Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”
Người lao động

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

Giá nhà chung cư tăng cao

Theo báo cáo về tình hình bất động sản Hà Nội Quý III/2024 của CBRE (một đơn vị quản lý, vận hành các dự án bất động sản), 10 năm qua, giá chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng trung bình khoảng 10% theo năm.

Trước đó, giai đoạn 2009 - 2010 và 2019 - 2020, mặt bằng giá chung cư Hà Nội gần như rất ít biến động, giá thứ cấp chỉ tăng khoảng 2%/năm, thậm chí cũng có giai đoạn chững lại.

Tuy nhiên, khoảng thời gian từ cuối năm 2021 đến quý III/2022 và từ quý IV/2023 đến nay, giá chung cư Hà Nội tăng “phi mã”, khiến nhiều đối tượng là công nhân, người lao động có thu nhập thấp đến trung bình đều đang gặp khó trong việc mua nhà vì “tích góp mãi vẫn chưa đủ”.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi
Giá trung bình căn hộ chung cư tăng mạnh kể từ năm 2015-2023. Ảnh: batdongsan.com.vn

Từng nuôi giấc mơ mua được chỗ “chui ra chui vào” ở Thủ đô, tiện cho con em sau này có điều kiện học tập, vui chơi dễ dàng hơn, song vợ chồng anh Nguyễn Quý Thái (34 tuổi, công nhân tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam) đành ngậm ngùi tìm hướng về quê xây nhà. Hơn 10 năm tích cóp, hiện tại số tiền anh chị đang có chỉ bằng được 1/5 giá trị một căn chung cư tầm trung.

Anh Thái cho biết: “Với mức thu nhập của hai vợ chồng là công nhân, chúng tôi chỉ dám thuê một căn phòng trọ hơn 20m2, với giá thuê cả điện, nước là gần 2 triệu. Hai đứa con cũng phải gửi về quê học vì ở đây nhà cửa xuống cấp, điều kiện sống không đảm bảo, không thể ép các con khổ theo mình được. Chúng tôi cũng có hỏi để mua nhà ở xã hội, nhưng lúc nào cũng trong tình trạng “không có nhà trống”, nên chắc về quê xây nhà thôi”.

Không chỉ với công nhân trong khu công nghiệp mà những người lao động khu vực công cũng gặp khó khăn trong việc mua chung cư.

Chị Khánh Linh (27 tuổi, giảng viên một trường đại học tại quận Thanh Xuân) cho biết, thu nhập cả hai vợ chồng là viên chức chỉ gần 20 triệu đồng/tháng, chi phí cho việc thuê nhà, sinh hoạt và chăm sóc cá nhân đang trong giai đoạn mang thai cũng gần như ngốn sạch khoản tiền cứng này. Trước đó, gia đình hai bên có bán đất ở quê, tích góp nhưng hiện số tiền mới chỉ đủ 1/2 giá trị một căn chung cư trong khu vực.

“Giá nhà mặt đất và chung cư đều cao. Vay ngân hàng thì không có tài sản thế chấp mà lãi còn cao hơn cả tiền lương. Chồng tôi là bộ đội nên hầu như không về, thuê một phòng trọ bé hơn 20m2 ở đây cũng mất 3 triệu rồi, mà không gian thì bí bách, chật chội. Cũng đành chờ thôi chứ không biết làm thế nào, bây giờ thì chưa mua được”, chị Linh chia sẻ.

Với mức giá nhà đất, chung cư tăng như hiện nay, giấc mơ “an cư lạc nghiệp” ngày càng trở nên xa vời, thậm chí là trở nên “xa xỉ” với những công nhân, người lao động.

Báo cáo về thị trường bất động sản quý III/2024 của Bộ Xây dựng nhận định: Tại Hà Nội và TP HCM, giá căn hộ chung cư ở cả dự án mới và cũ tiếp tục tăng. Mặt bằng giá chung cư ở dự án mới đã tăng khoảng 4% đến 6% theo quý và 22% đến 25% theo năm. Tại một số khu vực, tính theo quý, mức tăng khoảng 35% đến 40% tùy từng vị trí.

Giá nhà khó giảm

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra mới đây, Bộ Xây dựng đã có lý giải liên quan đến việc giá nhà đất, đặc biệt giá chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, thậm chí tăng cao bất thường.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá bất động sản cao đột biến thời gian qua.

Thứ nhất, do nguồn cầu lớn hơn nguồn cung quá nhiều. Thứ hai, thị trường bất động sản có tình trạng đẩy giá, thổi giá. Điển hình, thời gian gần đây báo chí cũng đã phản ánh tình trạng một số địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất, bị người mua đẩy giá đất cao lên rồi bỏ cọc. Thứ ba, đó là chi phí đầu tư, đầu vào của bất động sản bị tăng cao, từ chi phí đầu tư xây dựng, sử dụng đất.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi
Giá rao bán chung cư tiếp tục tăng những tháng cuối năm. Ảnh: Nhịp sống thị trường

Để giải quyết 3 nguyên nhân trên, Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng cho hay, về xử lý hành vi thao túng thị trường, thổi giá, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023… đã có quy định rất rõ ràng.

Cũng theo Thứ trưởng Hùng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản về việc "phân tích cơ cấu giá thành, giá bán, nguyên nhân tăng giá bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, đất ở và ổn định thị trường bất động sản" gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản gửi UBND các tỉnh, thành phố. Bộ Xây dựng đã đề xuất các giải pháp, cũng như kiến nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố triển khai 6 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến các dự án, chủ đầu tư, đơn vị môi giới có hiện tượng thổi giá, trục lợi; có biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có).

Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do nhà nước quản lý" nhằm hạn chế rủi ro về giá và pháp lý cho người mua.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, việc dừng lại để đợi thêm thời gian để mua được căn hợp lý là không khả thi, bởi hiện nay giá nhà khó có thể giảm.

"Tôi có tham khảo qua một số kênh môi giới, đăng tin bán chung cư ở Hà Nội. Khu vực gần trường tôi dạy, một căn 3 phòng ngủ cũng phải gần 6 tỷ, nếu ở gần trung tâm giá sẽ đắt hơn. Nếu không thì giá cũng trong khoảng 3,5 - 4,5 tỷ/căn 2 phòng ngủ. Chắc chỉ chờ khi nào giá giảm, hoặc tích góp thêm mới mua được, còn giờ thì mua được nhà ở Hà Nội vẫn là điều gì đó quá xa vời", chị Khánh Linh cho biết.

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội quyên góp, ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội quyên góp, ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư

Toàn bộ số tiền đóng góp của cán bộ, đoàn viên ngành Xây dựng Hà Nội là hơn 312 triệu đồng sẽ được Ban Thường ...

"Mái nhà chung" của những người lao động huyện Ứng Hòa

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo đời sống cho đoàn viên (ĐV) và ...

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm ...

Tin mới hơn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tại phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025, dựa trên tình hình thực tế về đời sống người lao động hiện nay.
Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tin tức khác

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.
Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Xem thêm