Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Đời sống - 13/11/2024 15:31 TRẦN LƯU
Người lao động phấn khởi trước tin Công đoàn thắng kiện |
Đơn khỏi kiện được gửi đến TAND thành phố Biên Hòa hồi cuối tháng 10 vừa qua, sau khi doanh nghiệp này ban hành một thông báo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của hơn 100 công nhân lao động tại công ty.
Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên về lĩnh vực cơ khí chế tạo, với 163 công nhân lao động đang làm việc.
Thông báo tạm nghỉ chờ việc của Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam. Ảnh: P.V |
Từ tháng 7/2024, lấy các lý do tình hình dịch bệnh, suy thoái kinh tế, căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung và xung đột Nga – Ukraina làm cho công ty không có đơn hàng, không thể bố trí việc làm cho người lao động; doanh nghiệp này đã buộc người lao động phải ngừng việc theo lịch nghỉ của công ty.
Cụ thể, vào ngày 9/7/2024, công ty ra một thông báo “tạm nghỉ chờ việc”, đối tượng áp dụng là nhân viên thuộc KEV (ngoại trừ nhân viên kinh doanh, báo giá và các trưởng phòng trở lên). Tùy theo tính chất và mức độ phải hoàn thành công việc mà các phòng có thể lựa chọn hình thức nghỉ toàn thể hay nghỉ theo từng nhóm.
Thời điểm tạm nghỉ chờ việc từ ngày 15/07/2024 – 31/08/2024. Trường hợp nếu tháng 09/2024 vẫn phải tiếp tục áp dụng nghỉ chờ việc thì phòng Tổng vụ sẽ thông báo vào ngày 26/08/2024. Trong thời gian tạm nghỉ chờ việc, công ty sẽ trả cho người lao động mức lương 5.573.000đ/người/tháng.
Anh Hà Văn Thắng, công nhân thuộc bộ phận Tổ sơn tại công ty cho biết: Vợ anh hiện đang thất nghiệp, anh là lao động chính trong gia đình; phải gồng gánh mọi thứ để nuôi 3 đứa con nhỏ. Từ tháng 7 vừa qua, công ty đơn phương cho lao động tạm ngừng việc đã khiến cuộc sống của anh càng thêm điêu đứng.
“Với mức lương chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng, trong khi gia đình tới 5 miệng ăn là không đủ để xoay sở. Tiền lương hàng tháng của tôi là khoản thu nhập duy nhất, cả gia đình chỉ trông đợi vào đó”, anh nói.
Đồng chí Trần Huy Bình, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam cho biết, công ty đơn phương ra mức lương 5.573.000đ/người/tháng là dựa trên mức lương tối thiểu vùng cộng với 7% tiền tay nghề.
Việc công ty tự áp mức lương trên trả cho người lao động là không đúng quy định của pháp luật vì theo quy định tại điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019: Tiền lương trả cho người lao động khi ngừng việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì công ty phải trả đủ lương, nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được hưởng lương; nếu vì sự cố điện, nước… thì tiền lương do hai bên thoả thuận.
Đồng chí Trần Huy Bình, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH KOBEL E&M Việt Nam bên các hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động. Ảnh: Tr.L |
“Với các lý do mà công ty nêu ra để cho người lao động ngừng việc không nằm trong quy định của pháp luật nên công ty phải trả đủ lương cho người lao động hoặc công ty phải thoả thuận với người lao động nhưng công ty không thoả thuận mà tự đưa ra mức lương trên trả cho người lao động. Việc này làm cho quyền lợi của người lao động bị xâm phạm”.
Đồng chí Trần Huy Bình nói và cho biết thêm: Công đoàn cơ sở đã tổ chức đối thoại với công ty nhưng không thành công. Ngày 16/8/2024, Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai, Công đoàn các Khu công nghiệp Biên Hoà đã làm việc cùng Công đoàn cơ sở và Ban Giám đốc công ty; qua đó, đã yêu cầu công ty đối thoại, thương lượng trả lương ngừng việc cho người lao động nhưng công ty không thực hiện mà vẫn tiếp tục đơn phương thực hiện cách làm của mình.
Nhận thấy việc công ty tự áp dụng mức lương ngừng việc để trả lương cho người lao động là không đúng quy định của pháp luật làm cho người lao động bức xúc nên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã họp và thống nhất yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Việc này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Biên Hoà đã tiến hành hoà giải nhưng không thành. Từ tháng 7 đến nay đã có 126 công nhân lao động phải nghỉ chờ việc, lâm vào cảnh khó khăn trong cuộc sống, do mức lương công ty chi trả quá thấp.
Trong số này có 93 công nhân lao động đề nghị Công đoàn cơ sở khởi kiện doanh nghiệp ra tòa đòi quyền lợi. Cụ thể là đề nghị tòa xem xét buộc Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam phải thanh toán thêm phần tiền lương chênh lệch giữa lương thực tế và tiền lương công ty áp dụng trả cho người lao động là 5.573.000 đồng từ tháng 7 đến tháng 9/2024.
Tổng số người lao động Công đoàn cơ sở đại diện khởi kiện là 93 người với tổng số tiền yêu cầu công ty trả thêm là 833.029.945 đồng. Trong đơn khởi kiện, Công đoàn cơ sở Công ty cũng đề nghị tòa tính tiếp nếu công ty còn áp dụng tiền lương thấp hơn lương thực tế để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Đồng chí Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) thông tin: Sau khi xảy ra vụ việc, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã giao cho Trung tâm hỗ trợ Công đoàn cơ sở công ty Kobelco E&M Việt Nam trong việc khởi kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động.
“Từ trước đến nay, cán bộ Công đoàn cơ sở thường do chủ doanh nghiệp trả lương dù gì họ cũng không dám mạnh mẽ phản đối ý kiến của chủ doanh nghiệp. Đây là một trường hợp ngoại lệ, và cũng là lần đầu tiên có một công đoàn cơ sở đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện doanh nghiệp để đòi quyền lợi”, đồng chí Vũ Ngọc Hà nói.
Cần quy định rõ công đoàn là ủy quyền đương nhiên bảo vệ người lao động trước tòa Luật Công đoàn cần quy định rõ, công đoàn là đại diện đương nhiên đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước ... |
Nhờ Công đoàn khởi kiện ra toà, người lao động được bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phân công cán bộ công đoàn giúp người lao động khởi kiện yêu ... |
Công ty Igarten thất hẹn trả thưởng kinh doanh, người lao động có quyền khởi kiện Người lao động từng làm việc tại Công ty Cổ phần Phát triển giáo dục Igarten (Hà Nội) phản ánh rằng công ty này đang ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10
- Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc
- Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang
- Bí quyết của đơn vị dẫn đầu cả nước về phát triển đoàn viên
- Volkswagen Việt Nam khai trương showroom kiểu mới, đầu tiên tại Đông Nam Á