Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống - ĐÌNH TOÀN

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Áo lính quần quật trong mưa bão

Những ngày vừa qua do tác động liên tiếp của mưa bão, tình trạng xâm thực, nước biển dâng lại trở nên khốc liệt ở trên vùng biển Phú Thuận (huyện Phú Vang), Thuận An (TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hai vùng biển giáp nhau và năm nào cũng chịu tác động bởi thiên tai mưa bão.

Năm nay tình trạng này lại càng xảy ra nặng nề hơn. UBND tỉnh đã phải ban hành Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận và phường Thuận An với chiều dài sạt lở gần 1.000m, trong đó sạt lở nặng 300m.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Những chiến sĩ Trung đoàn 1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế lót dạ vội ổ bánh mì người dân tiếp sức để gia cố bờ biển Thuận An - Phú Thuận sạt lở nặng. Ảnh: Đ.T

Để nhanh chóng xử lý gia cố đê bao, kè biển, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã không quản ngại sóng to, mưa lớn, đầm mình trong sóng gió để gia cố từng mét bờ biển.

Lo lắng cho sức khỏe của các cán bộ, chiến sĩ, nhiều người dân thị trấn Thuận An đã chung tay góp của góp công để làm hoặc mua những chiếc bánh lọc, từng ổ mì, chai nước... tiếp tế cho bộ đội.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Người dân thị trấn Thuận An, TP.Huế chuẩn bị thức ăn nước uống tiếp sức cho cán bộ, chiến sĩ gia cố, bảo vệ bờ biển trong sóng dữ. Ảnh: Đ.T

Chị Đào Thị Mỹ Phương (SN 1978, ở thị trấn Thuận An) kể rằng những ngày vừa qua những người dân như chị rất cảm động khi cảm nhận rất rõ tình cảm và tinh thần, ý chí của các cán bộ, chiến sĩ về quê hương chị “đắp đá vá đê”. Những đợt sóng cao như đánh thẳng vào từng tốp các chiến sĩ làm việc trong mưa gió. Nhưng trong khó khăn ấy hàng trăm mét bờ biển đã được hàn, gia cố để ngăn chặn nguy cơ biển ngoạm sâu hơn vào đất liền, nuốt chửng hàng quán, nhà dân.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Cán bộ, chiến sĩ quân sự, bộ đội biên phòng Thừa Thiên Huế quần quật trong sóng gió để bảo vệ bờ biển xói lở nặng. Ảnh: L.Q

Bà con cũng không biết làm gì hơn là góp ít tiền của làm hoặc mua vài trăm ổ bánh mì, chừng 1 triệu đồng tiền bánh lọc, vài thùng nước suối để các chú bộ đội dùng. “Nếu không có các chú bộ đội, e là bờ biển bây giờ còn bị xé toang, sạt lở thêm nhiều. Các cán bộ, chiến sĩ vất vả quá”, chị Phương tâm sự.

“Đúng là có hơi vất vả khi làm việc gia cố bờ biển với sóng to, gió lớn. Nhưng tình cảm bà con nhân dân đã tiếp sức thêm cho tụi em. Có khó khăn, tình quân dân càng gắn kết.", anh Hoàng Phong, một trong những chiến sĩ đi gia cố bờ biển, cảm động nói.

Màu xanh dân quân gieo niềm hy vọng

Thị trấn Lăng Cô nhỏ bé, đẹp xinh nằm dưới chân đèo Hải Vân bị bão số 6 – bão Trà Mi đánh tả tơi. Nếu Thuận An, Phú Thuận ở Đông Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nguy cấp do sóng gió đánh tan nát nhiều km bờ biển, thì các địa phương phía nam huyện Phú Lộc, nhất là thị trấn Lăng Cô lại chịu thiệt hại nặng nề về nhà cửa, nông lâm, thủy sản, hạ tầng giao từ cơn bão số 6.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Lực lượng dân quân giúp người dân Lăng Cô khắc phục hậu quả bão làm hư hỏng nặng nhà cửa. Ảnh: Đình Toàn

Ngôi nhà anh Đỗ Hữu Tuấn, ở xóm Nhà Lá, thôn Hải Vân, thị trấn Lăng Cô, công nhân một nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô trống huơ hoác sau một đêm. Đêm 26 đến sáng 27/10, cảm thấy bất an nên anh Tuấn đưa vợ và con nhỏ mới sinh 1 tháng tuổi lên nhà ông nội trú ẩn. Đêm hôm ấy cả xóm anh Tuấn bị sóng biển đánh úp bất ngờ khiến không mấy ai kịp trở tay. Tài sản số bị cuốn trôi, số bị nước ngâm nước nên khó mà cứu vãn. Số thì bồng bế, dắt nhau chạy khỏi nhà lúc nửa đêm, số thì mặc cho nước biển cuốn trôi đồ đạc.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Cán bộ chiến sĩ Ban Chỉ quy Quân sự huyện Phú Lộc cùng dân quân tự vệ địa phương nhanh chóng giúp người dân thị trấn Lăng Cô sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng sau bão số 6. Ảnh: D.Q.T.V

Có lẽ Lăng Cô là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão số 6. Cho đến bây giờ người dân, kể cả những vị cao niên cũng không nghĩ là bão số 6 lại tàn phá Lăng Cô nặng đến thế. Không nhiều người dự báo Lăng Cô hứng chịu sức tàn phá của bão số 6, ấy vậy mà cơn bão quét qua, để lại một Lăng Cô với bao rừng cây cối, cửa nhà tan tác, hàng tỷ đồng cá đặc sản nuôi lồng bè trôi theo mưa bão.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Chiến sĩ dân quân tự vệ giúp người dân ở An Cư Tây, Lăng Cô dựng lại nhà hư hỏng do bão. Ảnh: Đình Toàn

UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, bão số 6 đã làm tốc mái, hư hại đến gần 490 ngôi nhà trên toàn thị trấn. Sóng nước dâng cao do bão còn nhấn chìm và làm trôi dạt 86 ghe thuyền, gây hư hỏng; 105 hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại; 39 chòi canh nuôi thuỷ hải sản trên đầm Lập An bị sập đổ hoàn toàn. Ngoài ra, mưa bão đã làm hàng trăm ha rừng trồng sản xuất của người dân bị gãy đổ...

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Gom nhặt mái lợp bị bảo thổi bay xa. Ảnh: Đình Toàn

Anh Nguyễn Văn Phương, nhân viên làm việc tại hầm đường bộ Hải Vân của Công ty Đèo Cả, một trong những người những ngày qua tất bật thu xếp công việc gia đình, đơn vị để giúp bà con nhân dân quê anh sớm ổn định đời sống.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Những người lính dân quân tự vệ đi nhặt, gom tôn bay về lợp lại nhà cho người dân Lăng Cô. Ảnh: D.Q.T.V

Ngoài công việc chính, anh Phương hiện là Tổ đội trưởng Tổ đội Loan Lý, thị trấn Lăng Cô. Sáng sớm 27/10 nhà anh ở Loan Lý cũng bị bão tấn công. Hệ thống mái tôn áp tường chống thấm bị gió bão cuốn bay, mái nhà cũng bị gió bão “dỡ” nhưng rất may chưa bay ra khỏi nhà.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Lực lượng dân quân giúp người dân Lăng Cô khắc phục thiệt hại rất nặng từ bão số 6. Ảnh: Đình Toàn

Thiệt hại là vậy, nhưng khi nghe bà con nhân dân trong thị trấn bị thiệt hại nặng hơn, nhà cửa tốc mái anh liền huy động anh em Tổ đội cùng lực lượng dân quân tự vệ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc đến tận nhà dân giúp bà con khắc phục hậu quả.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Chị Trần Thị Ánh trước căn nhà bị bay mái. Ảnh: Đình Toàn

Những thành viên trong Tổ đội của anh đều là những lao động trẻ, tham gia làm công tác dân quân tự vệ cơ động của thị trấn. Mỗi tháng họ nhận trợ cấp chỉ vài trăm ngàn đồng. Ai cũng có công việc nhưng khi thấy đồng bào gặp nạn cũng phải “bỏ bữa” mà chạy đến với bà con.

“Ai cũng có công việc, thậm chí gia đình anh em cũng bị thiệt hại do mưa bão, nhưng khi được điều động và thấy cơ cảnh của bà con bị thiệt hại nặng, anh em đều tham gia rất nhiệt tình. Hiện chúng tôi tập trung ưu tiên việc sửa nhà lại cho bà con, để có chỗ cho bà con trở về trú ngụ vì nhiều gia đình giờ bay mái, hư hại nặng”, anh Phương tâm sự.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc cùng lực lương dân quân tự vệ nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 6 tại thị trấn Lăng Cô. Ảnh: Đình Toàn

Tại Tổ dân phố An Cư Tây, nơi mà cơn bão số 6 càn quét đã để lại cảnh tượng ngổn ngang. Những gương mặt thất thần của người dân sau cơn bão không hề dự đoán được, đã khiến họ không có chỗ ở do bay mái. Bà con nơi đây sống nhờ vào làm ngư nghiệp, nuôi hàu, nuôi cá lồng bè với các loài cá đặc sản như cá mú, cá bớp, cá dìa, cá hồng... nên vốn đầu tư lớn.

Nguồn cá hiện nay được kỳ vọng cung ứng cho thị trường dịp tết sắp tới nhưng bão lớn, thủy triều dâng đã đánh tan lồng bè, cá sổng lồng hoặc chết, trắng tay. Người mất ít thì vài chục triệu đồng tiền vốn, mất nhiều đến 200 triệu đồng, như hộ chị Trần Thị Ánh.

Chị Ánh mới ngoài 30 tuổi, có chồng và 3 con nhỏ. Dự định Tết này thu hoạch cá sẽ sửa lại căn nhà cũ của ông bà nội để lại. Nhưng nay bão số 6 làm nhà cửa hư hại nặng, tài sản như đã trắng tay.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Ước tính nhiều tỷ đồng thiệt hại do bão số 6 gây ra đối với các hộ nuôi cá lồng đặc sản trên đầm Lăng Cô (đầm Lập An)

Trong khi lực lượng dân quân tự vệ nỗ lực sửa lại ngôi nhà giúp vợ chồng chị do bay mái ngói, thì chị Ánh ra đầm Lập An nhặt nhạnh mấy con cá còn sót lại trong lồng bè mang lên bờ định nấu nồi canh chua mời cơm anh em dân quân, các chú bộ đội về giúp bà con sửa nhà dùng bữa cơm tối.

Video Lực lượng quân đội và dân quân tự vệ nỗ lực giúp người dân Lăng Cô ổn định đời sống sau bão số 6

Trời thương, cả Tổ dân phố An Cư Tây cũng như nhiều nơi khác thị trấn Lăng Cô dù nhà bay mái, hư hại rất nhiều nhưng không có thương vong. Chính quyền cũng như các lực lượng về giúp dân khắc phục hậu quả đang nỗ lực dựng lại nhà, sớm ổn định cho bà con.

Những ngày này miền Trung mưa xối xả. Chính vì vậy mà lực lượng quân sự, dân quân địa phương tranh thủ từ giờ từng phút để thu dọn, khắc phục lại nhà cửa hư hỏng giúp người dân Lăng Cô nhanh chóng được trở về sống trong ngôi nhà của mình sau khi đến ở nhờ nhà người thân, hàng xóm.

Thiếu tá Trần Đức Nơ, công tác ở Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Lộc, một trong những người tham gia giúp người dân Lăng Cô khắc phục hậu quả bão lũ cho biết, ngay sau bão số 6, nhiều cán bộ, chiến sĩ, nhất là lực lượng dân quân thường trực Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Lộc đã phối hợp với lực lượng dân quân cơ động địa phương vào từng thôn xóm, tổ dân phố bắt tay ngay vào việc khắc phục hậu quả cơn bão số 6.

Tình quân dân, nghĩa đồng bào trong thiên tai bão lũ
Dân quân tình nguyện dùng tạm đĩa bánh lót dạ lấy sức khắc phục hậu quả giúp dân ổn định nhà cửa đời sống. Ảnh: Đình Toàn

"Vì mục đích nhanh chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân nên công việc anh em rất khẩn trương. Bà con bị thiệt hại nặng quá. Anh em ăn vội nhúm cơm hộp nghỉ ngơi chốc lát lại lao vào công việc. Có những mái nhà bay ra rất xa, xuống cả dưới ao hồ anh em cũng lội xuống đi tìm, nhặt về sửa lại cho bà con lợp lại nhà. Trễ giờ nào bà con không có nhà ở giờ đó. Mưa nắng gì chúng tôi cũng phải cố gắng.", thiếu tá Nơ tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Xuân, 58 tuổi, gia đình có nhà hư hại rất nặng do bão, được lực lượng dân quân, quân sự huyện hỗ trợ lợp lại nhà bị bão hư hại nặng, cảm động nói: “Đêm 26/10 mấy đứa con ở xa điện thoại về bảo ba mẹ nhanh chóng di tản qua nhà hàng xóm trú ẩn kẻo bão mạnh. Vợ chồng tui đi trong đêm, sáng hôm sau thì nhà bay cả mái, cột kèo cây cối đổ ngả nghiêng. Nhờ các cháu dân quân, bộ đội mà làm việc không biết mệt mỏi mà vợ chồng tui được trở về nhà mình, chứ những ngày này mưa không biết trú vào đâu”.

Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp chủ động hoãn tăng ca để công nhân an toàn tránh bão số 6 Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp chủ động hoãn tăng ca để công nhân an toàn tránh bão số 6

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh, thành phố miền Trung dự báo hứng chịu tác động bởi cơn bão số 6 (bão Trami), ...

Đà Nẵng, Quảng Nam: Công nhân, Công đoàn chủ động phòng chống bão số 6 Đà Nẵng, Quảng Nam: Công nhân, Công đoàn chủ động phòng chống bão số 6

Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam là trong số các địa phương miền Trung dự báo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 6 ...

Chia sẻ
In bài viết
Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc

Thông qua Công trình "Con nuôi Công đoàn", chị Nguyễn Thị Huyền Thanh, cán bộ cấp dưỡng Công an quận Hải An, TP Hải Phòng đã luôn được công đoàn cơ sở quan tâm, động viên, hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho con gái trong suốt 6 năm qua.

Cà phê tối: Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng! Cà phê tối

Cà phê tối: Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!

Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động chăm lo hiệu quả cho đoàn viên, người lao động; đặc biệt là lao động nữ.

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 Infographic

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 cụ thể như sau:
Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc Muôn nẻo yêu thương

Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 8: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc

Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 8 phát sóng 20 giờ, ngày 31/10/2024 với chủ đề: Tìm lại sức khỏe cho con: Hành trình không đơn độc.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đọc thêm

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Đời sống -

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Đời sống -

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Đời sống -

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Đời sống -

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Đời sống -

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Đời sống -

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Đời sống -

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Đời sống -

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.