Cảm xúc 20 tháng 11
Cà phê tối - 20/11/2023 13:16 AN VINH
Ngày 20/11 vì thế luôn là một ngày không chỉ là lễ lạt, kỉ niệm, mà luôn là một cái mốc thời gian thiêng liêng và ấm áp tình thầy trò, luôn đong đầy cảm xúc trong hàng chục triệu người học trò và từng là học trò, trong hàng vạn người thầy cô và từng là thầy cô giáo.
Dịp này cách đây 2 năm, hồi còn dịch Covid-19, tôi được một cô giáo có nick name Phạm Cầm Thu kể cho nghe câu chuyện đầy xúc động về vợ chồng người em gái ruột của mình. Chuyện một gia đình nhỏ ấy, tôi thấy cũng hoàn toàn có thể là một câu chuyện liên quan đến toàn ngành Giáo dục, đến nghề sư phạm, đến sự nghiệp “trồng người” của cả xã hội hiện nay.
Ngoài việc truyền thụ những kiến thức, thầy cô giáo cần có sự thấu hiểu, thấu cảm, khả năng biết kết nối và lan toả tình yêu thương. Ảnh minh hoạ: Hồng Hạnh (Dân trí) |
Câu chuyện thứ nhất kể về một cậu học trò tên Cường, học lớp chọn Tự nhiên của một trường cấp 3 ở một thành phố nhỏ miền Trung thanh bình mà nghèo khó. Cô giáo chủ nhiệm của em dạy môn Vật lý, là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Cường rất có tư chất, nhưng trong lớp thiếu tập trung nên kết quả học tập không cao, lại thường nghịch trong giờ học nên hay bị giáo viên bộ môn phàn nàn.
Một buổi trưa ngày cuối tuần nọ, sau giờ sinh hoạt lớp, cô chủ nhiệm của Cường bảo: “Hôm nay em để xe đạp lại đây, ngồi xe máy cùng về với cô. Cô muốn đến nhà thăm bố mẹ em và trao đổi về việc học của em".
Cường ngồi lên xe máy của cô rồi dẫn cô đi vòng vèo qua những dãy phố, rồi qua những ruộng rau, đi mãi, đi mãi. Cuối cùng cậu học trò nói cô dừng lại bên một vườn chuối. Phía sau những bụi chuối thấp thoáng một căn lều bé tí. Cậu học trò chỉ vào cái lều đó rồi nói: “Thưa cô, nhà em đây ạ”. Cô giáo ngơ ngác nghĩ rằng cậu học trò nó lừa mình. Phía sau căn lều đó có tiếng mở cửa rồi một khuôn mặt gầy khô rất khó đoán tuổi của một người phụ nữ hiện ra.
- Cô ơi, mẹ em đó.
Người mẹ thảng thốt cất tiếng chào :
- Chào cô giáo! Khổ quá, thằng Cường lại gây ra chuyện gì rồi à cô. Khuôn mặt người mẹ lo lắng và đượm buồn.
Một niềm thương cảm trào dâng trong lòng cô giáo của Cường. Thoáng chút ngập ngừng, rồi cô giáo bảo: “Không chị ạ, Cường bị hỏng xe đạp nên tiện đường tôi đèo cháu về".
Cô lại quay sang Cường nói nhỏ: “Em có biết thương mẹ không Cường? Thương thì phải học tốt vào chứ. …”. Rồi mẹ Cường mời cô giáo vào "nhà", mới biết được tình cảnh khốn khó của gia đình cậu học trò.
Bố mất, ba mẹ con không nhà cửa, mượn được miếng đất ở cái vườn chuối này rồi dựng tạm căn lều tá túc. Một gánh cháo rong của mẹ Cường nuôi sống ba mẹ con.
Sau buổi đó cô giáo tâm sự với Cường rất nhiều, rồi cô xin phép nhà trường cho lớp cô được phát động phong trào "bỏ ống lợn đất" tại lớp, lấy tiền đó trợ giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có Cường. Cứ mỗi lần cầm những đồng tiền có được từ những chú lợn đất đó là mẹ Cường lại khóc. Khóc vì xúc động, vì chưa bao giờ được cầm nhiều tiền đến vậy. Con lợn đất của lớp Cường duy trì cho đến khi kết thúc năm học lớp 12.
Cảm kích trước tấm lòng của cô giáo, của bạn bè, Cường học hành tiến bộ trông thấy. Cái thời đó thi đại học cực kỳ khó, là kỳ thi riêng chứ không như bây giờ. Cường thi được 28,5 điểm, là thủ khoa khối A năm đó, rồi vào học Khoa Công nghệ thông tin của một trường đại học lớn ở Hà Nội.
Câu chuyện thứ hai liên quan đến một sinh viên của một trường đại học. Cậu ấy một lần bị tai nạn, mất máu quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được tiếp máu kịp thời. Bệnh viện không còn máu mà cậu sinh viên đó lại có nhóm máu hiếm. Ban chủ nhiệm khoa kêu gọi giáo viên và sinh viên lên xe của nhà trường đến bệnh viện để thử máu, cuối cùng thật may mắn, một thầy giáo trong khoa có cùng nhóm máu.
Để cứu sống cậu sinh viên kia, thầy giáo đồng ý đề nhân viên bệnh viện rút một lượng máu nhiều hơn lượng được phép lấy. Thầy giáo đó vốn dĩ rất khoẻ mạnh, mấy năm trước thầy sang Nga công tác, gặp 3 anh chàng người Nga say rượu uy hiếp thầy. Thầy vật cho mỗi chú nằm dạt ra một góc.
Vậy mà sau lần tiếp máu đó cho học trò, thầy được bạn chở về nhà rồi mà mấy ngày sau đi còn không vững, còn cậu sinh viên kia thì hồi phục nhanh chóng nhờ được hoà quyện cùng giòng máu với thầy. Rồi cậu sinh viên đó cũng được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và trở thành đồng nghiệp của chính người thầy đã hiến máu cứu mình.
20/11 năm ấy, cả cô giáo chủ nhiệm kia, cả thầy giáo đó, họ đang chăm nhau trong một bệnh viện, họ là vợ chồng. Họ đã không được nhận một bó hoa nào, một món quà chúc mừng Ngày Nhà giáo nào, vì bệnh viện mùa Covid khi ấy quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Thế mới biết, ngoài việc truyền thụ những kiến thức, thiên chức của một nhà giáo còn là sự thấu hiểu, thấu cảm, là khả năng biết kết nối và lan toả tình yêu thương, là trình độ, tư cách và nhân cách cao đẹp để có thể khơi gợi sự tử tế và phát huy nội lực trong mỗi em học trò của mình. Ai không có đủ những thiên chức đó, xin hãy chọn nghề khác. Ai không có đủ những thiên chức đó, xin mời ra thương trường, công trường, thậm chí là chính trường, chứ đừng cắp cặp giáo án tới nhà trường, tới giảng đường, tôi thường thiển nghĩ như thế.
Vậy nên hôm nay, 20/11/2023, tôi xin biên lại đây hai câu chuyện nhỏ trong một ngày lễ, như một món quà nhỏ tặng các thầy cô giáo của tôi và của chúng ta, của tất cả những người Việt luôn khắc cốt ghi xương lời dạy của cha ông “Không thầy đố mày làm nên”, luôn tâm niệm lời chỉ giáo của Vạn thế sư biểu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Văn Trinh Chu Văn An: “TA CHƯA TỪNG NGHE MỘT QUỐC GIA NÀO COI NHẸ SỰ HỌC MÀ KHÁ LÊN ĐƯỢC".
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
Cà phê tối - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
Cà phê tối - 07/09/2024 14:44
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
Cà phê tối - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
Cà phê tối - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
Cà phê tối - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ
- Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
- Anh Nguyễn Văn Mẫn - đoàn viên tiêu biểu của Xí nghiệp Thủy lợi Tân Châu
- Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Quảng Trị: Nâng cao chất lượng hoạt động để xây dựng tổ chức vững mạnh