Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Đời sống - 02/12/2024 15:17 Phương Mai
Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật |
Mỗi nhân viên là một “thước phim thu gọn”
Tại phố Mai Anh Tuấn (Hà Nội) có một dự án mang tên mô hình kinh tế cho người tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam (VAPs), được triển khai bền bỉ trong suốt 8 năm qua.
Anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành dự án chia sẻ, mô hình này có thể gọi thân thương là “Doanh nghiệp hạnh phúc”, với ba hình thức kinh doanh chính gồm: Siêu thị, nhà hàng và hiệu sách. Thời gian tới, sẽ tiếp tục bổ sung thêm ba dự án cho người tự kỷ Việt Nam làm việc, gồm: phòng tranh, không gian chia sẻ và homestay. Đồng hành cùng các nhân viên đặc biệt của mình, anh Trung cho biết, mỗi bạn trẻ là một "thước phim thu gọn" với nhiều điều thú vị.
Nhân viên của nhà hàng giới thiệu các món ăn trong menu tới khách hàng. Ảnh: Phương Mai |
Quang Anh (22 tuổi), có khả năng giao tiếp, ngôn ngữ khá, được giao nhiệm vụ phụ trách “siêu thị hạnh phúc” tại tầng một và đón khách. Là một người mắc hội chứng tự kỷ, việc học tập của em cũng phải tạm dừng vì không thể hòa nhập với các bạn ở trường. Nhưng ở môi trường này, em lại "tỏa sáng".
“Hằng ngày đi làm, em có đồng nghiệp, có các bạn, có thầy Trung, được âu yếm, quan tâm, dìu dắt để mình ngày càng tiến bộ, yêu đời hơn và hiểu nhiều vấn đề trong cuộc sống hơn”, Quang Anh chia sẻ.
Đi sâu vào trong, ít ai có thể ngờ rằng, những chiếc pizza nóng hổi chuẩn vị, đĩa salad đẹp mắt, hay những thông tin về các cuốn sách được làm và giới thiệu bởi trẻ tự kỷ. Vì bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ cũng như hành động, nên các nhân viên sẽ phải mất nhiều thời gian hơn trong việc di chuyển và tiếp nhận yêu cầu của khách. Đáp lại sự chờ đợi quý báu đó, những nhân viên tự kỷ ở "doanh nghiệp hạnh phúc" sẽ luôn phục vụ tận tình, chu đáo, từ khâu cắt bánh, chuẩn bị dao dĩa, đến rót nước và một nụ cười thường trực trên môi.
Quang Anh thành thục trong việc bán hàng tại "siêu thị hạnh phúc". Ảnh: Phương Mai |
Theo anh Trung, mỗi nhân viên được tuyển vào công ty đều do chính anh trực tiếp đào tạo theo kiểu 1-1 đến khi thạo việc. Tùy vào khả năng tiếp thu của từng người mà anh hướng dẫn những phần việc phù hợp, như: học làm bánh, pha cà phê, sử dụng tiếng Anh, công nghệ thông tin, giao tiếp với khách hàng,...
Khác với nhiều mô hình khác trên thế giới thiên về hướng nghiệp, VAPs đặt ra mục tiêu là dự án kinh doanh có lợi nhuận, tạo việc làm bền vững cho những người tự kỷ, để họ có thể nuôi sống bản thân bằng chính sức lao động, tạo ra giá trị và đến gần hơn với cộng đồng. hiện tại không nhận bất kỳ khoản đóng góp hay từ thiện nào. Thu nhập của nhân viên đều đến từ tiền lãi thu được và trả theo ngày, phụ thuộc vào doanh số.
Khẳng định giá trị lao động
Tại một quán cà phê nhỏ khác trên phố Thể Giao (Hà Nội) cũng có những nhân viên đặc biệt như vậy, khi mọi giao tiếp đều được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Cà phê Flow-ee là “ngôi nhà” của các bạn trẻ khiếm thính, mỗi nhân viên được gọi bằng cái tên thân thương là Flower (bông hoa). Khách đến quán sẽ gọi món bằng hình ảnh trên menu, nhân viên phục vụ sau khi mang đồ cho khách khẽ cúi lưng, đưa tay chụm lên miệng rồi mở bung ra phía trước thay lời “cảm ơn”.
Những nhân viên khiếm thính sẽ chào đón khách hàng bằng nụ cười tươi và ngôn ngữ ký hiệu. Ảnh: Phương Mai |
Nói về lý do mở mô hình này, anh Ngô Quốc Hào - CEO của Flow-ee cho biết, anh cùng các cộng sự mong muốn có thể tạo công ăn việc làm cho các bạn khiếm thính, tạo ra giá trị cho cộng đồng. “Ý tưởng mở quán là của một thành viên trong nhóm khởi xướng, bản thân chị cũng là người ngồi xe lăn, công ty do chị làm chủ cũng có 30% nhân viên là người khuyết tật, khiếm thính. Bản thân tôi cũng từng tiếp xúc với một bạn khiếm thính, phần nào hiểu những mong muốn của họ, nên Flow-ee ra đời”, anh Hào chia sẻ.
Anh Ngô Quốc Hào đang dịch những lời nhân viên chia sẻ bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ảnh: Nguyên Trang |
Vừa đảm nhiệm việc “order”, kiêm thu ngân và pha chế, Nguyễn Thảo Tình (24 tuổi) thuần thục mọi thao tác, trên môi luôn nở nụ cười với khách hàng. Qua những dòng chữ trên giấy, Thảo cho biết, bản thân đã làm công việc này được 10 tháng và luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời khi được làm việc, được tự tin thể hiện khả năng của bản thân, cũng như đóng góp sức lao động, kiếm thêm thu nhập.
Thảo Tình "ra dấu" thông báo khách hàng đã thanh toán thành công. Ảnh: Phương Mai |
Nói về lý do lựa chọn những người khiếm thính làm nhân sự cho quán, anh Ngô Quốc Hào cho biết, qua nghiên cứu, nhận thấy nhóm người điếc là một trong những nhóm người dễ tổn thương nhất. Người câm thì vẫn nghe được nhưng khi đã điếc thì họ không nói được, chỉ phát ra được âm thanh, chính vì vậy, nhóm này cần có thêm cơ hội và đó là một trong những định hướng và tạo việc làm và môi trường an toàn cho họ.
Mặc dù mới mở được khoảng hơn 1 năm, nhưng quán cà phê đặc biệt này đã thu hút lượng lớn khách hàng đến với quán. Đó có thể là người thân, bạn bè của các thành viên, có cả du khách nước ngoài, đặc biệt là rất đông trẻ em, người khiếm thính tới đây. Nhiều bạn trẻ và các em nhỏ đến đây nhờ quản lý và các thành viên của nhóm dạy họ cách chào, cách cảm ơn các "Flower" vì đồ uống rất ngon. Có thể coi đây như một tín hiệu tích cực cho thấy sự đón nhận của cộng đồng với những người lao động khiếm khuyết.
Đồng hành cùng những nhân sự đặc biệt từ ngày đầu, đến hiện tại, anh Ngô Xuân Hào tự hào khi chứng kiến các “flowers” thay đổi mỗi ngày. Từ những người rụt rè, tự ti, giờ đây, họ có thể giao lưu, thậm chí là cùng nhảy múa với khách hàng. Dù chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể, khẩu hình, nhưng khả năng thích ứng nhanh giúp các nhân viên dễ dàng hòa nhập với những người nghe nói bình thường.
Tại phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật lần thứ 2 năm 2024, do Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội phối hợp Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức mới đây, có sự tham gia của 37 doanh nghiệp, trong đó 14 doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới lao động khuyết tật. Trong tổng số 1.286 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, có 516 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh lao động là người khuyết tật. Các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng, nhiều người khuyết tật có năng khiếu, đặc biệt trong lĩnh vực thủ công, pha chế,..., đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất các sản phẩm tinh xảo,... Ông Trịnh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cũng khuyến khích người lao động khuyết tật nỗ lực vượt qua các rào cản, tự trang bị kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời tuân thủ tốt nội quy và quy định tại nơi làm việc. |
Thợ massage khiếm thị gồng gánh nuôi cả gia đình Bất chấp nghịch cảnh, người đàn ông khiếm thị Lê Quang Phúc (42 tuổi) vẫn lạc quan, chăm chỉ làm công việc massage để trang ... |
Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm phù hợp là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời còn ghi ... |
Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoà nhập thị trường lao động, từ rào cản về đi lại đến ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 20/01/2025 14:27
Những món quà ấm áp đến với công nhân môi trường Hà Nội
Sáng 20/1, không khí rộn ràng ngày giáp Tết như thêm ấm áp khi các công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đón nhận những phần quà ý nghĩa.
Người lao động - 18/01/2025 16:57
Điểm tựa của buôn làng
40 năm đưa cây cao su đến các vùng đất Tây Nguyên cũng là 40 năm hành trình của những người lính Binh đoàn 15 mang màu xanh và sự no ấm, bình yên đến với vùng đất này.
Người lao động - 16/01/2025 17:08
Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày, nhu cầu mua vé máy bay về quê của người lao động tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng để giăng bẫy với nhiều chiêu trò tinh vi, khiến không ít người mất tiền oan.
Đời sống - 14/01/2025 18:47
Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn
Chương trình “Chợ Tết Công đoàn ngành Công thương” được tổ chức tại Siêu thị Sepon, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Đời sống - 14/01/2025 15:58
Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai
“Vợ con bảo tôi đừng đi, ngại với mọi người lắm, rồi sợ tôi đi lang thang nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn đi”. Người đàn ông khuyết tật với đôi mắt ánh lên niềm vui, nói vậy khi kể về hành trình ba ngày liên tiếp vượt quãng đường ba cây số đến Chợ Tết Công đoàn ở huyện Hải Hậu (Nam Định).
Người lao động - 12/01/2025 21:13
Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết
Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.
- Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
- Khi ước mơ sum họp thành hiện thực nhờ chuyến tàu công đoàn
- "Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
- Công đoàn Bình Dương: Tặng vé miễn phí cho hàng trăm công nhân lên tàu về quê đón Tết 2025