Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động - Phương Mai

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với lao động nữ di cư

“Làm ở đâu thì cũng là kiếm tiền”

An cư và lạc nghiệp ở Hà Nội vốn là mục tiêu của không ít người, đặc biệt là người lao động nhập cư từ khu vực lân cận, các tỉnh Bắc Bộ. Thế nhưng, trước những rào cản trong cả công việc và đời sống, nhiều người chọn quay trở về quê hương lập nghiệp.

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Chán ngấy cảnh tắc đường, nhiều người lao động chọn về quê để sống cuộc sống yên bình. Ảnh minh họa

Tốt nghiệp một trong những trường đại học hàng đầu về luật, dành nhiều thời gian để học nâng cao và học thêm ngoại ngữ, song chị Trương Vũ Ánh (28 tuổi, quê Hà Nam) vẫn chọn về quê làm việc sau 3 năm “thử sức” ở chốn “phồn hoa đô thị”. Đáng nói, chị Ánh từng nuôi ước mơ trở thành một luật sư giỏi, nhưng chặng đường lại không thuận lợi như mong muốn.

Chị cho biết: “Thời điểm vừa ra trường, tôi có cộng tác cho một số văn phòng về luật, nhưng mức thu nhập chỉ 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Nói là cộng tác nhưng thời gian đi làm và nghiên cứu các tài liệu gần như cả ngày, phải tranh thủ buổi đêm để làm thêm việc khác, mới được 5-6 triệu đồng/tháng. Như vậy cũng chỉ đủ để trang trải các chi phí khác như: tiền thuê nhà, tiền điện nước,..., cái gì cũng đắt đỏ. Nhưng vì có tiền chi trả mà gần như kiệt sức thế này thì “quá tội”, nên tôi quyết định về quê”.

Trở về địa phương, chị Ánh xin vào làm việc tại một công ty tư nhân trong Khu Công nghiệp (KCN) Đồng Văn, với mức lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng. Bù lại, các chi phí như: tiền thuê nhà, ăn uống bên ngoài gần như được bỏ hoàn toàn. KCN cách nhà khoảng 6km, hàng ngày chị tự đi xe máy đi làm, trưa được hưởng chế độ ăn của công ty. Việc này giúp chị Ánh còn có thêm khoản tiết kiệm.

“Sau 1 năm, lương tôi tăng lên khoảng gần 9 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng tôi chỉ cần phụ với gia đình 1 triệu cho sinh hoạt phí, còn lại tôi trích khoảng 3 triệu cho phần tiết kiệm. Kết hợp với các khoản tiền thưởng năng suất, tôi đã tự mua được cho mình chiếc xe máy đầu tiên. Đó là điều chưa từng dám nghĩ tới khi đi làm ở Hà Nội. Mua được xe tôi tiếp tục trích tiền gửi nhờ mẹ mua vàng giúp. Thời điểm vàng chưa tăng thì mua 2 tháng/chỉ, đợt này vàng cao, tôi chuyển sang tích lũy bằng tiền mặt”, chị Ánh cho biết.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian về quê, chị Ánh cũng từng rơi vào trạng thái “nhàm chán” cuộc sống cứ thế lặp đi lặp lại mỗi ngày. Bên cạnh đó, điều kiện vui chơi, giải trí cũng hạn chế, chị đã từng thêm một lần “ngược phố”. Thế nhưng, mức sống ở Thủ đô ngày một cao hơn trước, thêm việc quen đi “đường thông hè thoáng” ở quê khiến cô nhân viên ngay lập tức trở về nhà, vì không chịu nổi cảnh tắc đường.

Khác với chị Ánh, chị Lê Thủy (30 tuổi) chưa từng nghĩ sẽ về quê làm, mọi chuyện xảy ra gần như là “duyên định”. Ra trường với tấm bằng giỏi ngành Tài chính - Ngân hàng, cơ hội nghề nghiệp rộng mở, chị đã nghĩ sẽ tìm cách định cư tại Thủ đô. Câu chuyện từ chính gia đình mình sau đó đã khiến chị Thủy thay đổi suy nghĩ.

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Chị Lê Thủy chọn về quê làm việc và tận hưởng không gian yên bình nơi đây. Ảnh: NVCC

Chị chia sẻ: “Ngày đó bà tôi mất, cậu tôi đi làm xa, nhưng suýt không thể về kịp vì đang có chuyến công tác và chuyến bay bị hoãn. Tôi đã nghĩ “làm ở đâu thì cũng là kiếm tiền, miễn đó là công việc chân chính”, vậy sao không chuyển về gần nhà, có thể thu nhập sẽ không bằng đâu, nhưng ít nhất là được gần người thân, đó mới là giá trị quý báu nhất mà tôi có nên tôi đã về”.

Về quê làm, bản thân chị Thủy cũng xác định sẽ thử 1-2 năm, nếu không hợp sẽ quay trở lại, coi như lấy trải nghiệm. “Dần dần thấy ở quê yên bình, sáng đi tối về ở với bố mẹ, ăn cơm bố mẹ nấu, ở nhà rộng rãi thoải mái. Nghĩ cảnh ở trọ ngại nên tôi quyết ở quê luôn, “trộm vía” công việc ở quê cũng ổn. Mà chẳng phải riêng tôi đâu, nhiều người bạn cùng lứa cũng dần chuyển về quê làm hết”, chị Lê Thủy cho biết.

Thay đổi diện mạo vùng quê, thu hút nhân lực

Có thể nói, cuộc sống bấp bênh tại thành phố lớn đang là rào cản lớn cho lao động ngoại tỉnh. Đa phần vì đi làm hàng chục năm nhưng lương chỉ đủ ăn uống cơ bản, thuê nhà và bù vào vật giá leo thang. Với công nhân, nếu không được chu cấp nơi ăn, ở, thậm chí khoản chi tiêu còn bị “hụt” so với mức lương tương đương nếu làm ở quê.

Một nguyên nhân khác khiến nhiều người lao động “di cư ngược” về quê đến từ nỗ lực thay đổi, đưa ra các chính sách mới về quyền lợi và đào tạo nguồn nhân lực đến từ các địa phương. Nhiều địa phương có chính sách ưu đãi để thu hút công nhân về nông thôn làm việc, như trả lương tương đương với thành phố, đào tạo nghề, công nhân có trình độ, tay nghề được sắp xếp, bố trí vị trí, thu nhập tương xứng...

Chẳng hạn, việc đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và đào tạo nghề tại chỗ giúp cải thiện khả năng tiếp cận việc làm chất lượng cao của người lao động.Tỉnh Nam Định hiện có 33 cơ sở GDNN, với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT học đại học đạt trên 60%; tỷ lệ học sinh học trường nghề tăng hàng năm từ 10-15%... nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đã dần đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỷ luật và tác phong lao động. Từ đó cung cấp được nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật cho việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo vùng.

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Học sinh Trường cấp 3 nông nghiệp (mô hình Nhật Bản) tại Nam Định trong một giờ thực hành. Ảnh: Báo Nam Định

Hiện nay, tỉnh Nam Định đang quan tâm thu hút và lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp có chuyên môn và tiềm lực thực sự về tài chính, đầu tư hạ tầng; xúc tiến thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, nhất là những nhà đầu tư dự án lớn, có công nghệ cao thân thiện môi trường... Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đang tiếp cận, xúc tiến cơ hội đầu tư tại địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội rất lớn mở ra với người lao động, khi nhu cầu tuyển dụng với chế độ đãi ngộ tốt ngày một lớn.

Hay việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông như: các tuyến cao tốc, các trục dọc đường ngang, cầu vượt sông lớn phá thế bị chia cắt, tạo ra không gian phát triển mới cũng được các địa phương chú trọng. Việc xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp mới tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Tại Hà Nam, công trình cầu vượt đường sắt Bắc - Nam kết nối đường Lê Duẩn với quốc lộ 1A và cầu Châu Sơn (TP Phủ Lý) đang được chú trọng. Đây là cầu vượt đường sắt tại nút giao đường Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng (tuyến đường cũ từ TP Phủ Lý đi TP Nam Định). Với dự án này, phương tiện từ nút giao Liêm Tuyền có thể đi thẳng đường Lê Duẩn sang QL1A và ngược lại. Trong đó, có nhiều công nhân làm việc tại KCN Châu Sơn, việc đi làm mỗi ngày cũng trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Dự án cầu vượt khi hoàn thành sẽ cải thiện rõ rệt việc tham gia giao thông của người dân và công nhân tại KCN. Ảnh: GDTĐ

Ngoài ra, các địa phương cũng đẩy mạnh nhiều chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, chế biến nông sản và dịch vụ du lịch sinh thái, cộng đồng, cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút người lao động về làm việc.

Việc “bỏ phố về quê” không chỉ đơn thuần là chuyển nơi làm việc, mà còn là hành trình tìm và gây dựng một cuộc sống yên bình, nhưng vẫn đủ đầy, phát triển của nhiều người lao động. Dù cơ hội việc làm ở một số ngành nghề còn chông chênh, nhưng nhiều người vẫn kỳ vọng về một tương lai đáng sống hơn nơi quê nhà, thậm chí, nhiều người trẻ đã đặt ra sẵn mục tiêu là “học xong sẽ quay về quê để làm việc”.

Lao động di cư thường là đối tượng đầu tiên bị cho nghỉ việc Lao động di cư thường là đối tượng đầu tiên bị cho nghỉ việc

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều lao động di cư vẫn thường phải làm những công việc tạm thời, phi chính thức ...

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với lao động nữ di cư Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với lao động nữ di cư

Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa tạo luồng di cư lao động lớn, trong đó ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Người lao động -

Sớm ban hành chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập

Cần sớm ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần phân chia những người bị ảnh hưởng thành các nhóm khác nhau để có chính sách phù hợp.

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Người lao động -

Tinh gọn bộ máy: Giữ chân người tài, giải quyết hợp lý nhân sự dôi dư

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Người lao động -

Cần ổn định cho gia đình công chức, viên chức sau sáp nhập

Cần có kế hoạch hỗ trợ dài hạn hơn, mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định cho gia đình các gia đình cán bộ công chức, viên chức trong dài hạn sau sáp nhập, sắp xếp lại.

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang Lao động & Công đoàn media

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang

Phó Đức Nam - có nickname TikTok Mr Pips, vừa bị bắt cùng đồng phạm vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,... Trước khi bị bắt, chúng đều khoe trên các trang mạng xã hội về cuộc sống hào nhoáng với nhà đẹp, xe sang, mỹ nữ vây quanh để dẫn dụ “con mồi”.

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son Cà phê tối

Cầu thủ nhập tịch∶ “Phép thử” Xuân Son

ASEAN Championship 2024 (vẫn được biết đến với tên gọi AFF Cup) đã khởi tranh hôm qua. Hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận đấu đầu tiên với đội tuyển Lào tại vòng bảng của giải đấu. Từ khóa của giải đấu lần này là "nhập tịch".

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Người lao động -

Tìm sự đồng thuận trong tinh giản biên chế

Để tinh gọn bộ máy thành công và đạt được sự đồng thuận trong quá trình cải cách, cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm xử lý những hệ lụy phát sinh, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức chịu ảnh hưởng bởi tinh giản biên chế.

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Đời sống -

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Đời sống -

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Người lao động -

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.

Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y

Người lao động -

Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y

Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.