Thiếu trường công không phải chỉ vì thiếu đất
Kinh tế - Chính sách - 13/05/2023 15:55 AN VINH
Với 55,7%, năm nay, số thí sinh có cơ hội đỗ vào lớp 10 trường công lập chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mấy năm gần đây. Trước đó, năm học 2021-2022 có khoảng 64,7% trúng tuyển vào các trường THPT công lập, năm học 2020-2021 có khoảng 60%, năm học 2019-2020 là 60%.
Hà Nội đất chật, người đông, chung cư xây ồ ạt nhưng không xây thêm trường học, trẻ em thiếu trường học dường như được coi là điều đương nhiên, ai cũng biết và ai cũng thông cảm với ngành Giáo dục.
Nhưng, nhớ lại thời bao cấp, tuy đói nghèo thiếu thốn, vậy mà trẻ em luôn được học trường công. Không phải chỉ vì lúc ấy người thưa đất rộng, mà còn nhờ có những chính sách rất thiết thực và tốt đẹp trong ngành Giáo dục và chính quyền Thủ đô thời ấy dành cho việc chăm lo xây dựng trường học. Ví dụ như mọi khu chung cư khi xây dựng nên, như Kim Liên, Giảng Võ, Nguyễn Công Trứ, Thanh Nhàn, … thì trong quy hoạch và thực tế thi công, luôn luôn phải xây dựng các trường học ở ngay tại khu vực các chung cư đó.
Nay, việc đó hầu như đã không được ai để ý, quy định, chăm lo và thực hiện. Tôi cứ thấy đáng lo, cứ băn khoăn với công tác quy hoạch trường học của ngành Giáo dục Thủ đô. Và một câu hỏi cứ vấn vương trong tôi, tại sao luôn có đất dành cho xây trường tư, mà lại luôn thiếu đất để xây trường công?
Phát biểu với báo chí gần đây, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nói rằng, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, ngay cả những học sinh có hộ khẩu ở Hà Nội, hệ thống các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu học tập của các em. Số còn lại sẽ theo học tại hệ thống trường ngoài công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành phố đang đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng, quy hoạch trường học. Tuy nhiên, việc này cần có thời gian, lộ trình cụ thể.
Ông Tuấn nói không sai. Nhưng, cái gì các vị cũng đòi có thời gian và lộ trình, còn trẻ em thì chúng cứ sinh ra và lớn lên hàng ngày, đến tuổi là phải đi học, đi học thì phải lên lớp, lên lớp rồi phải chuyển cấp. Chúng không quan tâm đến “thời gian và lộ trình” của các vị, chúng cần phải có đủ trường lớp công để học tập, nhất là con em của những gia đình không khá giả về kinh tế để có thể theo học trường tư.
Cách đây 3 hôm, trên chương trình Thời sự 19 giờ, VTV1 cũng đã phát sóng một phóng sự nói về vấn nạn thiếu trường công lập ở Hà Nội. Phóng sự này với những hình ảnh được ghi lại ở nhiều địa điểm tại Hà Nội đã cho khán giả thấy một sự thật bất ngờ. Đó là việc có nhiều khu đất đã được quy hoạch xây trường học nhưng bị bỏ hoang hàng chục năm. Đất để không lãng phí, còn các phụ huynh sống ngay tại các khu vực đó vẫn cứ phải đôn đáo, chật vật chạy tìm trường công cho con cháu vào học.
Trường công lập thiếu, dẫn đến quá tải tại nhiều khu vực, nhất là những khu đô thị. Nhưng cũng tại đây lại đang tồn tại một nghịch lý. Đó là tại chính những khu vực này, có nhiều khu đất đã được quy hoạch để xây trường học, nhưng đã bị bỏ hoang hàng chục năm nay.
Phóng sự của VTV1 đưa hình ảnh, đã 10 năm qua, người đàn ông tên Loan trồng rau tại khu đất ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Trong khi chờ đợi 1 trường mầm non được quy hoạch trên diện tích 0,6 héc-ta. 10 năm trôi qua vẫn chưa có tín hiệu gì, giờ dân quanh đó, người thì trồng rau, người dựng nhà gỗ để đồ đạc ngay trên khu đất đáng lẽ đã là một trường học từ chục năm trước. Có 7 khu đất bỏ hoang như vậy với tổng diện tích gần 8 héc-ta tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, nơi có tới 85 tòa chung cư và trường mầm non công lập chỉ đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu.
Nhiều chung cư nhưng không có trường học công lập nào được xây. Việc xây chung cư thì nhanh, xây trường học thì chậm đã gây sức ép đến các phụ huynh và con em ngay trong những năm đầu đời. Năm nay, chuyện bốc thăm vào trường mầm non công lập vẫn chưa thể kết thúc, khi mà chưa có một trường học nào được xây thêm .
Còn tại một khu đô thị thuộc huyện Thanh Oai, vị trí quy hoạch trường học giờ là nơi thả trâu bò, cỏ mọc hơn 10 năm nay. Toàn dự án khu đô thị có 17 điểm với 15 héc-ta cho trường học nhưng chỉ có 2 trường tư thục được xây. Chính quyền những địa phương này nhiều lần kêu gọi chủ đầu tư bàn giao đất để đầu tư xây trường công lập nhưng chưa có kết quả.
Cạnh khu đất bỏ hoang là quán trà đá của ông bà Phương. Hai cháu 3 tuổi và 4 tuổi đều không thể đăng ký vào trường mầm non công lập và cũng không biết đến bao giờ mới có thể có cơ hội. Bởi ở quận Hoàng Mai, ước tính còn thiếu khoảng 10 trường mầm non và hơn 10 trường tiểu học. Hiện tại, chỉ tính riêng các khu đô thị mới của Hà Nội, số trường mầm non công mới chỉ bằng 1/4 số trường tư thục.
Tất cả những gì đã nói ở trên cho chúng ta thấy một sự thật: thiếu đất không phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân duy nhất dẫn tới việc thiếu trường công.
Kể cả khi đất có thiếu cũng chưa phải là điều đáng lo nhất. Đáng lo nhất là tình trạng thiếu một tấm lòng yêu thương, thiếu một ý thức trách nhiệm, thiếu một sự quan tâm sâu sát, thiếu một tầm nhìn xa dành cho sự nghiệp trồng người, thưa các nhà quản lý ngành Giáo dục và lãnh đạo thành phố Hà Nội!
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 28/09/2023 19:41
Bánh trung thu trang sức
Không đơn thuần là để ăn, phía sau hộp bánh trung thu ngày nay ẩn chứa nhiều điều cần phải nói.

Cà phê tối - 26/09/2023 17:08
Học thêm trá hình, chẳng lẽ “bó tay”!
Sau khi các cấp, ban ngành ban hành những quyết định nhằm hạn chế nạn ép học sinh học thêm, hàng loạt những trường hợp “lách luật” từ các cơ sở đào tạo được báo chí phanh phui đang gây bức xúc dư luận. Dù biến đổi muôn hình vạn trạng, với vô vàn tên gọi, điều người ta dễ nhận thấy đó chính là học thêm và ít nhiều, luôn có sức ép từ phía nhà trường.

Cà phê tối - 24/09/2023 13:13
Mạt sát một nghề nghiệp
Facebooker Vo Quoc có tích xanh chính chủ (được cho là đầu bếp Võ Quốc) đã có bài đăng mạt sát nghề báo. Bài đăng lập tức gây phẫn nộ với không chỉ những người làm báo. Bởi, ngôn từ được sử dụng trong bài đăng của một người tạm gọi có chút danh là rất nặng nề, phản văn hóa.

Cà phê tối - 21/09/2023 18:58
Lối thoát cho chung cư mini
Sau vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ làm 56 người chết, Hà Nội ra chỉ thị tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà trọ, cơ sở kinh doanh, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành kế hoạch khẩn tổ chức tổng rà soát, kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh nhà trọ, chung cư mini, nhà ở tập thể, …

Cà phê tối - 19/09/2023 12:25
Bỏ “kiểm tra miệng” và thế giới của những câu hỏi
TP.HCM vừa đi đầu trong việc bỏ kiểm tra miệng đầu giờ với học sinh các cấp trên địa bàn TP. Tuyên bố này được ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra. Lập tức, quyết định của TP nhận những tranh luận trái chiều.

Cà phê tối - 17/09/2023 15:10
Cuốn nhật ký Lương Thiện
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ John Biden đã kết thúc tốt đẹp. Hai nước đã trao đổi nhiều hợp đồng, nâng tầm quan hệ… Nhưng đến hôm nay, câu chuyện về những người lính Mỹ trao lại nhật ký chiến trường cho một người lính bên kia chiến tuyến trước sự chứng kiến của Tổng thống John Biden và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được mô tả chi tiết khiến nhiều người xúc động.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN
- Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam: “Mình còn nợ người lao động rất nhiều!”
- Đồng chí Lâm Thành Sĩ được bầu giữ chức Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang
- Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế: trang trọng, phấn khởi
- Gắn biển Công trình chào mừng Đại hội VI Công đoàn Điện lực Việt Nam
- Công đoàn An Giang: lấy NLĐ làm trọng tâm, xác định 3 khâu đột phá cho phát triển