“Cuộc đại phẫu” di tích
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54 MỸ ANH
Sáng qua (1/11), thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Văn Hùng đã trình Quốc hội tờ trình Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Theo đó, tổng nguồn lực huy động (gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp) giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỉ đồng; giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỉ đồng. Cả 2 giai đoạn gộp lại sẽ là 256.000 tỉ đồng.
Số tiền này được chi cho 10 mục tiêu liên quan tới phát triển con người, văn hóa, bảo tồn di sản… Trong các mục tiêu cụ thể, Bộ có đề xuất, tới năm 2035, tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia. Đề xuất này đã làm nóng nghị trường.
Các đại biểu cho rằng, việc tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt có phần khiên cưỡng. Bởi, không phải di tích nào cũng cần tu bổ. Và nếu di tích vẫn chưa xuống cấp, việc “hoàn thành chỉ tiêu” tu bổ 100% sẽ lợi bất cập hại. Chưa kể những mối lo ngại về các thảm họa trùng tu, tôn tạo vốn đã được nhắc đến rất nhiều thời gian qua.
Những trăn trở này là có lý. Là người trực tiếp tác nghiệp hiện trường ở rất nhiều di tích cấp Quốc gia Đặc biệt và cấp Quốc gia, tôi đã chứng kiến và viết bài phản ánh rất nhiều về tình trạng nói thẳng trên tiêu đề là “trùng tu như phá”. Nhưng hãy tạm gác tư tưởng bàn lùi khi chỉ nhìn vào những trường hợp tiêu cực.
Mục tiêu trùng tu 100% di tích cấp Quốc gia Đặc biệt trong 11 năm nữa cần cân nhắc lại. Tôi đã chứng kiến rất nhiều di tích “kêu cứu” vì xuống cấp. Tôi cũng mục sở thị những vị trụ trì chùa, những thủ từ đình đưa cho cả sấp giấy tờ “xin được trùng tu” mà vẫn chưa được. Tôi cũng chứng kiến cả những công trình trùng tu, tôn tạo có thể coi là mẫu mực.
Song, không phải công trình nào cũng cần can thiệp. Một cuộc “đại phẫu” với 100% công trình di tích Quốc gia Đặc biệt là điều rất đáng lo ngại. Dù thừa nhận, việc trùng tu, tôn tạo trong thời gian gần đây có nhiều tiến bộ về kỹ thuật để đảm bảo tính nguyên vẹn của công trình. Song, trùng tu, tôn tạo không phải là ưu tiên số 1 với các công trình cổ, đặc biệt là những công trình giá trị như di tích cấp Quốc gia Đặc biệt. Thực tế, nếu công trình, cấu kiện không xuống cấp, để công trình nguyên vẹn vẫn là tốt nhất.
Chưa kể, những lo ngại về việc “chạy KPI” tôn tạo cho đủ 100% vừa lãng phí nguồn lực tài chính vừa có thể tạo những áp lực không đáng có cho hệ thống người làm di tích vốn đang mỏng. Vô hình, nó khiến các công trình đáng được tập trung đầu tư, xử lý bị “cào bằng” với những công trình vốn chỉ cần đảo ngói, làm sạch rêu.
Nhiều di tích cấp Quốc gia Đặc biệt và cấp Quốc gia, thậm chí cấp địa phương cần trùng tu tôn tạo. Việc chi tiền cho điều này là chính đáng và cấp thiết. Nhưng như đã nói ở trên, điều cần kíp hơn là việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để các cộng đồng thường xuyên thực hành văn hóa với di sản nếu có nhu cầu, có thể tự xử lý công trình khi xuống cấp. Đi kèm với việc này là những khóa tập huấn, những đội thợ được đào tạo bài bản để đảm bảo những người ở địa phương vẫn có thể trùng tu, tôn tạo đúng Luật Di sản cũng như giữ nguyên được kết cấu, tinh thần của công trình.
Giao di sản cho cộng đồng cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ về pháp lý, kỹ thuật, cũng như giám sát, hỗ trợ tài chính (nếu cần) mới là điều Bộ có thể làm ngay và làm tốt. Vẫn biết những di tích cấp Quốc gia Đặc biệt và cấp Quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Bộ. Song, về cơ bản, nó vẫn thuộc về những cộng đồng địa phương, những người làm cho di tích “sống” qua thực hành văn hóa.
Và tôi tin, Bộ đã lắng nghe các đại biểu cũng như những ý kiến từ dư luận để đảm bảo di tích trường tồn cùng dân tộc.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Cuộc đại phẫu” di tích, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất