Sổ liên lạc điện tử, chỉ thấy gai của hoa hồng?
Văn hóa - Xã hội - 03/11/2022 13:33 QUỐC THẮNG
Cách đây 2 ngày, Báo Lao Động phản ánh, mỗi hợp đồng “sổ liên lạc điện tử”, nhà trường ngay tập tức nhận 20-30% hoa hồng. Dưới cái tên mỹ miều “sổ liên lạc điện tử”, dưới luận điểm hiện thực hóa của chủ trương “ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học sinh” hay “số hóa giáo dục” nhưng thực chất “sổ liên lạc điện tử” chỉ là những tin nhắn SMS một chiều từ giáo viên đến phụ huynh học sinh, không tương tác hay phản hồi; tệ hơn, có những “phần mềm” mà tin nhắn SMS còn không có dấu. “Sổ liên lạc điện tử” được xem là công cụ để tăng kết nối giữa phụ huynh với nhà trường nhưng vai trò của nó đã được phát huy như thế nào và có tương xứng với phí mà phụ huynh phải đóng hằng tháng?
Nhiều phụ huynh mong muốn nhà trường bỏ "sổ liên lạc điện tử". Ảnh: giaoduc.net.vn |
Hãy làm một phép tính đơn giản: Với 30.000 đồng mà một học sinh phải trả cho “số liên lạc điện tử” thì một trường có sĩ số 3.000 học sinh mỗi tháng nộp tới 60 triệu đồng, một năm sẽ đến gần cả tỉ đồng. Mỗi tháng phụ huynh nhận khoảng 10 tin nhắn, mỗi tin nhắn có giá 3.000 đồng! Chị Nhung, công nhân trong khu công nghiệp VSIP - Bình Dương có 2 con học lớp 5 và lớp 7, chi phí dành cho “số hóa” cho hai con mỗi học kỳ bằng thu nhập của cả một tuần chị tăng ca. Đã mấy năm nay như thế và chị chưa bao giờ thấy cần thiết khi giáo viên chủ nhiệm ưu tiên sử dụng Zalo để tương tác với phụ huynh. Báo chí đã phản ánh năm 2020, nhưng với tình huống dịch bệnh Covid-19, “sổ liên lạc điện tử” lại nở rộ theo xu hướng trực tuyến. Nhưng ai cũng có thể dễ dàng kết luận: “sổ liên lạc điện tử” là sự lãng phí, phiền phức cho giáo viên và phụ huynh.
Các bên ký hợp đồng có thể bao biện là do người sử dụng chưa phát huy hết tính năng của “sổ liên lạc điện tử” nhưng điều đó càng lộ rõ tính hình thức của chủ trương. Tăng kết nối giữa nhà trường và phụ huynh là gì mà chỉ có tin nhắn một chiều, các chức năng khác của “sổ liên lạc điện tử” ở đâu mà chúng ta chấp nhận sự tồn tại của nó một cách hời hợt để trở thành trường hợp ví dụ tiêu biểu của “giải ngân”?
Chúng ta có thể bao biện là tự nguyện, không bắt buộc và xem việc trả lời tự nguyện, không bắt buộc là cách để chứng minh cho sự minh bạch trong chủ trương, nhưng điều đó lại bộc lộ tư duy quản lý yếu kém: đã tự nguyện thì sẽ có phụ huynh không sử dụng, và như vậy một "phần mềm" khác sẽ được sử dụng song song với sổ liên lạc điện tử: lãng phí thời gian của giáo viên, phụ huynh và số hóa trong trường hợp này chỉ làm rối thêm môi trường giáo dục. Đồng bộ - một nguyên tắc cơ bản của số hóa đã bị bỏ qua.
Hãy đừng phớt lờ những đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, điểm số của học sinh không còn nhiều như trước. Học sinh THCS và THPT chỉ còn bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, cộng với 1-2 cột điểm thường xuyên thì việc sử dụng “sổ liên lạc điện tử” là lãng phí và không cần thiết.
Và hãy nhìn vào sự thật: 3 lý do phổ biến mà chúng ta rút ra cho tình trạng giáo viên ồ ạt nghỉ việc là: tiền lương, cơ hội thăng tiến và áp lực công việc. Sự “cộng hưởng” của các nguyên nhân trên là đáng báo động. Có một điều trớ trêu là: mục đích của “sổ liên lạc điện tử” là để tạo ra sự tiện nghi, tiết kiệm thời gian nhưng chính nó lại đang tạo ra gánh nặng sổ sách cho giáo viên.
Hai yếu tố căn bản của số hóa nói chung là niềm tin và cam kết về quyền lợi để tạo dựng niềm tin. Khi đánh mất niềm tin, số hóa khó có thể thực hiện, thậm chí trượt dài theo hình thức thuần túy và đối phó. Khi không có niềm tin, tất nhiên người ta sẽ né tránh các trao đổi bằng điện tử. Trong giáo dục, niềm tin ấy nằm ở tính thiết thực, hiệu quả của công cụ. Và hơn bất cứ tổ chức nào, tổ chức của “nghề cao quý” càng cần phải được giữ vững niềm tin trọn vẹn của phụ huynh - nơi mà họ gửi gắm đạo đức, nhân cách, tri thức... của con em mình.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Khi nhà trường kỳ thị giới? “Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt là các em nam/ nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/ ... |
Chua chát lương tiến sĩ 6 triệu đồng! Báo chí ngỡ ngàng, dư luận xôn xao khi một tiến sĩ trẻ du học nước ngoài về “kêu cứu” tìm việc làm thêm kiếm ... |
Để không còn những "tiến sĩ giấy" Tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều qua 28/10, ông Lê Thanh Vân (Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội) ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?