Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống - TRẦN LƯU

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới

Khó đảm bảo diện tích

Lê Thị Ngọc (SN 2002, quê ở Vĩnh Long) lên TP. HCM làm công nhân may hơn 3 tháng qua. Với nguồn thu nhập ít ỏi của công nhân thử việc, Ngọc chỉ có thể tìm thuê nhà trọ giá rẻ tại một con hẻm sâu ở huyện Bình Chánh, và ở ghép cùng với 2 nữ công nhân đồng hương.

Căn nhà trọ rộng hơn 10 m2, bố trí tủ lạnh, bếp nấu ăn, cùng nhiều vật dụng khác… đã chiếm quá nửa diện tích. Ban ngày, 2 chiếc xe máy phải để ở bên ngoài, đêm đến mới đem vào phòng vì quá chật chội. Không gian còn lại vừa đủ cho 3 người trải tấm nệm để nằm ngủ.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Gia đình công nhân sống trong những căn nhà trọ chật chội ở TP. HCM. Ảnh: P.V

“Sống trong không gian như vậy bức bối lắm, đến ngủ cũng không được thoải mái. Nhưng mình làm công nhân thu nhập thấp phải đành chịu, tiền nào của nấy. Lương tháng được 6 triệu đồng đã phải dành ra 1 triệu đóng tiền trọ, rồi phải gửi tiền về cho gia đình dưới quê cùng nhiều chi phí khác”.

Ngọc nói và cho biết thêm: Gần đây, cô cảm thấy rất lo lắng trước thông tin Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất diện tích sàn nhà trọ ít nhất 5m2/người. Với cô, được ở nơi rộng rãi tươm tất là điều mà ai cũng mong muốn, nhưng nhà rộng, sạch đẹp thì chắc chắn chi phí thuê trọ cũng sẽ cao hơn, những người công nhân như Ngọc không kham nổi.

Tương tự, chị Vĩnh Vy Phượng (48 tuổi) mấy tháng nay cũng lo lắng trước đề xuất này. Chị Phượng đã thôi chồng, hiện ở với 2 người con (một trai một gái) tại một căn phòng trọ khoảng 10m2 ở quận 8, TP. HCM với giá 2 triệu đồng/tháng.

Trước đây chị là công nhân của Công ty Yuki, Khu chế xuất Tân Thuận. Một dạo trên đường đi làm về chị không may bị tai nạn giao thông, khiến sức khỏe bị suy giảm đến 45%. Từ đó, chị rất khó xin được việc làm, thường xuyên rơi vào cảnh thất nghiệp.

Gần đây, con gái chị làm công nhân tại công ty chuyên về thực phẩm tại quận 8 cũng bị mất việc do công ty ít đơn hàng. Hết cách, chị Phượng đành kêu con trai út về ở với cha (làm thợ hồ) để đỡ tốn miệng cơm. Con gái chị xin đi làm tạm tại một quán ăn, hai mẹ con tiếp tục đùm bọc nhau để sống trong phòng trọ.

“Với những người thu nhập thấp như chúng tôi, chỉ cần có chỗ để ngủ là được. Nếu phải thuê trọ giá cao hơn, hai mẹ con tôi không biết lấy tiền đâu ra để đóng. Nó phụ quán ăn một tháng thu nhập chưa tới 5 triệu đồng”, chị Phượng chia sẻ.

Trước đó, Sở Xây dựng TP. HCM đã trình UBND TP dự thảo “Đề cương đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ tại thành phố”.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Lối đi nhỏ hẹp tại một dãy nhà trọ ở TP. HCM. Ảnh: P.V

Theo đó, Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất các công trình không bảo đảm về diện tích tối thiểu và an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ buộc dừng hoạt động. Tiêu chuẩn tối thiểu mà nhà riêng lẻ cho thuê trọ phải bảo đảm như: diện tích tối thiểu bình quân sàn/người (dự kiến 05m2); hẻm xây dựng nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ phải có chiều rộng tối thiểu là 04m và cách mặt đường chính không quá 100m; mọi phòng trong nhà phải đảm bảo có hành lang dẫn ra lối thoát nạn...

Chị Nguyễn Thị Kim Hồng, chủ nhà trọ ở quận Bình Tân, TP. HCM cho biết: Các phòng trọ của chị hầu hết đều không đạt diện tích tối thiểu trên đầu người. Nếu quy định mới được thông qua, chị không biết đào đâu ra kinh phí sửa chữa.

“Hơn nữa, trong thời gian này, người lao động phải tìm chỗ ở mới, vậy là mất khách thuê trọ. Đến khi sửa xong giá thuê chắc chắn sẽ cao hơn, lúc đó liệu những người công nhân thu nhập thấp có chịu thuê nữa không? Hiện tại hầu hết các nhà trọ ở vùng ven đều không đạt chuẩn theo đề xuất này, phương án khả thi nhất là chúng tôi sẽ mở rộng phòng, và thu hẹp số lượng phòng trọ lại để đảm bảo diện tích”, chị Hồng nói.

Sẽ có những chính sách hỗ trợ

TP. HCM hiện có hơn 1,3 triệu lao động nhập cư, phần lớn họ đều thuê trọ để sống và làm việc. Qua thống kê, toàn TP có khoảng 60.500 nhà trọ tư nhân đang kinh doanh.

Những nhà trọ này chia thành hai nhóm. Nhóm 1 là dãy phòng cho thuê độc lập có 34.800 công trình, với tổng số người thuê tối đa hơn 943.000 người. Nhóm 2 là nhà ở riêng lẻ ngăn chia từng phòng để cho thuê có 25.670 công trình, với số người thuê tối đa hơn 486.000 người.

Kết quả khảo sát của Sở Xây dựng cho thấy có khoảng 12.800 nhà trọ/60.500 nhà trọ (chiếm tỉ lệ 21%) không đủ điều kiện an toàn để tiếp tục hoạt động. Trong đó, khoảng 4.600 nhà trọ chưa đáp ứng các tiêu chí về diện tích sàn bình quân tối thiểu và 8.200 nhà trọ chưa đáp ứng tiêu chí về phòng cháy chữa cháy. Các nhà trọ này phải chuyển đổi nhằm đạt tiêu chuẩn quy định tối thiểu về nhà trọ an toàn để tiếp tục được hoạt động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Rất nhiều phòng trọ ở TP. HCM không đạt chuẩn diện tích theo đề xuất mới. Ảnh: P.V.

Cứ 3 khu nhà trọ thì có 1 khu không đạt diện tích sàn bình quân. Chật chội, ẩm thấp và nguy cơ cháy nổ cao là hiện trang tại các khu nhà trọ.

Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng TP. HCM đã trình UBND TP dự thảo đề cương như vừa nêu. Sở Xây dựng đánh giá trước thực trạng và những thảm họa về cháy nổ xảy ra trên cả nước tại các nhà trọ đông người, Sở nhận thấy quy định tối thiểu áp dụng cho loại hình nhà trọ là hết sức cần thiết.

Bà Lê Thị Loan - Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở Xây dựng TP HCM), cho biết, việc xây dựng Đề án này lấy tiêu chí đặt an toàn của người dân lên trên hết. Đây mới chỉ là đề cương đề xuất. Về mặt kỹ thuật xây dựng, Sở có đề xuất diện tích sàn tối thiểu là 5m2/người và hiện nay Sở cũng đang phối hợp với các quận, huyện để ban hành số liệu thống kê ban đầu về tất cả các nhà trọ trên địa bàn. Theo số liệu của năm 2022, trên địa bàn Thành phố có 60.500 nhà trọ nhưng con số này vẫn chưa được cập nhật, một số quận, huyện cũng chưa thống kê.

Do đó, theo bà Loan, chỉ tiêu diện tích sàn tối thiểu này là để hạn chế số người trong một phòng và hạn chế số phòng trong một căn nhà ở riêng lẻ để tránh tập trung đông người với mục đích cao nhất là sự an toàn của người dân. Còn việc 4m2 hay 5m2 thì Sở đang đề xuất, do vậy, con số này chỉ mang tính ban đầu. Khi đề cương hoàn chỉnh thì Sở sẽ có quy định cụ thể và có đề xuất với UBND TP.

Được biết, để hỗ trợ cho nhà trọ an toàn, Sở Xây dựng tham mưu UBND TP giao Giám đốc Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chủ trì đề xuất hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi cho người cho thuê trọ có nhu cầu vay vốn đầu tư xây dựng, cải tạo nhà trọ đạt chuẩn theo quy định của UBND TP. HCM…

Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang Niềm vui đong đầy ở Tổ Tự quản nhà trọ An Giang

Bằng nhiều cách làm khác nhau, đến nay, mô hình Tổ Tự quản nhà trọ (TTQNT) ở An Giang đã không ngừng phát huy hiệu ...

LĐLĐ Trà Vinh: “Đến với nhà trọ Công nhân” sẻ chia nghĩa tình Công đoàn LĐLĐ Trà Vinh: “Đến với nhà trọ Công nhân” sẻ chia nghĩa tình Công đoàn

Không chỉ quan tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động tại doanh nghiệp, Công đoàn tỉnh Trà Vinh còn đến tận các khu ...

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Vấn đề về chỗ ở trọ an toàn, đảm bảo điều kiện sống tối thiểu vẫn là một mối lo ngại lớn đối với rất ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ Cà phê tối

“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ

Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.

Talk Công đoàn: Sửa đổi Luật Công đoàn: Trách nhiệm với đoàn viên, người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Sửa đổi Luật Công đoàn: Trách nhiệm với đoàn viên, người lao động

Đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ về Luật Công đoàn (sửa đổi).

Kết nạp 51.580 đoàn viên Công đoàn trong tháng 10/2024 Infographic

Kết nạp 51.580 đoàn viên Công đoàn trong tháng 10/2024

Trong số đó, Bình Dương phát triển mới số lượng nhiều nhất với 9.346 đoàn viên công đoàn.
Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Đời sống -

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Đời sống -

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.