Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
Môi trường - Sức khỏe - 23/03/2023 14:39 QUỐC THẮNG
Để có an ninh nước sạch, điều kiện tiên quyết, không gì khác là khung pháp lý toàn diện và chặt chẽ - thứ mà ở ta chưa có. Còn nhớ, năm 2019, vấn đề khung pháp lý cho nước sạch đã được đưa ra tại Quốc hội, nhiều đại biểu từng đề xuất đây phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và nhất là, vấn đề kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước lại dấy lên sau sự cố nhiễm dầu thải của Công ty Nước sạch sông Đà. Nhưng cho đến nay, nội dung này vẫn đang còn bỏ ngỏ: Chúng ta hiện chỉ có vỏn vẹn trong tay 2 Nghị định: 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và 43/2022/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Cho nên, thật hiển nhiên khi một công ty cung cấp nước có sự cố ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu người dân lại phủ nhận trách nhiệm và từ chối xin lỗi. Hay một doanh nghiệp phải “đáo tụng đình” ròng rã cả chục năm không có hồi kết vì hợp đồng bán nước sạch dưới giá vốn với một bên liên quan khiến cổ đông và nhà nước chịu thiệt. Hay những câu chuyện nhan nhản như: người dân “khát” nước sạch ngay giữa đất liền vì nhà máy nước “cửa đóng then cài” sau khi thi công gần xong, huyện về đích nông thôn mới nhưng hơn 95% người dân vẫn "khát" nước sạch, … Gõ vào Google từ khóa “nhà máy nước sạch”, trong vài giây, bạn sẽ có một loạt danh sách các bài báo về hàng chục nhà máy nước sạch có vốn đầu tư hàng chục, trăm tỷ đồng bỏ hoang.
Hai lát cắt sau đây sẽ nói rõ vấn đề pháp lý và theo đó là những điểm yếu về thị trường nước sạch ở nước ta.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ hộ tiếp cận nước máy chỉ chiếm khoảng 52%; tại thành thị 84,2%, trong khi tại nông thôn chỉ đạt 34,8%! Trong tổng số 110 doanh nghiệp nước sạch, chỉ còn trên dưới 10 doanh nghiệp chưa thoái vốn. Tôi đã nghĩ đến nghịch lý này khi viết một bài về ngành Thuốc lá trên mục Cà phê Tối này: Một công ty thuốc lá vẫn là doanh nghiệp nhà nước, trong lúc, các nhà máy cấp nước lại được cổ phần hóa. Vì sao? Có phải do đây là mặt hàng hấp dẫn, ai cũng phải mua và nhu cầu tăng theo thời gian?
Hai lát cắt trên buộc chúng ta phải trả lời hai câu hỏi: Nước sạch có phải là hàng hóa công hay cung cấp nước sạch có phải là dịch vụ công? Bản chất của ngành cấp nước sạch là gì?
Hàng hóa công là khi người tiêu dùng này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác và hàng hóa không bị tiêu hao sau khi được tiêu dùng. Nếu xét theo tính chất, không như pháp luật, an ninh, quốc phòng, hành chính, điện chiếu sáng, … nước sạch khó để trở thành hàng hóa công đúng nghĩa: Ở nhiều nơi, người này dùng nước sạch sẽ không còn phần cho người khác và nước sẽ bị tiêu hao sau khi dùng. Nhưng, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tháng 7/2010 tuyên bố nước sạch là quyền của con người. Vì vậy, nước sạch (dùng để ăn uống, tắm rửa, vệ sinh) lại hoàn toàn là hàng hóa công. Đó là “thế khó” của thị trường nước sạch.
Và vì vậy, với tình trạng tư nhân hóa việc cung cấp nước sạch như hiện nay, luật hóa quyền lợi và trách nhiệm của ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân là điều cấp bách. Nếu không, tính liên tục cung cấp hàng hóa, quyền tiếp cận bình đẳng của người dân và giá cả phải chăng đối với mặt hàng này sẽ không được bảo đảm.
Ai cũng biết rằng, xã hội hóa dịch vụ công, hợp tác công - tư PPP (public - private partnership) là giải pháp có nhiều ưu điểm rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, tiến trình xã hội hóa dịch vụ một mặt hàng đặc biệt như nước sạch cần phải gắn liền với một khung pháp lý tương ứng, phân định rõ ràng vai trò của các chủ thể. Người dân có thể không toan tính về việc đóng một khoản chi phí vật tư khi yêu cầu lắp đặt sau khi điểm đấu nối đã được xác định nhưng bản thân họ không phải là chủ thể bảo đảm quyền tiếp cận cho mình. Hợp tác công - tư trong lĩnh vực hàng hóa công có tính chất đặc biệt như nước sạch có thể phân chia khâu cấp nước cho tư nhân chịu sự quản lý chất lượng của Nhà nước và khâu phân phối, bán lẻ do Nhà nước độc quyền.
Đó là chưa nói đến tình trạng hiện nay, thị trường nước sạch đang được quản lý bởi 6 cơ quan: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Tài chính, Y tế và địa phương. Vai trò của mỗi cơ quan cần được phân định một cách rõ rệt dựa trên bốn quá trình: bảo vệ nguồn nước - sản xuất - phân phối - tiêu thụ. Chúng ta vẫn không thấy cơ quan nào lý giải một cách cặn kẽ việc người dân không có hộ khẩu phải mua nước với giá cao hơn khung giá nhà nước hay là như trường hợp khác, mặc nhiên hiểu, muốn có nước thì phải đóng tiền cơ sở vật chất. Hay là tình trạng một nguồn nước khai thác chảy qua địa phận của nhiều tỉnh khác nhau thì phải làm sao để thống nhất trong quản lý khai thác tài nguyên nước, trong lúc việc quản lý nước do các địa phương tự điều chỉnh.
Một mặt hàng nào đó, ngày mai, bạn có thể thay đổi nơi mua hàng vì hôm nay thái độ phục vụ hoặc giá cả không làm bạn hài lòng. Nhưng với nước sạch thì không. Tính “độc quyền tự nhiên” (natural monopoly) của dịch vụ cung cấp nước sạch được nhiều nghiên cứu và chính sách đề cập. Phạt đơn vị cung cấp dịch vụ khi họ vi phạm (an toàn nước, môi trường, từ chối cung cấp dịch vụ, …) chỉ là giải pháp đầu tiên và tình thế. Mà kể cả giải pháp tình thế đó cũng chỉ được thực hiện khi mọi thứ phải được luật hóa.
Hơn lúc nào hết, Luật Quản lý cấp nước sạch mà Chính phủ đã yêu cầu và Bộ Xây dựng triển khai cần phải được hoàn thành sớm nhất có thể. Đó chính là cơ sở pháp lý để thực thi một loạt biện pháp giảm thiểu nguy cơ lỡ hẹn đối với mục tiêu năm 2025 là 95% đến 100% người dân thành thị và 93% đến 95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng. Đó cũng là cơ sở để giải quyết tình trạng những nhà máy bỏ hoang hoặc có nước nhưng không bán được, có tiền nhưng không mua được.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Trong khi các cơ quan quản lý đang lo ngại và tìm cách hạn chế người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội ... |
“Việt Á Giáo dục”
Vào ngày 26/5/2022, trong một bài viết đăng trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn có tựa đề “Liệu có những vụ ... |
Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản?
Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh