Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Người lao động - 01/11/2024 20:11 Phương Mai
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư” |
Bán đất ở quê vẫn không mua được nhà Hà Nội
10 năm học tập và làm việc ở Hà Nội là 10 năm chị Lê N.A (28 tuổi, quê Nam Định) sống trong cảnh thuê nhà. Từ mức lương hơn 6 triệu khi vừa ra trường, giờ chị A. đã có thu nhập 15 triệu/tháng với công việc biên dịch tại một công ty tư nhân. Xác định sẽ mua nhà để định cư ở Hà Nội nên chị A. vạch ra kế hoạch tiết kiệm, kết hợp với bán hàng online, kiếm thêm thu nhập, giảm bớt các chi phí cho vui chơi, giao lưu bên ngoài.
Một căn nhà 5 tầng được rao bán với giá hơn 14 tỷ trong một nhóm về mua bán nhà Hà Nội. |
Đến hiện tại, chị A. lập gia đình được 3 năm, có thêm khoản lương của chồng, tổng thu nhập gần 40 triệu/tháng. Giữa năm 2023, hai vợ chồng chị A. có khoảng 800 triệu tiết kiệm. Thấy các con chật vật mãi chưa xoay đủ tiền, bố mẹ chị A. ở quê rao bán đất nơi cả nhà đang sinh sống và dự định chuyển về nhà ở quê để dưỡng già. Đây là khu đất rộng 200m2, giáp mặt đường, gần khu du lịch.
Tuy nhiên, vì giá đất ở khu vực này đã qua “cơn sốt” nên con số không được như gia đình chị A. mong muốn. Bố mẹ chị A. đành phải bán mảnh đất khác nhỏ hơn để có thêm tiền “bù” mua nhà cho con. Cộng tất cả chỉ có hơn 1 tỷ đồng để mua nhà.
Chị A. cho biết: “Từng đó tiền chẳng mua nổi căn nào. Chúng tôi muốn tìm một căn có ít nhất 2 phòng ngủ vì dự định sắp tới có em bé, phòng thỉnh thoảng có bố mẹ ở quê lên thăm nữa, nhưng giá ít nhất cũng phải gần 3 tỷ ở khu vực “rìa” trung tâm. Bên cạnh đó cũng không có tài sản gì để thế chấp nên cũng không tiếp cận được nguồn vay ngân hàng. Khả năng mua được nhà gần như bằng 0”.
Trước đó, hai vợ chồng chị A. đã từng “nâng lên đặt xuống” rất nhiều lựa chọn, tìm đến các đơn vị môi giới, song càng xem càng “nản” vì vẫn chưa tìm được căn ưng ý.
“Nhiều khi hôm trước hôm sau hỏi mà căn đó đã có người mua mất, chúng tôi càng hoảng. Đắn đo mãi rồi từ khoảng cuối năm ngoái, giá nhà tăng vọt, giờ chẳng còn khả năng mua chứ đừng nói là được chọn”, chị A. chia sẻ.
Tâm lý sợ bị “hớ” cũng là tâm lý chung của nhiều người khi tìm mua nhà ở những thành phố lớn, khi vừa không có quá nhiều kiến thức về bất động sản, nguồn tham khảo giá cũng hạn chế.
Anh Hồ X.T. (32 tuổi, quê Thanh Hóa) đã có ý định mua nhà Hà Nội để tiện đi làm từ cách đây 6 năm, dù đã có nhà ở quê. Thế nhưng đến hiện tại, anh vẫn phải chịu “kiếp ở trọ” vì trước đây “chê đắt”.
Cùng một căn chung cư trước đây được giới thiệu nhưng anh T. không “chốt” luôn, qua nhiều năm, giá căn đó ngày càng “độn” thêm khiến số tiền tích lũy của anh T. “chạy” theo không kịp. Với một căn khác, dù đã đạt đủ các tiêu chí mà anh T. mong muốn, nhưng sau khi tham khảo thấy “nhỉnh” hơn căn bên cạnh khoảng 70 triệu, anh tiếp tục bỏ lỡ vì cho rằng giá vẫn cao. “Sau 5 năm, căn đó giờ tăng gấp 4 lần thời điểm trước rồi, cứ mỗi năm tăng thêm 600-800 triệu”, anh T. cho biết.
Dù chuẩn bị kỹ về sự so sánh để tránh bị mua “hớ”, nhưng thực tế anh T. đã bỏ lỡ nhiều cơ hội mua được nhà. Anh T. dự định sẽ tích lũy thêm và chờ thời điểm “hạ nhiệt”, còn hiện tại vẫn tiếp tục ở nhà trọ.
Người mua khó, môi giới cũng khó khi giá nhà tăng
Tại họp báo với chủ đề: “Thực hư chuyện môi giới Bất động sản đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường" diễn ra mới đây, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) khẳng định, môi giới bất động sản (BĐS) không phải là nguyên nhân chính khiến BĐS bị đẩy giá trong thời gian qua.
Giá bán BĐS càng cao, môi giới BĐS càng gặp khó khăn. Hơn ai hết, môi giới BĐS chính là người mong muốn giá bán BĐS được xác định ở mức phù hợp nhất. Có như vậy, việc môi giới bán hàng mới thuận lợi, người làm nghề môi giới mới có cơ hội nhận hoa hồng. Bởi lẽ, môi giới “sống dựa vào hoa hồng”. Họ thà chấp nhận hoa hồng thấp, nhưng đều đặn để duy trì cuộc sống và tích tiểu thành đại, còn hơn cả năm theo đuổi một “deal to” mà luôn trong tình trạng “hên xui”.
Sở hữu nhà Hà Nội trở thành "giấc mơ" với nhiều người lao động. Ảnh: SKĐS |
Theo ông Đính, thời gian vừa qua, câu chuyện về giá bán BĐS luôn là chủ đề nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận toàn xã hội. Không chỉ với căn hộ chung cư mà biệt thự, liền kề, đất đấu giá cũng lần lượt được gọi tên. Người dân choáng váng vì mỗi lúc giá bán BĐS lại bị đẩy lên cao.
Thị trường giống như biển lớn, giá bán như những đợt sóng, sóng sau cao hơn sóng trước. Và người dân thì không biết đến khi nào tình trạng này mới chấm dứt. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới vấn đề an sinh xã hội. Nhiều người có nhu cầu ở thực, không có cơ hội tiếp cận với nhà ở. Nhiều bạn trẻ, người lao động có thu nhập thấp chưa kịp quyết tâm phấn đấu mua nhà đã phải coi đây như một “giấc mơ xa vời”.
Như vậy đến hiện tại, có thể chia thành nhiều nhóm tâm lý với việc mua nhà, gồm: Người chạy vạy thêm tiền để “mua nhanh còn kịp”; người thà ở nhà thuê chứ không để mua nhà bị “ngáo giá” và người tiếp tục âm thầm chờ giá giảm để mua vừa với túi tiền của mình.
Hà Nội: Khan hiếm nguồn cung, giá chung cư tăng 15 quý liên tiếp Sau 15 quý liên tục tăng, hiện giá chung cư sơ cấp ở Hà Nội đã cao hơn 53% so với quý 1/2019. |
Thị trường trầm lắng nhưng mặt bằng giá đất, chung cư vẫn cao Giá nhà ở, đất nền trên cả nước xu hướng giảm nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức cao, đó là nhận định của Bộ ... |
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư” Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Người lao động - 09/12/2024 16:18
Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập
Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.
Người lao động - 08/12/2024 16:27
Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.
Người lao động - 07/12/2024 08:26
Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập
Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10