Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Đời sống - 15/11/2024 16:58 Gia Hưng
Công đoàn đỡ đầu, tiếp sức trẻ mồ côi thực hiện ước mơ |
Khoản 2 Điều 4 Chương 1 Luật Trẻ em nêu rõ: phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và các mối quan hệ xã hội của trẻ em.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 - Trịnh Thị Kim Huệ (Bác sĩ điều trị - Bệnh viện Nhi Đồng 2), để giúp con phát triển trí tuệ và gia tăng trí nhớ, cải thiện chỉ số thông minh, các bậc phụ huynh cần có thái độ kiên trì vì nó sẽ kéo dài suốt quá trình phát triển của con chứ không thể một sớm một chiều.
Cải thiện trí thông minh ngay từ giai đoạn mang thai
Việc phát triển trí não cho trẻ bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ. Để hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của thai nhi, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, với đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nên bổ sung đầy đủ axit folic, canxi, sắt, và vitamin D để tăng cường sức khỏe, đảm bảo cân nặng hợp lý, giúp thai nhi phát triển tối ưu.
Có 3 giai đoạn vàng để giúp con phát triển trí não hiệu quả: giai đoạn thai kỳ, 0-3 tuổi, 3-10 tuổi. Trong đó, dinh dưỡng và giao tiếp xã hội bao gồm như: phương pháp giáo dục từ gia đình, nhà trường, tương tác với môi trường xung quanh, vận động… sẽ góp phần hình thành 50-70% trí thông minh của trẻ. |
Song song với chế độ ăn, việc duy trì hoạt động thể chất và giao tiếp với thai nhi cũng là phương pháp giúp hình thành những liên kết đầu tiên giữa cha mẹ và con. Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được mẹ trò chuyện, nghe nhạc, phản hồi khi còn trong bụng sẽ phát triển trí tuệ cảm xúc sớm hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Nguồn dưỡng chất quý giá
Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho não bộ của trẻ. Hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Công nhân ngành Dệt may sử dụng phòng vắt sữa mẹ. Ảnh: Y. Nhi |
Bộ Y tế khẳng định, sữa mẹ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và dễ tiêu hoá cho sự phát triển của trẻ như: chất đạm, chất béo, đường, các vitamin và khoáng chất. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp phòng ngừa các nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hoá và các nhiễm khuẩn khác ở trẻ nhỏ. Trẻ được bú mẹ thường phát triển trí não tốt hơn, giảm nguy cơ thừa cân béo phì và mắc đái tháo đường khi trưởng thành.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng cho rằng: “Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích suốt đời cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ cả về thể chất và trí tuệ”. Do đó, UNICEF khuyến nghị: Bắt đầu cho trẻ bú trong vòng một giờ sau khi sinh; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, không dùng bất kỳ thức ăn, nước, hoặc các chất lỏng khác trong sáu tháng đầu đời; tiếp tục cho trẻ bú mẹ sau sáu tháng đầu đời, kéo dài đến hai năm hoặc hơn, kết hợp với ăn bổ sung các loại thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài ít nhất đến khi 2 tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ được bú mẹ có khả năng phát triển trí tuệ và đạt điểm IQ cao hơn, có khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức nhanh hơn khi đến tuổi trưởng thành.
Giấc ngủ - yếu tố quan trọng cho phát triển não bộ
Một giấc ngủ đủ và sâu là rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Trong quá trình ngủ, não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ, thực hiện các liên kết thần kinh, giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng ngôn ngữ và khả năng tập trung.
Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất
Chế độ ăn của trẻ cần đầy đủ chất bột đường, đạm, chất béo, vitamin, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, việc bổ sung trái cây, rau xanh, các sản phẩm từ sữa, trứng và hạt sẽ hỗ trợ sự phát triển của não. Đồng thời, vận động thể chất một giờ mỗi ngày giúp tăng lưu thông máu đến não, cải thiện trí nhớ và khả năng tiếp thu.
Các hoạt động tinh thần và giao tiếp hàng ngày
Những hoạt động như nghe nhạc, trò chuyện, kể chuyện trước khi ngủ không chỉ giúp tăng cường trí tuệ mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình. Nghe nhạc giúp trẻ thư giãn, kích thích tiết hormone oxytocin – “hormone tình yêu,” tốt cho não bộ. Những câu chuyện và lời nói của cha mẹ cũng giúp phát triển ngôn ngữ và tăng cường trí nhớ.
Mỗi giai đoạn phát triển đều cần sự quan tâm đúng mức của cha mẹ về dinh dưỡng, giấc ngủ, hoạt động thể chất và tinh thần, để tạo nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và toàn diện của trẻ. Ảnh: T. Hà |
Kích thích trẻ khám phá môi trường xung quanh
Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường xung quanh sẽ giúp kích thích não bộ, phát triển sự tò mò và học hỏi. Khi được tiếp xúc với cỏ cây, môi trường trong lành, trẻ không chỉ được thư giãn mà còn phát triển khả năng tư duy.
Bộ não của trẻ phát triển nhanh chóng ngay từ khi còn nhỏ, từ kích thước bằng 1/4 não người lớn khi mới sinh đã đạt 3/4 vào năm 2 tuổi và gần như hoàn chỉnh ở tuổi lên 5. Do đó, mỗi giai đoạn phát triển đều cần sự quan tâm đúng mức của cha mẹ về dinh dưỡng, giấc ngủ, hoạt động thể chất và tinh thần, để tạo nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và toàn diện của trẻ trong tương lai.
Việc cung cấp dịch vụ toàn diện sẽ đảm bảo trẻ em được hưởng một tuổi thơ an toàn, hạnh phúc và có cơ hội tốt hơn để phát triển, tự tin và là nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Bên cạnh đó, các dịch vụ phát triển toàn diện trẻ em có thể được nâng tầm để củng cố sự gắn kết xã hội chiều ngang giữa các nhóm và sự gắn kết xã hội chiều dọc giữa các cơ quan chính phủ với người dân.
Để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết, bảo đảm cho trẻ em phát triển toàn diện, ngày 29 tháng 10 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1437/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2021-2025”. Việc triển khai đề án sẽ sẽ góp phần nâng cao tính công bằng và bình đẳng về cơ hội phát triển cho trẻ em, giúp trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em và phúc lợi xã hội. |
Mời xem thêm video:
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong ... |
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, ... |
Công nhân khó tìm nơi chăm sóc trẻ phù hợp Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp và khu chế xuất đã thu hút lượng lớn lao động nhập cư, tạo áp ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10