Thứ sáu 01/12/2023 10:32

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Đời sống - PHẠM XUÂN DŨNG

Thầy giáo Thái Quốc Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị) nay đã về hưu nhưng phụ huynh và học sinh vẫn nhớ một người thầy tận hiến.

"Nếu đã đi xa thì đến tận cùng đất nước"

Thầy giáo Thái Quốc Khánh sinh năm 1961 ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Năm 1985, thầy tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế. Thầy tâm sự lý do chọn nghề giáo là muốn truyền thụ kiến thức và đạo lý cho học sinh.

Hồi đó ra trường, nhà nước phân công công tác, tùy theo nhu cầu của các địa phương mà có người công tác gần nhà, có người đi xa. Thân sinh thầy Khánh là một sĩ quan cao cấp, công tác ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Trị Thiên, nếu muốn thì chắc thầy Khánh sẽ không khó xin một suất dạy học ở Huế.

Một nhà giáo tận tâm và công chính
Thầy giáo Thái Quốc Khánh thắp hương tại Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma ở Trường THPT Lê Thế Hiếu vào năm 2017 - Ảnh: P.X.D

Nhưng không, cụ thân sinh nói tùy theo Nhà nước phân công và thầy Khánh cũng tâm thế sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, miễn là được dạy học, làm đúng thiên chức mà mình lựa chọn. Và người thanh niên đó đã hăm hở xách ba lô lên đường nhận nhiệm sở ở tận tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) với câu nói tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân: “ Nếu đã đi xa thì đến tận cùng đất nước!”.

Thầy Khánh được phân công về dạy tại Trường cấp 3 Cái Nước của miền Tây Tổ quốc. Hồi đó, cả nước còn quá khó khăn nên trường lớp còn tạm bợ, điện chưa có, vất vả đủ điều. Nhưng thầy Khánh cùng các đồng nghiệp của mình vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dạy học bằng cả tấm lòng của mình. Và phụ huynh, học sinh cũng rất yêu mến các thầy, cô giáo, nhất là những người ở xa.

Nhớ lại những năm đó, thầy Khánh không nói nhiều đến khó khăn, thiếu thốn mà cứ nhắc đến tình nghĩa của bà con. Thầy xúc động hồi tưởng: “Ngoài giờ dạy học, tôi về thăm nhà các em học sinh trên những chiếc xuồng ba lá. Bà con miền Tây sống chân chất, bộc trực và rất hiếu khách. Tôi tới nhà nào là cả xóm đều biết và cứ nằng nặc mời cơm, uống rượu và nghe ca vọng cổ… Nhớ lại thật trân quý tấm lòng thơm thảo của phụ huynh và học sinh”.

Thầy Khánh công tác 5 năm ở đây trước khi về dạy học tại quê nhà Cam Lộ.

Hè vừa rồi, thầy Khánh quay lại thăm Trường THPT Cái Nước sau hơn 30 năm xa cách. Gặp lại đồng nghiệp, học sinh mừng vui không nói hết. Lạ nhất là có một học sinh nữ trước đây tìm gặp và nói: “Thưa thầy, chắc thầy không nhớ em đâu. Em là Diệp ở thị trấn Cái Nước. Hồi đó thầy không dạy lớp em nhưng em lại có kỷ niệm với thầy. Một lần trong giờ học thể dục, một bạn nam đá bóng bất ngờ trúng vào áo em. Lúc ấy thầy đi ngang, chứng kiến việc này, bèn gọi bạn nam sinh đá bóng tới trước mặt em và bảo bạn ấy xin lỗi em. Và bạn ấy làm theo, em nhớ chuyện ấy đến giờ”.

Dạy học sinh không chỉ là dạy kiến thức, kỹ năng học tập mà còn dạy đạo lý, từ những việc nhỏ như cám ơn và xin lỗi hàng ngày. Đó cũng là bài học mà thầy Khánh muốn trao truyền cho học sinh.

Năm 1990 thầy Khánh về công tác tại Trường THPT Cam Lộ, được phân công làm Phó Hiệu trưởng, đến năm 2008 thì được cử lên vùng Cùa, miền núi huyện Cam Lộ làm Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thế Hiếu cho đến năm 2022 mới nghỉ hưu. Đây là một chặng đáng nhớ khi thầy Khánh đứng đầu một ngôi trường ở mảnh đất Tân Sở - Cần Vương, nơi vua Hàm Nghi truyền hịch kháng Pháp.

Tam tự của Trường THPT Lê Thế Hiếu

Là một trường miền núi cũng còn nhiều khó khăn nhưng giai đoạn thầy Khánh làm Hiệu trưởng, trường đã gặt hái nhiều kết quả. Trường luôn được xếp hạng khá của giáo dục THPT toàn tỉnh, cả về chất lượng dạy và học, đặc biệt là về nền nếp.

Thầy Khánh luôn nhắc nhở cán bộ, giáo viên của trường phải tận tâm, tận lực với thiên chức nhà giáo, phải thực sự yêu thương học sinh như con em của mình, phải dạy và học một cách thực chất, chứ không phải đối phó chạy theo thành tích nhất thời.

Một nhà giáo tận tâm và công chính
Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị), nơi thầy giáo Thái Quốc Khánh từng là hiệu trưởng - Ảnh: P.X.D

Thầy Khánh tâm sự: “Trường mang tên một nhà cách mạng, một liệt sĩ đã tận hiến đời mình cho Tổ quốc nên nhà trường càng chú trọng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Còn về triết lý giáo dục, tôi tâm đắc với phương châm tam tự: Tự tin, tự trọng và tự tôn, đó là điều tâm huyết mà các thầy cô muốn gửi gắm đến học sinh của mình. Đương nhiên mình cũng tham khảo những điều hay của thế giới trong thời kỳ mở cửa và hội nhập”.

Còn nhớ năm 2021, anh Phạm Dương - Hội trưởng Hội phụ huynh Trường THPT Lê Thế Hiếu tâm sự rằng: “Phụ huynh hết sức yên tâm khi gửi gắm con em mình cho các thầy cô nơi đây. Dù là trường miền núi nhưng nội quy nghiêm túc, dạy ra dạy, học ra học, thầy ra thầy, trò ra trò. Học trò không những được giáo dục kiến thức, kỹ năng mà còn được truyền dạy tình người, lòng nhân ái”.

Chị Trần Thị Ái Quỳnh, một phụ huynh có các con học ở đây chia sẻ: “Nhiều gia đình có điều kiện cho con học ở các trường thành thị với nhiều thuận lợi hơn. Nhưng nói về tinh thần dạy và chăm lo học sinh thì Trường THPT Lê Thế Hiếu là một “địa chỉ đỏ”. Tôi rất yên lòng, nếu tôi quay lại thời học trò cũng sẽ chọn ngôi trường này”.

Em Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 12 nói đầy xúc cảm: “Em nhớ nhất dịp 26/3 trường tổ chức cắm trại. Nhờ vậy mà chúng em hiểu hơn về nhau và hiểu thêm các thầy, cô giáo của trường. Đúng là ngoài thiên chức dạy học, các thầy cô đều xem học sinh như những đứa em của mình. Điều đó thật quan trọng với lứa tuổi học trò. Xa trường, chắc em nhớ lắm!”.

Một nhà giáo tận tâm và công chính
Thầy Thái Quốc Khánh – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thế Hiếu năm 2019 làm việc với đoàn công tác của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế - Ảnh: Duy Phong

Một điều đáng ghi nhận là Trường THPT Lê Thế Hiếu trong thời kỳ thầy Khánh làm Hiệu trưởng, mỗi lần các em lớp 12 về thị trấn Cam Lộ thi tốt nghiệp THPT, trường đã không thu thêm kinh phí như nhiều trường khác mà thầy hiệu trưởng còn tặng mỗi em 10.000 đồng uống nước để động viên các em thi tốt.

Thầy Khánh chia sẻ: “Mình đi coi thi đã có chế độ Nhà nước, không việc gì phải thu thêm của phụ huynh. Còn chuyện tặng các em tiền uống nước là tiền riêng cá nhân tôi, lấy từ công tác phí của bản thân, không phiền ai cả”.

Giáo dục tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc

Trường mang tên nhà cách mạng Lê Thế Hiếu, có nhà bia tưởng niệm ngay trong khuôn viên của trường. Thầy hiệu trưởng duy trì thường xuyên việc thắp nhang cho người đã khuất, qua dó giáo dục truyền thống cho học sinh.

Đặc biệt trường THPT Lê thế Hiếu là trường có sáng kiến mời các cựu chiến binh của trận Gạc Ma lịch sử xảy ra vào 14/3/1988 đến giao lưu. Năm 2017, trường mời hai cựu binh Gạc Ma là ông Trần Thiên Phụng (Quảng Trị) và ông Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh) đến giao lưu với giáo viên, học sinh của trường. Buổi tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma và nghe các nhân chứng lịch sử nói chuyện diễn ra thật trang trọng, ý nghĩa và xúc động, được dư luận hết sức đồng tình, các đài, báo địa phương và Trung ương đã ghi nhận và biểu dương một cách làm hay, thiết thực trong việc truyền cảm hứng yêu nước và bảo vệ Tổ quốc, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay, rường cột của quê hương, đất nước mai sau.

Anh Từ Linh Nhân, một học sinh cũ đã nói về sự kiện này của Trường THPT Lê Thế Hiếu: “Là một người từng học thầy Thái Quốc Khánh, tôi rất kính trọng thầy bởi đây là con người tận tụy và công chính. Riêng việc tổ chức lễ tưởng niệm Gạc Ma là một việc làm cần nhân rộng để lớp trẻ hiểu hơn truyền thống yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Ngành Giáo dục rất cần những người như thầy Thái Quốc Khánh”.

Bây giờ đã về hưu nhưng thầy giáo Thái Quốc Khánh vẫn luôn đau đáu với sự nghiệp giáo dục, vẫn nhớ về những mái trường mình đã công tác. Một người con đã nối nghiệp thầy làm cô giáo và con út là sĩ quan quân đội sắp sánh duyên với một cô giáo đang công tác ở miền Nam. Con cái đã thừa hưởng những điều tốt đẹp từ người cha, người thầy Thái Quốc Khánh.

Video: Học sinh khoá 2008-2011 Trường THPT Lê Thế Hiếu hát tri ân thầy cô trong lễ tổng kết. Thời điểm này thầy Thái Quốc Khánh đang là Hiệu trưởng Nhà trường. (Nguồn: Facebook THPT Lê Thế Hiếu)

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Tạp chí luôn trăn trở để thích nghi, tìm tòi để lớn mạnh"

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh chặng đường 94 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn có những thăng trầm nhưng điều đọng ...

Sơn La: Điểm sáng công đoàn vì lợi ích đoàn viên Sơn La: Điểm sáng công đoàn vì lợi ích đoàn viên

Qua 10 năm hoạt động, Công đoàn Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc ngày càng khẳng định rõ vai trò đồng hành cùng doanh ...

Tuyển chọn 80 ứng viên thực tập sinh hộ lý Nhật Bản Tuyển chọn 80 ứng viên thực tập sinh hộ lý Nhật Bản

Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab) vừa thông báo tuyển chọn 80 ứng viên Chương trình thực tập sinh hộ lý Nhật Bản năm ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Đời sống -

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Lễ trao giải “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" diễn ra tối 26/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Đời sống -

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Ngoài nhận hỗ trợ từ LĐLĐ TP Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, công nhân lao động khó khăn có cơ hội mua hàng "0 đồng" từ các gian hàng chợ Tết.

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Đời sống -

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Dù ở những ngành nghề khác nhau, công nhân lao động vẫn miệt mài cống hiến góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh…

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Đời sống -

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Khi chuyến tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lần đầu lăn bánh, lẫn trong số hàng triệu người đang dõi theo, có một cô gái trẻ nhìn theo đoàn tàu với niềm mơ ước rằng: Một ngày nào đó mình sẽ được đặt chân lên những chuyến tàu đường sắt đô thị. Và rồi, cô gái ấy đã bước lên tàu, nhưng không phải là hành khách; mà đã trở thành người “cầm vô lăng”, trên hành trình đi tới những ước mơ xa xôi, về một tương lai hiện đại…

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đời sống -

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Còn 10 ngày nữa Đại hội Công Việt Nam lần thứ XIII sẽ chính thức diễn ra. Bầu không khí phấn khởi trong thi đua lao động sản xuất diễn ra khắp cả nước.

Talk Công đoàn: "Niềm vui của người lao động là hạnh phúc của cán bộ công đoàn" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Niềm vui của người lao động là hạnh phúc của cán bộ công đoàn"

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina.
Thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội cho công nhân lao động Tôi công nhân

Thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội cho công nhân lao động

Tại Kỳ họp thứ 6, sáng ngày 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội Infographic

10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội

LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bản tin công nhân: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội cho 200.000 lao động Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội cho 200.000 lao động

Bản tin công nhân ngày 30/11 gồm những nội dung chính sau đây: Giải quyết quyền lợi BHXH cho 200.000 lao động; công nhân xuyên đêm lắp đặt nhịp cuối cầu vượt Mai Dịch; công nhân khó khăn nhận “món quà từ Đại hội”
Talk Bàn Phúc lợi số 4: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 4: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm

Điều gì khiến doanh nghiệp chọn chấp nhận “lỗ” để đảm bảo cho đoàn viên, công nhân lao động được sử dụng những sản phẩm có chất lượng? Cùng lắng nghe chia sẻ của chính những người trong cuộc trong chương trình Bàn Phúc lợi số 4 với chủ đề: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm.

Đọc thêm

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Đời sống -

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã phản ánh những góc nhìn thực tiễn về đời sống, việc làm của công nhân lao động.

Tôi tự hào về thầy tôi

Đời sống -

Tôi tự hào về thầy tôi

Ở một góc Sài Gòn, thầy giáo trẻ Võ Ngọc Thành vẫn đang miệt mài truyền lửa cho bao thế hệ học sinh và làm những việc có ý nghĩa giúp đời.

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Đời sống -

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Mô hình tổ công nhân tự quản khu nhà trọ tại TP Đà Nẵng hoạt động hiệu quả và ngày càng được nhân rộng, góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Hoạt động Công đoàn -

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại khu nhà trọ trên địa bàn phường Phú Mỹ (TP Thủ Dầu Một), chiều 18/11.

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

Đời sống -

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

253 công nhân lao động giỏi được UBND tỉnh Bình Dương vinh danh tại Hội nghị tuyên dương lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2023.

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Người lao động -

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Để lấy lại mật khẩu VssID, chị Khấu Thị Thủy (Quảng Nam) bị trừ 250.000 đồng do làm theo hướng dẫn của tổng đài 1900.25.25.10.

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đời sống -

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đến nay, đã có không ít công nhân lao động đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc để chờ rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Xác định rằng, chất lượng bữa ăn ca rất quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và cả doanh nghiệp, Công đoàn Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A & A (Tập đoàn Phenikaa) đã tích cực tham mưu, đề xuất với Ban Lãnh đạo trong việc quan tâm chất lượng bữa ăn ca để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Đời sống -

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong thời gian qua được cho là có nguyên nhân trực tiếp từ dịch Covid-19 và Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), người lao động (NLĐ) rút để “chạy luật”. Nhưng liệu có nguyên nhân sâu xa khác không?

Giải pháp để giảm tình trạng NLĐ nghỉ việc chờ rút BHXH một lần

Đời sống -

Giải pháp để giảm tình trạng NLĐ nghỉ việc chờ rút BHXH một lần

Nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ quan điểm và những đóng góp xoay quanh chủ đề "nóng" – công nhân lao động nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.