Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08 Hà Phan HÀ PHAN
Đây là những con số không vui: “Giai đoạn 2016-2021, hơn 4,25 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và 4,06 triệu người rút một lần khiến lưới an sinh ngày càng mỏng. Trong 4,06 triệu người rút một lần có khoảng 1,2 triệu quay trở lại hệ thống, tiếp tục đóng BHXH; 30.000 người đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH được rút một lần; 20.000 người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đã tự nguyện đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu. Bình quân mỗi năm gần 700.000 người rút BHXH một lần với số lượng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trung bình 11%”
Những thông tin lạnh lùng trên không chỉ cho thấy người lao động ngày càng muốn rút BHXH mà còn chỉ ra rằng cuộc sống của rất nhiều người sau mất việc rất khó khăn, những trợ cấp hay chế độ cùng giành dụm nào đó khó giúp họ ổn định cuộc sống. Nếu với cứ đà tăng này và chậm trễ nhiều biện pháp phù hợp được thực thi sớm thì gánh nặng tuổi già chế độ an sinh kém sẽ là gánh nặng cho cả xã hội lẫn chính bản thân họ. Tuy nhiên, BHXH vẫn loay hoay chưa tìm ra lời giải hợp lý cho tình trạng trên
Lý do mà người lao động dù biết rõ để lại về già sẽ đỡ khó khăn nhưng vẫn buộc phải rút quanh đi quẩn lại vẫn muôn năm cũ. Đó là đại đa số người rút BHXH một lần rơi vào tình cảnh mất việc khi tuổi trên dưới 40, cực kì khó tìm việc làm mới khi mà lao động trẻ hơn đang có nhiều lợi thế. Chẳng còn cách nào khác, quyết định rút một lần để lo cho cuộc sống hiện tại. Một số khác cần tiền để trang trải nhu cầu cấp bách hoặc nhiều lý do tế nhị nhiều người hiểu chẳng mấy ai muốn nói.
Thay vì tìm cách làm sao để hài hòa, hỗ trợ người lao động đủ sống khi mất việc và có thể tiếp tục đóng BHXH lo cho tương lai thì lâu nay cơ quan chức năng vẫn nghiêng về cách hạn chế rút hơn. Hiện thời Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa Luật BHXH 2014 theo hướng “siết” lại điều kiện hưởng BHXH một lần của nhóm người lao động nghỉ việc và không tham gia BHXH sau 12 tháng. Tuy nhiên, dù là phương án không hay cho rút một lần chỉ 50% cũng đang nhận nhiều phản ứng trái chiều. Khi mà cái gốc của vấn đề trên là cuộc sống hiện tại quá khó khăn và lương hưu sau này cũng chẳng đủ sống thì chỉ riêng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay BHXH Việt Nam có loay hoay mãi cũng khó giải quyết được căn cơ chuyện này.
Công bằng nhìn nhận và hướng về tương lai thì hạn chế rút BHXH là điều mà không chỉ Việt Nam mà nhiều nước phát triển cũng phải làm vì tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội và an toàn cho cuộc sống về già của người lao động. Nhưng vì sao suốt thời gian dài quanh đi quẩn lại mở toang rồi đóng chặt và giờ đang bàn chuyện he hé vẫn chưa ổn là điều cần suy gẫm. Có lẽ chỉ khi nào hài hòa được quyền lợi trước mắt và an sinh lâu dài thì mới chấm dứt những tranh cãi. Nhưng đó vẫn là điều gần như không tưởng ở thời điểm này. Chỉ có việc làm ổn định, thu nhập tương xứng để cùng đi đến chế độ an sinh vững vàng, dồi dào hơn cho người mất việc, nghỉ hưu thì may ra bài toán hóc búa ấy mới giải xong!
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Tôi tìm ai, tôi làm gì khi mất việc dĩ nhiên là những câu hỏi của người lao động. Nhưng câu hỏi đó còn dành ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 28/03/2023 14:53
Chất lượng sống 15 mét vuông
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu mà người dân có thể đăng ký thường trú hợp pháp. Dự thảo Nghị quyết bao gồm cả việc cho thuê, mượn, ở nhờ. Theo đó, để đăng ký thường trú nội thành, mỗi người dân cần có không gian sống là 15 mét vuông mặt sàn; còn với ngoại thành, con số này là 8 mét vuông.

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo
Nghị quyết 30 của Chính phủ vừa ban hành ngày 4/3 hứa hẹn có nhiều điểm mới cho việc đấu thầu vật tư y tế, nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn mà cả nước đang đối mặt. Tuy nhiên, mừng nhưng vẫn lo!
Văn hóa - Xã hội

Sướng trên mạng, khổ ngoài đời

Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier

Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can

Những bằng đại học vô dụng
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân

Công lý cần được thực thi một cách trọn vẹn
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08