Từ câu hỏi về những bông hồng chỉ thấy gai
Văn hóa - Xã hội - 30/03/2023 17:41 Quốc Thắng QUỐC THẮNG
Sau những cái tên mỹ miều “số hóa”, “sổ liên lạc điện tử”, “quỹ xã hội hóa”, … những bông hồng chỉ thấy gai đã len lỏi vào chương trình giáo dục mang tên “hoạt động ngoại khóa”, “giáo dục kỹ năng sống” hay là “học tập trải nghiệm”.
Tuần trước, Trường THCS Tân Quang II (huyện Ninh Giang, Hải Dương) thông báo tổ chức cho học sinh đi học tập và trải nghiệm tại Hải Phòng kết hợp với Trung tâm kỹ năng sống Skill Edu. Đây là đợt học tập trải nghiệm thứ 3 nhà trường tổ chức trong năm học này sau khi đã tổ chức 2 đợt với chi phí thu 495.000 đồng/ học sinh. Chuyến đi đã bị hoãn do phản ứng của phụ huynh. Hôm qua, sau những phản ánh của dư luận về việc mỗi giáo viên được hưởng hoa hồng 10.000 đồng/ 1 học sinh tham gia chương trình ngoại khóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, TP.HCM đã chỉ đạo tạm dừng chương trình ngoại khóa cho học sinh của Trường THCS Nguyễn Văn Bứa.
Hoạt động trải nghiệm là gì mà nhà trường có thể tổ chức hoặc hủy bỏ chương trình vì những lý do đại loại như trên? Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy định nào mà để xảy ra những phản ứng của phụ huynh và dư luận?
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục quốc dân. Bắt buộc có nghĩa là chúng ta thực hiện trong khung chương trình, không được thu thêm kinh phí (kể cả tự nguyện) vì bất cứ lý do gì. Quy định bắt buộc ở đây có lợi ích trong gia tăng tính bình đẳng về cơ hội tiếp cận tri thức và kỹ năng cho học sinh. Đó là mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân. Bạn không có điều kiện kinh tế, con bạn vẫn có cơ hội để phát triển bản thân. Chính vì thế, Chương trình giáo dục phổ thông mới ghi rõ tinh thần của hoạt động trải nghiệm là “phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường”. Theo đó, cả hai tình huống sau đều không thể thực hiện: ai đóng tiền thì được tham gia dẫn đến gia tăng bất bình đẳng và nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng tiền như một khoản bắt buộc là sai luật.
Những câu chuyện tương tự như hai sự kiện tôi dẫn ra trên đây đang làm cho một số cơ sở giáo dục vốn đang khó khăn trăm bề với dạy học trải nghiệm rơi vào tình huống hỗn mang. Chương trình giáo dục phổ thông mới khiến cho không ít nhà trường lúng túng về nguồn lực. Chúng ta có thể thông hiểu nhà trường gặp nhiều khó khăn để hoàn thành 105 tiết/năm chương trình trải nghiệm trong lúc phần lớn giao cho giáo viên kiêm nhiệm, không có giáo viên chuyên trách. Hay việc phân tiết theo tuần đã khiến cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề thiên về hình thức. Nhưng một chương trình mới ban hành rất cần những phản hồi từ ứng dụng thực tế để điều chỉnh. Nhà trường không vì “tuân thủ” chương trình mà bỏ qua tính hợp lý trong thực hiện.
Chúng ta thừa hiểu, nếu không thu thêm tiền của phụ huynh để tổ chức hoạt động ngoại khóa thì nhà trường lấy từ khoản nào? Và phụ huynh cũng sẵn sàng chia sẻ gánh nặng kinh phí giáo dục cùng Nhà nước nếu họ có niềm tin về tính minh bạch và hiệu quả. Chỉ khi đó, Nghị quyết 90/CP-1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá mới được thực hiện đúng tinh thần.
Chúng ta có thể bao biện, nếu nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, ... đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí và việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ là khách quan, được phụ huynh, học sinh đồng thuận và không có việc cắt xén quyền lợi học sinh hay nâng giá dịch vụ để chi trả hoa hồng thì việc đơn vị cung cấp dịch vụ chi trả một khoản hoa hồng là bình thường. Cũng như cách nói của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Bứa, chỉ là “chia sẻ tấm lòng”, “bồi dưỡng” mà thôi. Nhưng “tấm lòng” đó đang làm hại đến hàng trăm tấm lòng khác, nhất là trong môi trường giáo dục. 10.000 đồng có thể làm tổn thương học sinh khi nghĩ về thầy cô hoặc làm tổn thương lòng tự trọng của thầy cô.
Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường trong giáo dục con em vốn là triết lý nền tảng cho mọi cấp học. Nhưng ở chiều ngược lại, những sai sót tương tự như 2 trường hợp trên đang tạo ra cơ hội cho những can dự của phụ huynh (parental involvement) một cách thái quá vào hoạt động giáo dục. Từ vai trò tham dự, phối hợp trong giáo dục, phụ huynh rất có thể lấn át, làm lu mờ vai trò quyết định của giáo viên. Đó là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng về giáo dục: phụ huynh làm bằng mọi cách để can dự vì mất niềm tin.
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong trường học là rất cần thiết. Phụ huynh cũng sẵn sàng cho con đi trải nghiệm để mở rộng kiến thức, gia tăng kết nối. Nhưng phải làm gì để hoạt động trải nghiệm không dẫm phải “vết xe đổ” của những “quỹ xã hội hóa”, “số hóa”, “sổ liên lạc điện tử”, …? Và phải làm gì để lấy lại niềm tin của các hoạt động này khi chỉ mới thực hiện vài năm nhưng nhiều trường hợp đã bị gọi là “tham quan có phí”?
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa - Xã hội - 06/06/2023 16:44
Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!
Nhà văn Hiền Trang, một tác giả trẻ, được ghi nhận nhiều trên văn đàn. Song gần đây, trong một buổi trò chuyện tại TP.HCM, cô đã trở thành tâm điểm tranh cãi khi phát ngôn về việc nhà văn hoàn toàn có thể được tỉ phú Elon Musk mời ăn tối.

Văn hóa - Xã hội - 04/06/2023 16:55
Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu
Tuần vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã kiến nghị Quốc hội đưa thêm trang phục áo dài ngũ thân vào là một lựa chọn để đại biểu có thể mặc trong các sự kiện lớn.

Văn hóa - Xã hội - 31/05/2023 18:06
Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính
Mấy hôm nay, kỳ án Nguyễn Thị Phương Hằng lại khiến dư luận chú ý dù đã qua cả năm trời điều tra với nhiều diễn biến bất ngờ, nhiều tình tiết mới xuất hiện được coi là ngoài dự kiến.

Văn hóa - Xã hội - 29/05/2023 19:39
“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi những thông điệp rất mạnh về luật pháp nhắm vào các nền tảng mạng xã hội.

Văn hóa - Xã hội - 28/05/2023 17:01
Chưa thi đã lạm phát điểm
Năm ngoái, hàng loạt ngành học của nhiều trường đại học đã lấy điểm chuẩn trên 30 (tức là hơn 10 điểm/môn). Năm nay, dù kỳ thi chưa bắt đầu, song, đã có ngành học xét tuyển học bạ vượt ngưỡng 10 điểm/môn.

Văn hóa - Xã hội - 24/05/2023 19:40
Sách giáo khoa vẫn nóng hổi câu chuyện mọi nhà
Hôm qua 23/5, câu chuyện giá sàn, giá trần sách giáo khoa lại được bàn thảo và nóng lên giữa nghị trường Quốc hội. Câu chuyện về sách giáo khoa đã được nghị sự nhiều lần, thu hút dư luận và đến nay vẫn chưa phải đã có hồi kết.
Kinh tế - Chính sách

EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?

Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân

Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế

EVN - Lỗ lớn và lời to

Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
