Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Đời sống - 04/11/2024 18:36 Hưng Thịnh
Mảnh đời bé nhỏ được sưởi ấm tình yêu thương và sẻ chia từ Công đoàn |
Xa cha mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời
Chị T., một nữ công nhân tại Vĩnh Phúc, chia sẻ: "Chúng tôi muốn gửi con đến nhà trẻ, nhưng thấy con còn quá nhỏ, để ông bà chăm sóc sẽ tốt hơn". Ban đầu, cả hai vợ chồng chị thường về quê thăm con vào cuối tuần. Thế nhưng, ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và công việc bận rộn đã khiến chị không thể duy trì việc thăm con thường xuyên, chỉ còn cách nói chuyện qua video call. Đối với vợ chồng chị, việc gửi con về quê giảm bớt gánh nặng tài chính, nhưng nỗi nhớ con và lo lắng vẫn không thể nguôi ngoai.
Từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên, mỗi đứa trẻ đều cần sự yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ từ cha mẹ. Tuy nhiên, việc sống xa cha mẹ làm giảm đáng kể mối liên kết tình cảm tự nhiên giữa trẻ và cha mẹ. Các em sống thiếu tình thương, sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ, dễ cảm thấy cô đơn và giảm sự gắn bó với gia đình.
Ảnh minh họa. |
Như chia sẻ của chị H., công nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc, việc phải xa cha mẹ trong thời gian dài đã khiến con chị trở nên nhạy cảm, lo âu và dễ cáu gắt. Chị cho biết: "Khi đón về, tôi phải đưa con đi khám vì nghĩ con có dấu hiệu tự kỷ. Con nhạy cảm hơn, chỉ cần xa cha mẹ vài giờ là rất sợ hãi, khóc lóc, không còn vui vẻ như trước."
Theo ThS. Lê Thị Huyền Trang - Viện Công nhân và Công đoàn, trẻ em không được ở cùng cha mẹ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện. Điều này tác động đến tâm lý của trẻ khiến trẻ có thể trở nên khép kín, ngại giao tiếp và thiếu tự tin. Một số trẻ cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn, thậm chí trở nên nhút nhát. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro như bị bắt nạt, lăng mạ, hoặc thậm chí là bị xâm hại.
Ngoài ra, trẻ là con công nhân di cư còn chịu thiệt thòi về quyền lợi cơ bản: có 35,5% trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ; 30,8% không được gần gũi chia sẻ cảm xúc; 17,6% không được quan tâm dỗ dành khi bị tổn thương…
“Trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ là một thiệt thòi lớn,” ThS Lê Thị Huyền Trang nhận định, và cho rằng lý do chính khiến công nhân phải làm thêm giờ là vì tiền lương thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu sống.
"Phát triển toàn diện trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em". (Khoản 2 Điều 4 Chương 1 Luật trẻ em). |
Trẻ em vô tình bị mất đi quyền cơ bản
Luật Trẻ em 2016 quy định, bên cạnh các quyền công dân nói chung như quyền sống (được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển); quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội… trẻ em có quyền được được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Thế nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện có một bộ phận trẻ em là con của nữ công nhân di cư không nhận được đầy đủ những quyền chính đáng này. Nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ bận rộn với công việc kiếm sống (chiếm 51,6%) và mệt mỏi sau giờ làm (chiếm 22%), khiến họ không còn thời gian và sức lực chăm sóc con cái.
Các phòng trọ chật hẹp khiến không gian sống của trẻ nhỏ trở nên tù túng. Ảnh minh họa: Yến Nhi |
Thiếu sự hiện diện của cha mẹ cũng đồng nghĩa với việc trẻ không được tham gia đầy đủ các hoạt động vui chơi, giải trí và thể chất. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, chỉ 24,5% số trẻ được tham gia các hoạt động này. Thiếu các hoạt động rèn luyện thể chất, giải trí khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe như béo phì, căng thẳng tinh thần và thiếu các kỹ năng sống cơ bản. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em lao động di cư, làm giảm chất lượng cuộc sống của các em ngay từ những năm tháng đầu đời.
Bên cạnh đó, áp lực tài chính khiến nhiều công nhân phải bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, biến phòng trọ chật chội thành kho hàng, khiến không gian sống của trẻ nhỏ trở nên tù túng. Một số gia đình lựa chọn gửi con về cho ông bà chăm sóc nhưng cũng gặp trở ngại, vì ông bà đã lớn tuổi, khó đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.
Xem thêm: Những đứa trẻ chông chênh trước thềm năm học mớiThực tế này đòi hỏi phải có những giải pháp từ phía Nhà nước và các tổ chức Công đoàn nhằm cải thiện môi trường sống và tạo điều kiện cho trẻ em công nhân được phát triển toàn diện. Như chia sẻ của TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động” ngày ngày 17/4/2024, việc thiếu các trường học và cơ sở giáo dục gần các khu công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến trẻ em là con của lao động di cư.
Theo đó, để đảm bảo quyền lợi phát triển cho con em công nhân, cần có chính sách hỗ trợ tài chính, xây dựng trường học và khu vui chơi ngay tại nơi ở và làm việc của người lao động. Điều này sẽ giúp công nhân giảm bớt gánh nặng tài chính và có nhiều thời gian hơn dành cho con cái.
Để thực hiện được, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cũng như chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của thế hệ trẻ mà còn nâng cao chất lượng sống của công nhân – một lực lượng lao động thiết yếu của nền kinh tế.
Mời xem thêm video:
Dinh dưỡng hợp lý cho con công nhân những năm đầu đời 5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Công nhân với mức ... |
Phương pháp khơi dậy hứng thú học tập cho con công nhân Công nhân làm ca thường ít có thời gian dạy dỗ, kèm cặp, động viên con học hành. Giải pháp nào để khắc phục được ... |
Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ? Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
- Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công
- Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết