GSM chọn cách đi nào khi thâm nhập thị trường “xe ôm”?

SM Bike sở hữu lợi thế lớn về tiêu chí bảo vệ môi trường, chi phí vận hành nhưng việc gia nhập, cạnh tranh ở lĩnh vực gọi xe máy công nghệ vốn rất khắc nghiệt lại là bài toán không dễ giải với GSM.
GSM chọn cách đi nào khi thâm nhập thị trường “xe ôm”?

“Xe ôm” điện sẽ tối ưu hơn ở các đô thị

Công ty Cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh (GSM) thông báo kế hoạch tuyển dụng nhân sự ở Hà Nội để mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực “xe ôm” điện với thương hiệu SM Bike. Tương tự mô hình tăng trưởng của taxi điện GSM, SM Bike sẽ được phát triển từng bước theo khu vực địa lý, mở rộng ra các tỉnh thành sau khi triển khai thành công ở những “cứ điểm” đầu tiên như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng…

Khi gia nhập thị trường gọi xe máy công nghệ, các chuyên gia nhận định SM Bike sở hữu những lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ. Đầu tiên, chi phí nhiên liệu cho xe máy điện thấp hơn 50% so với xe động cơ đốt trong. Điều này giúp thu nhập của tài xế cao hơn, công ty quản lý có thêm kinh phí tái đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiếp theo, xe máy điện vận hành êm ái, không tạo ra tiếng ồn, khói, mùi xăng dầu…

GSM chọn cách đi nào khi thâm nhập thị trường “xe ôm”?

“Ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM, lượng xe hai bánh chạy dịch vụ rất lớn. Về mặt môi trường, nếu số lượng này được thay thế một phần bằng xe máy điện sẽ giúp thay đổi lớn về chất lượng không khí đô thị.

Về mặt chi phí, xe điện có chi phí sạc rẻ hơn nhiều so với xe chạy xăng. Bên cạnh đó, GSM thực hiện việc cho thuê xe máy điện để chạy dịch vụ sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư phương tiện ban đầu, tạo cơ hội cho nhiều người lao động”, chuyên gia Phạm Minh nhận định.

Đi vào thị trường ngách

SM Bike sở hữu lợi thế lớn về tiêu chí bảo vệ môi trường, chi phí vận hành nhưng việc gia nhập, cạnh tranh ở lĩnh vực gọi xe máy công nghệ vốn rất khắc nghiệt lại là bài toán không dễ giải với GSM.

GSM chọn cách đi nào khi thâm nhập thị trường “xe ôm”?

Thực tế, Grab gia nhập thị trường gọi xe công nghệ từ năm 2014. Sau 9 năm, các ứng dụng đặt xe, ứng dụng giao hàng, gọi đồ ăn… trở thành dịch vụ không thể thiếu với người dân ở các thành phố lớn. Hiện tại, thị phần được định hình chủ yếu bởi các tay chơi lớn như Grab, Be, Gojek, Ahamove.

“Miếng bánh” thị phần được phân chia xong, thói quen khách hàng được hình thành trong thời gian dài. Vì thế, để thâm nhập ngành, SM Bike buộc phải có những hướng đi riêng, đi vào ngách để từng bước tiếp cận khách hàng.

Chuyên gia Nguyễn Thúc Hoàng Linh nhận định trước mắt dịch vụ gọi xe của GSM tập trung khai thác nhóm khách hàng có nhu cầu di chuyển cố định về thời gian, hành trình, nhóm khách hàng trẻ, thu nhập tốt đề cao chất lượng dịch vụ, nhóm khách hàng từ hệ sinh thái của công ty mẹ Vingroup…

GSM chọn cách đi nào khi thâm nhập thị trường “xe ôm”?

Thực tế, dịch vụ mới “Xanh 2 School” áp dụng cả xe máy và ô tô điện được GSM tung ra song song với màn chào sân của SM Bike. Cụ thể, Công ty giới thiệu dịch vụ vận chuyển đưa đón học sinh từ nhà đến trường, cam kết về thời gian, chất lượng dịch vụ và độ tin cậy. Đây là cách thâm nhập thị trường thông minh của GSM trước các đối thủ mạnh, đang áp đảo thị phần trong thời gian dài.

Chuyên gia Phạm Minh nhận định cơ hội không phải không có với GSM bởi thị trường rất tiềm năng: “Với sự phát triển nhanh chóng của loại hình dịch vụ sử dụng xe hai bánh như hiện nay, bao gồm chở người, giao hàng, mua hộ thực phẩm... SM Bike có tiềm năng phát triển lớn. Con số 20.000 nhân sự trong thời gian đầu hoàn toàn khả thi. Việt Nam hiện có tới 200.000 lái xe công nghệ hai bánh. Một phần trong số này có thể sẽ chuyển sang dịch vụ hai bánh của GSM nhờ lợi thế lợi nhuận cao hơn”.

Ông Minh đánh giá xe dịch vụ hai bánh sẽ là phương tiện đầu cuối trong chuỗi dịch vụ vận tải công cộng, nơi mà những phương tiện lớn hơn như xe bus hay taxi không thể phục vụ. Đây cũng sẽ là phương án bổ khuyết cho hệ sinh thái vận tải xanh của Vingroup. Tuy nhiên, nếu xe hai bánh phát triển quá nhiều cũng sẽ góp phần gây ra ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM.

Taxi điện VinFast VF e34 của GSM Taxi điện VinFast VF e34 của GSM

Taxi điện VinFast VF e34 sở hữu màu sơn mang nhận diện thương hiệu của GSM được đánh giá bắt mắt, dễ nhận biết khi ...

GSM sắp ra mắt thêm dịch vụ xe ôm công nghệ chạy bằng xe máy điện? GSM sắp ra mắt thêm dịch vụ xe ôm công nghệ chạy bằng xe máy điện?

Sau khi ra mắt dịch vụ taxi xanh GSM, VinGroup có ý định ra mắt thêm xe ôm công nghệ chạy bằng xe máy điện ...

Hàng chục nghìn cơ hội việc làm khi VinFast ra mắt “xe ôm” điện Hàng chục nghìn cơ hội việc làm khi VinFast ra mắt “xe ôm” điện

Số lượng lớn việc làm ổn định, thu nhập tốt hứa hẹn khi thương hiệu gọi xe công nghệ SM Bike - "xe ôm" điện ...

Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách Tài xế Taxi Xanh SM: Không có thời gian ăn vì quá đông khách

Lượng khách đặt taxi điện rất đều, trong thời gian đầu xảy ra tình trạng quá tải khiến anh Vũ Gia Khánh và các đồng ...