Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
Kinh tế - Xã hội - 03/12/2024 15:14 Gia Hưng
Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp |
Thu hút đầu tư - tăng trưởng vững chắc
Theo Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc, đến giữa tháng 10/2024, tỉnh đã thu hút được 495 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, 376 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 6.795,11 triệu USD và 119 dự án DDI với tổng vốn hơn 38.822,61 tỷ đồng.
Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu trong danh sách đối tác đầu tư, đóng góp tốt cho kinh tế - xã hội địa phương.
Ngành nghề thu hút nhiều dự án đầu tư nhất bao gồm linh kiện điện tử (50,4%), lắp ráp ô tô, xe máy (12,8%), còn lại là các lĩnh vực như dệt may, vật liệu xây dựng.
Hiện tại, vốn thực hiện của các dự án đạt trung bình 60-65% tổng vốn đăng ký, cao hơn mức trung bình cả nước. Các KCN của tỉnh cũng đã tạo việc làm cho 142.440 lao động.
Ông Vũ Kim Thành - Phó Trưởng ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc. Ảnh: D. Minh |
Ông Vũ Kim Thành - Phó Trưởng ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc chia sẻ: Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng cởi mở “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” cùng với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại; hệ thống pháp lý minh bạch, an ninh trật tự được bảo đảm, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.
Tại Hội thảo “Xúc tiến đầu tư các Khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc năm 2024” tháng 6/2024, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị CNCTech Group cũng nhấn mạnh những lợi thế vượt trội và môi trường đầu tư hấp dẫn của Vĩnh Phúc, qua đó khẳng định quyết định lựa chọn tỉnh làm điểm đến đầu tư.
“Môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách thông thoáng và hạ tầng hiện đại tại Vĩnh Phúc là những yếu tố then chốt khiến các doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến đầu tư”, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị CNCTech Group, cho biết.
Hiện tại, CNCTech Group đang triển khai nhiều dự án KCN và cụm công nghiệp tại tỉnh, nổi bật là dự án KCN Nam Bình Xuyên hợp tác cùng Tập đoàn PNX của Hàn Quốc. Với định hướng trở thành KCN xanh, thông minh, hiện đại, KCN Nam Bình Xuyên được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần thu hút các dự án FDI chất lượng cao, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của Vĩnh Phúc.
Những dự án nổi bật
Một trong những dự án nổi bật gần đây là nhà máy chất bán dẫn trị giá 100 triệu USD tại KCN Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên. Dự án này được hợp tác giữa Công ty Cổ phần Signetics (Hàn Quốc) và Tập đoàn CNCTech (Việt Nam). Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2024, với sản phẩm đầu tiên ra mắt vào tháng 10/2025. Đây là tín hiệu tích cực, kỳ vọng trở thành động lực thu hút thêm các nhà đầu tư lớn, đặc biệt từ Hàn Quốc.
Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng lớn, nổi bật là dự án KCN Phúc Yên tại TP. Phúc Yên với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng trên diện tích 111,3ha. Dự án do Công ty CP SHINEC và Công ty CP KCN và Dịch vụ Quốc tế Vĩnh Phúc triển khai, dự kiến hoàn thành hạ tầng từ quý I/2027 và đưa vào vận hành từ quý II/2027.
KCN Phúc Yên được thiết kế hiện đại, đồng bộ, hướng tới thu hút các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực cơ khí chính xác, thiết bị y tế, thiết bị điện, đảm bảo ít ô nhiễm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của tỉnh.
Các ngành nghề thu hút đầu tư chủ yếu bao gồm sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô và xe máy. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lớn như Sindoh, Cammsys, Partron, Daewoo Bus, JH Vina, Heasung Vina, ShinWon, Vina Korea, ISC Vina, Solum... đã tạo được dấu ấn quan trọng trong việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những dự án này không chỉ thúc đẩy sản xuất mà còn tạo việc làm ổn định cho hơn 142.440 lao động địa phương.
Tính đến ngày 15/10/2024, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 17 KCN được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha; trong đó: 9 KCN đã đi vào hoạt động, gồm KCN: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Bình Xuyên II-giai đoạn 1, Bá Thiện II, Tam Dương II - khu A, Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa – khu vực II – giai đoạn 1, Thăng Long Vĩnh Phúc; 3 KCN đang triển khai xây dựng, gồm: KCN Sơn Lôi, KCN Tam Dương I- khu vực 2, KCN Sông Lô II; 5 KCN chưa được giao đất, chưa triển khai xây dựng, gồm KCN: Bình Xuyên II-giai đoạn 2, Nam Bình Xuyên, Phúc Yên, Sông Lô I, Đồng Sóc. |
Những thách thức và nhiệm vụ trọng tâm
Với sự chỉ đạo sát sao từ UBND tỉnh và những định hướng đúng đắn, các KCN Vĩnh Phúc không chỉ đóng góp lớn vào ngân sách địa phương mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Khu công nghiệp Bá Thiện 2. Ảnh: ĐVCC |
Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc được UBND tỉnh giao trọng trách quản lý nhà nước, thu hút đầu tư, và thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn. Với vai trò bao quát các hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách và phát triển KCN, Ban Quản lý tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:
Một là: Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh định hướng phát triển KCN hỗ trợ, chuyên ngành, công nghệ cao, và công nghiệp bán dẫn.
Quy hoạch KCN quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng, giảm giá thuê đất để tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Hai là: Đẩy nhanh việc lập quy hoạch xây dựng KCN theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP, tạo cơ sở thu hút đầu tư trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Ba là: Tham mưu cho UBND tỉnh thu hút các nhà đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm phát triển thành công các khu công nghiệp trên địa bàn cả nướcGiám sát chặt chẽ việc đầu tư hạ tầng KCN, đảm bảo đúng quy hoạch và gắn với bảo vệ môi trường.
Bốn là: Đôn đốc, giám sát các nhà đầu tư để hoàn thiện, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và ổn định sản xuất kinh doanh các KCN hiện có; tập trung nguồn lực vào công tác BT, GPMB và hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải tập trung tại các KCN.
Năm là: Nỗ lực thu hút thành công các dự án lớn, các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia, các dự án công nghệ cao, công nghệ bán dẫn để chuyển dịch mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng theo hướng chủ động, tích cực, trọng tâm, trọng điểm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Sáu là: Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai các dự án. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi.
Bảy là: Khẩn trương hoàn thành việc khắc phục, đôn đốc giám sát các nhà đầu tư khắc phục các tồn tại đã được chỉ ra trong kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến KCN.
Với các nhiệm vụ trọng tâm này, Ban Quản lý KCN Vĩnh Phúc cam kết góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của tỉnh.
Mời xem thêm video:
Sắp thêm 2-4 dự án hoạt động tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, trong tháng 9/2024, dự kiến sẽ có thêm 2-4 dự án đi vào ... |
Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Trong bối cảnh thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp bền vững theo các quy hoạch quốc gia, tỉnh Vĩnh Phúc đang nổi lên ... |
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 04/12/2024 09:00
Mazda CX-8 2024 tăng giá so với bản cũ
Website chính thức của Mazda Việt Nam đã công bố giá CX-8 2024, với mức tăng từ 20 đến 25 triệu đồng, đồng thời giảm một phiên bản so với trước.
- Mazda CX-8 2024 tăng giá so với bản cũ
- Đời tôi may mắn khi có được tình thương của công đoàn
- Các chương trình hỗ trợ tàu – xe miễn phí của Công đoàn cho người lao động về quê đón Tết
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp