàn; thời gian qua, các cấp công đoàn TP cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền; qua đó, giúp đoàn viên nâng cao văn hóa ứng xử giao thông; giúp họ hiểu và nhận thức tốt hơn về pháp luật; không vì cái lợi nhỏ mà phải trả giá đắt cho hành vi ẩu đả, đánh nhau, gây mất an ninh trật tự.
Ngoài ra, LĐLĐ TP cũng đã phối hợp với công an phường, xã phân công cán bộ theo dõi, phụ trách nghiệp đoàn, vận động đoàn viên tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn.
Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, hưởng ứng “Tháng an toàn giao thông”, góp phần tích cực trong tuyên truyền không nâng độ xe gắn máy...
Trong những năm qua, nhiều cán bộ nghiệp đoàn cơ sở được tuyên dương, khen thưởng tham gia tốt các phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, lao động giỏi lao động sáng tạo…
Như năm 2019 có một Chủ tịch nghiệp đoàn xe truyền thống thuộc LĐLĐ Quận 1 được nhận “Giải thưởng 28/7”, là giải thưởng cao quý của LĐLĐ TP dành tặng cho Chủ tịch công đoàn, nghiệp đoàn cơ sở có thành tích tiêu biểu, đi đầu trong hoạt động công đoàn tại cơ sở.
Tham gia vào nghiệp đoàn xe ôm, người lao động đã có cuộc sống ổn định hơn. Ảnh: P.V. |
Anh Hoàng Văn Quang (Đội trưởng Đội Xe ôm Tự quản tại Ga Sài Gòn hơn 20 năm) chia sẻ: Từ khi thành lập Nghiệp đoàn đến nay, mọi hoạt động tại bến bãi đều tốt hơn. Anh em lao động đoàn kết, gắn bó, san sẻ, mời gọi khách hàng.
Đặc biệt, họ ý thức, trách nhiệm hơn trong việc đưa đón, giữ gìn bảo vệ tài sản cho khách; tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực Ga Sài Gòn.
“Chiếc áo đồng phục Nghiệp đoàn xe ôm đã giúp khách hàng tin tưởng chúng tôi nhiều hơn. Hay những lúc gia đình gặp chuyện đau yếu, bệnh hoạn… đều có nghiệp đoàn thăm hỏi, hỗ trợ. Khi cuộc sống đỡ vất vả hơn, chúng tôi có thêm thời gian để hiểu, mỗi bên (xe ôm công nghệ và truyền thống) đều có thế mạnh riêng. Nếu không chặt chém, phục vụ tốt khách hàng thì xe ôm truyền thống vẫn có đất sống như thường”, anh Quang bộc bạch.
Chị Diệp Tú Trang, 42 tuổi quê Tiền Giang, chạy xe ôm công nghệ từ năm 2017, tâm sự: “Với nhiều lao động phi chính thức như chúng tôi, nghiệp đoàn đã trở thành ngôi nhà thứ hai, giúp cuộc sống ổn định hơn. Bây giờ từ nghề truyền thống đến hiện đại, chúng tôi đã tạo được sự gắn kết, sẻ chia, động viên cùng nhau vượt khó. Thông qua hoạt động Nghiệp đoàn, chúng tôi không chỉ nâng cao ý thức pháp luật, thích ứng linh hoạt trước tình hình mới mà còn giúp nhau về kinh nghiệm sống”.
Lãnh đạo LĐLĐ TP. HCM cho biết: Các thành viên nghiệp đoàn đều khó khăn nhưng rất đoàn kết. Họ luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như những lúc khó khăn, hoạn nạn. Những điều nhỏ nhất trong cuộc sống đã khơi dậy trong mỗi người sự đồng cảm, thương yêu, đùm bọc, nhất là khi mọi người đều trải qua Covid-19 nhiều khó khăn. Đến nay, tình trạng xung đột giữa xe ôm truyền thống và công nghệ đã không còn phổ biến. Mỗi đoàn viên nghiệp đoàn ngày càng ý thức hơn trong việc giữ "miếng cơm, manh áo" thông qua công việc hằng ngày.
Việc thành lập nghiệp đoàn xe ôm không chỉ để lắng nghe, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên mà còn tập hợp kiến nghị, đề xuất và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho lực lượng lao động lái xe, đây cũng là nơi đoàn viên nghiệp đoàn tương thân tương ái, hỗ trợ chia sẻ những khó khăn trong công việc…
Tháng 4 vừa qua, Trung tâm Công tác xã hội LĐLĐ TP. HCM phối hợp với LĐLĐ quận Bình Tân khánh thành “Điểm dừng chân” cho đoàn viên nghiệp đoàn xe ôm, xe công nghệ trên địa bàn. “Điểm dừng chân” đặt tại số 44 đường liên khu 16-18, phường Bình Trị Đông, diện tích 40 m2, được bố trí ghế ngồi, bình nước nóng lạnh, wifi, bảo dưỡng xe với mức phí ưu đãi dành cho đoàn viên nghiệp đoàn. Khi đưa vào sử dụng, tài xế sẽ có nơi sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, thay nhớt, rửa xe miễn phí. Đây là “Điểm dừng chân” đầu tiên được thực hiện tại TPHCM để chăm lo cho các đoàn viên nghiệp đoàn xe ôm, xe công nghệ. Dự kiến, thời gian tới, Trung tâm Công tác xã hội LĐLĐ TPHCM sẽ phối hợp với một số LĐLĐ các quận, huyện trên địa bàn TPHCM có đông đoàn viên nghiệp đoàn xe ôm, xe công nghệ thành lập thêm các “Điểm dừng chân” khác. |
Hàng chục nghìn cơ hội việc làm khi VinFast ra mắt “xe ôm” điện Số lượng lớn việc làm ổn định, thu nhập tốt hứa hẹn khi thương hiệu gọi xe công nghệ SM Bike - "xe ôm" điện ... |
GSM chọn cách đi nào khi thâm nhập thị trường “xe ôm”? SM Bike sở hữu lợi thế lớn về tiêu chí bảo vệ môi trường, chi phí vận hành nhưng việc gia nhập, cạnh tranh ở ... |
Tài xế xe ôm công nghệ mưu sinh tuổi xế chiều Gánh nặng áo cơm khiến nhiều người dù ở tuổi xế chiều vẫn tất bật rong ruổi những cuốc xe ôm công nghệ ngoài đường ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Người lao động - 25/11/2024 13:26
Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn