Tài xế xe ôm công nghệ mưu sinh tuổi xế chiều
Người lao động - 13/01/2024 11:08 Ngọc Huyền
Nỗi sợ trở thành “gánh nặng”
Ngoài 60 tuổi nhưng ông Quyên (quê Bình Phước) có thâm niên hơn 40 năm làm xe ôm. Ông nói rằng dù con cái trưởng thành, đã lập gia đình song ông vẫn chưa có ý định "nghỉ hưu".
Hai vợ chồng ông Quyên duy trì cuộc sống bằng nguồn thu nhập từ những cuốc xe ôm công nghệ ông kiếm được mỗi ngày. Dù nắng hay mưa, ông vẫn ra đường cùng chiếc xe tay ga của mình để mưu sinh.
Dù vất vả nhưng ông Quyên vẫn chọn nghề xe ôm công nghệ để duy trì cuộc sống - Ảnh: Ngọc Huyền |
“Thấy mình đi làm vất vả, con cái nó cũng cản. Nhưng nó cản thì nó có lo cho mình được không? Nó còn phải vất vả lo cho gia đình của nó. Mình già nhưng còn sức thì mình làm thôi, bớt gánh nặng cho con cháu. Thi thoảng còn có vài đồng mà cho cháu nó mua bánh”, ông Quyên nói.
Ông Dương Trọng Nghĩa, 64 tuổi, cũng hằng ngày mưu sinh bằng nghề xe ôm công nghệ. Người đàn ông quê Sóc Trăng nói rằng trước làm công ty nhưng tuổi cao nên thuộc diện bị cắt giảm. Từ đó, ông mua xe để chạy xe ôm kiếm sống.
"Con tôi còn đang đi học, vợ thì ở nhà nội trợ. Cả nhà trông chờ vào đồng lương tôi làm ra. Nhiều lúc túng thiếu, anh chị em trong nhà thấy tội quá nên mỗi người cho vài trăm để có tiền cho mấy đứa nhỏ đi học", ông nói và cho biết nghề xe ôm công nghệ là phù hợp nhất với mình ở thời điểm hiện tại, bởi các công ty không tuyển người già.
Cùng nỗi sợ trở thành gánh nặng cho gia đình, hai năm nay ông Nguyễn Viết Lâm (55 tuổi) rong ruổi với nghề xe ôm công nghệ. Vợ chồng ông có cô con gái duy nhất, đã lập gia đình. Trước kia, họ mở hàng nước nhỏ nhưng ế khách nên ông quyết định đổi nghề.
“Mình là dân lao động, ở yên một chỗ cũng khó. Ngày xách xe ra đường chạy kiếm chút đỉnh, đủ để hai vợ chồng trang trải cuộc sống”, ông Lâm chia sẻ.
Những vất vả chưa một lần giãi bày
Tuổi cao, công việc vất vả khiến các tài xế xe ôm công nghệ như ông Quyên, ông Nghĩa, ông Lâm gặp nhiều khó khăn. Sức khỏe không còn tốt khiến họ chẳng thể lái xe liên tục. Nhiều người còn bị ảnh hưởng bởi bệnh nền.
Việc chậm thích ứng với công nghệ cũng là một trong những trở ngại lớn đối với người lớn tuổi chạy xe ôm công nghệ. Họ bắt buộc phải sử dụng điện thoại thông minh để truy cập các ứng dụng điều xe. Việc quản lý tài chính qua các nền tảng số cũng là những thách thức với họ.
Giấc ngủ vội của tài xế xe ôm công nghệ - Ảnh: Ngọc Huyền |
“Riêng việc tiếp xúc với smartphone với chúng tôi cũng đã khó rồi. Mắt mờ, không lanh lẹ như tuổi trẻ nên học cái gì cũng lâu hơn. Đôi khi người ta chỉ mình đâu có nhớ, lại phải nhờ chỉ lại”, ông Nghĩa nói.
Khó khăn không chỉ dừng lại ở đó, tài xế xe ôm công nghệ tuổi cao cũng thường xuyên đối mặt với những tình huống rủi ro. Theo lời kể của ông Lâm, một lần ông nhận ship đồ cho khách. Họ nói ông ứng trước 900 nghìn, tới nơi người nhận sẽ trả lại, song ông không chấp nhận, cuốc xe bị hủy. Sau đó, ông vào cửa hàng mà người khách kia đã mua đồ để hỏi thăm, mới tả hỏa khi biết rằng trong đó chỉ có vài đôi tất mấy chục nghìn.
“Có lần tôi chở khách, người ta yêu cầu tôi chạy đường ngược chiều để mua đồ. Tôi bảo không chạy được. Thế rồi, lúc về họ đánh giá tôi một sao khiến tôi bị phạt", ông Quyên kể lại.
Rong ruổi hằng ngày trên đường phố, những tài xế xe ôm công nghệ còn đối mặt với những rủi ro về va chạm giao thông, cướp, hành hung, quỵt tiền... Tuy vậy, với những "lão tài xế", áp lực mưu sinh khiến họ phải chấp nhận và chưa dám nghĩ tới ngày "về hưu".
Lao động yếu thế, dễ tổn thương
TP HCM hiện thu hút lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc, riêng khu vực lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ lệ gần 48% so với tổng số lao động có việc làm với khoảng 2,3 triệu người.
TP HCM hiện cũng đã thành lập được 134 nghiệp đoàn cơ sở với 11.046 lao động ở các ngành nghề: giúp việc, thợ xây, bốc xếp, xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ…
Đồng chí Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM cho biết, lao động phi chính thức công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không đầy đủ. Họ thuộc khu vực yếu thế, gặp nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương, trong khi lại là lực lượng giải quyết hiệu quả nhu cầu về nhiều mặt của đời sống dân sinh, đặc biệt là tại các đô thị.
Trao hỗ trợ kinh phí hoạt động ban đầu cho Ban Chấp hành lâm thời của 2 nghiệp đoàn xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống. Ảnh: LĐLĐ quận Gò Vấp. |
Thời gian vừa qua, nhiều công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại TP HCM đã phối hợp với chính quyền vận động người lao động hành nghề xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống tham gia nghiệp đoàn.
Công đoàn còn tuyên truyền về tình hình an ninh trật tự và hướng dẫn các biện pháp phòng chống tội phạm, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản khi hành nghề cho tài xế xe ôm. Nhiều lao động đã tự nguyện nộp đơn xin gia nhập nghiệp đoàn xe ôm công nghệ để có nơi sinh hoạt, chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc.
Nhằm đẩy mạnh phát triển đoàn viên khu vực phi chính thức, trong đó có lực lượng xe ôm công nghệ, đồng chí Trần Đoàn Trung cho rằng cần củng cố, tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính, địa điểm sinh hoạt, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng để các nghiệp đoàn hoạt động nề nếp, hiệu quả, từ đó tạo sự lan tỏa, thu hút người lao động tham gia, thành lập nghiệp đoàn rộng khắp trên các địa bàn, lĩnh vực.
Ngoài ra, vận động, phối hợp với chính quyền các địa phương tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có làm nơi gặp gỡ, sinh hoạt của đoàn viên nghiệp đoàn; thí điểm xây dựng các trạm dừng nghỉ kết hợp thông tin tuyên truyền dành cho tài xế xe công nghệ.
Tiếp tục triển khai mạnh hơn các hoạt động hỗ trợ như trao phương tiện sinh kế, hỗ trợ bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, hướng dẫn kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng phòng vệ cho lực lượng lao động phi chính thức.
Đề xuất mới trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội gần đây của Quốc hội tại Việt Nam đang nhắm đến việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tại phiên thảo luận Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Quốc hội diễn ra ngày 23/11/2023, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đề xuất đưa đối tượng tài xế xe công nghệ hoặc nhóm lao động trên nền tảng công nghệ thuộc nhóm đối tượng bổ sung tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bà Thúy lý giải, hiện nay nền kinh tế việc làm tự do đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tài xế xe công nghệ hoặc giao hàng công nghệ là lực lượng lao động quan trọng trong lĩnh vực này và không ngừng tăng về số lượng. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, nhóm đối tượng này về bản chất là tồn tại quan hệ lao động. |
Cách mua hàng "Chợ Tết Công đoàn 2024" qua sàn giao dịch thương mại điện tử Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình "Chợ Tết Công đoàn năm 2024" qua sàn giao dịch thương mại điện tử. |
Đà Nẵng: 4 đơn vị cùng tổ chức Chợ Tết cho công nhân "Tay xách, nách mang" những món hàng từ Chợ Tết Công đoàn 2024, chị Nguyễn Thị Phương Anh - Trường Mầm non Sao Mai (Đà ... |
Thầy cô bị nợ lương và dấu hỏi về công tác quản lý Hàng trăm giảng viên, người lao động tại các trường địa phương đang phải sống trong tình trạng nợ lương tới hơn nửa năm. Có ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?