Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”
Hoạt động Công đoàn - 06/11/2024 07:58 Tiêu Thị Lan
Dưới mái ấm Công đoàn Truyền tải điện thành phố Hồ Chí Minh |
Đã từ lâu tinh thần đoàn kết, yêu thương, chia sẻ ngọt bùi đã trở thành truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Bởi đã được ươm mầm từ trong tâm thức, con người Việt Nam vẫn luôn sống với tâm niệm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Chính vì thế trong tập thể của ngôi Trường THCS Hoàng Diệu (phường Tân Thới Hòa, quân Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh), nơi mà tôi đang công tác, tất cả đoàn viên luôn thấm nhuần tư tưởng, suy nghĩ ấy. Vì vậy, chưa bao giờ có đoàn viên nào phải vật vã, lăn lộn một mình giữa khó khăn, bộn bề của cuộc sống.
Thầy Thái Hồng Khang. Ảnh: ĐVCC |
Tôi vẫn còn nhớ, sáu năm trước Trường THCS Hoàng Diệu tiếp nhận viên chức mới, trong các viên chức ấy có một người mà tôi vẫn luôn rất ấn tượng, đó là thầy Thái Hồng Khang. Ngay từ những buổi gặp đầu tiên, trong tôi đã cảm nhận được ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ, của một sức sống tràn trề từ người thầy giáo ấy.
Rồi một năm trôi qua thật nhanh, đúng như cái ấn tượng đầu tiên đó, thầy rực cháy với lòng khao khát, phấn đấu của tuổi trẻ của một người thầy giáo yêu nghề. Thầy nhận về rất nhiều giải thưởng và được Ban Giám hiệu cùng đoàn viên trong Chi đoàn tin tưởng, tín nhiệm bầu thầy làm Bí thư Chi đoàn Trường THCS Hoàng Diệu và kiêm nhiệm Thư ký Hội đồng trường.
Thế nhưng, biến cố đã ập đến với gia đình thầy, mẹ thầy bị bệnh ung thư. Nhiệt huyết của sự rực cháy là thế, nhưng một người con làm sao có thể đứng vững giữa hung tin ấy. Thầy đau lòng, dường như muốn gục ngã. Xót xa hơn, khi mẹ đang trong những ngày tháng điều trị bệnh để giành giật lại sự sống thì một lần nữa thầy lại phải vội vàng rời bục giảng trong tiết dạy, với dòng nước mắt không thể ngừng rơi khi hay tin ba thầy bị tai nạn lao động.
Trong “ngôi nhà” mang tên Hoàng Diệu này, tất cả đã động viên, đã cổ vũ vực dậy tinh thần thầy. Không chỉ thế, mọi người đều chung tay, mỗi người tự tấm lòng mình mà trao yêu thương, chia sẻ cùng thầy, cùng gia đình thầy vượt qua sự khó khăn của cuộc sống.
Có lẽ cảm nhận được tình yêu thương của tất cả mọi người xung quanh, thầy Khang đã lấy lại tinh thần, sự nhiệt huyết vốn có của mình. Mẹ thầy vẫn đang trong quá trình điều trị bệnh, đến lúc này, bệnh cũng đã di căn, biến chứng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Bao năm trôi qua, “gia đình Hoàng Diệu” vẫn luôn đồng hành, chia sẻ cùng thầy, quan tâm, động viên để mẹ thầy có thể vui vẻ đối diện với bệnh tật. Mỗi lần ghé thăm, tôi vẫn thấy những giọt lệ ngân ngấn nơi khoé mắt của mẹ khi nhắc về thầy. Có lẽ đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, tự hào.
Người mẹ hạnh phúc, tự hào vì con mình được mọi người yêu thương, con không chỉ có một nơi là nhà, là gia đình mà nơi con công tác cũng là nhà, là gia đình. Mọi người trong “ngôi nhà Hoàng Diệu” yêu thương con, yêu thương mẹ, mẹ rơi nước mắt vì cảm động trước cái tình người giữa chốn phồn hoa đô thị này.
Và thầy Thái Hồng Khang cũng chưa bao giờ phụ lòng yêu thương, kì vọng của mọi người. Trong gia đình, thầy là người con hiếu thảo, luôn yêu thương, quan tâm tất cả thành viên trong gia đình. Ở cơ quan công tác, thầy là thầy giáo giỏi, yêu nghề, có trách nhiệm.
Là tấm gương đi đầu, là ngọn lửa rực cháy khát vọng của tuổi trẻ. Chính ngọn lửa ấm của tình người bao la hoà cùng ngọn lửa yêu thương, thiết tha giữa cuộc đời bão giông, nghịch cảnh đã không ngừng thôi thúc thầy luôn cố gắng hướng về những điều tích cực, tốt đẹp nhất.
Dù thầy đang phải lo toan, gánh gồng gia đình nhưng khi được Công đoàn trường thông tin về các trường hợp đoàn viên bị bệnh hay có hoàn cảnh khó khăn trong “ngôi nhà Hoàng Diệu”, thầy luôn là người sẵn sàng chia sẻ, không để ai phải bị bỏ lại phía sau, không sót một ai.
Thầy vẫn như thế, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi. Mấy ai sống được như thầy, đến nhà văn Nam Cao cũng từng viết trong truyện ngắn Lão Hạc: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất”. Thế nhưng, đáng trân trọng biết bao, thầy đã sống ngược hoàn toàn với quan niệm ấy, thầy sống trong cái khổ, thầy càng yêu thương, càng sẻ chia nhiều hơn.
Không chỉ thế, thầy luôn là giáo viên được học sinh và phụ huynh tin yêu, bởi sự nhiệt tình và trách nhiệm mà không ai có thể chối bỏ ở thầy. Thầy chỉn chu trong từng tiết dạy, trong những buổi họp cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, thầy còn là một Bí thư Chi đoàn nổi bật với biết bao thành tích mang về cho Chi đoàn Trường THCS Hoàng Diệu. Và dường như mọi hoạt động của Công đoàn trường cũng không thể thiếu tên thầy.
Thầy Thái Hồng Khang và học trò của mình. Ảnh: ĐVCC |
Tất cả như được hội tụ trong người thầy giáo ấy, yêu thương, thấu hiểu, sẻ chia, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm, nhiệt huyết… Chính những điều tốt đẹp ấy đã mang về cho thầy vô vàng những thành tích đáng ngưỡng mộ.
Thầy Thái Hồng Khang từng chia sẻ: “Khó khăn rồi sẽ qua đi. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh”. Cũng có thể nói, chính tinh thần lạc quan, nỗ lực luôn sống và hướng về những điều tích cực trong cuộc sống mà thầy đã đạt được những thành quả của ngày hôm nay.
Hơn hết, góp mặt trong những thành quả ngọt ngào ấy, đó là tấm lòng yêu thương, sẻ chia của tất cả những thành viên trong “ngôi nhà Hoàng Diệu”. Mọi người luôn đồng hành, động viên hỗ trợ giúp thầy tự tin, vững bước vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Và chúng tôi vẫn luôn mãi tự hào về người thầy giáo ấy, người đồng nghiệp trẻ với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, với tinh thần, nhiệt huyết ngọn lửa rực cháy của khát vọng phấn đấu.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com |
Nữ Chủ tịch Công đoàn Lưu Thị Hạnh Thuần - một tấm lòng nhân ái Tôi may mắn khi được làm việc và học tập trên mảnh đất Gò Vấp thân yêu. Tuy đây không phải là quê hương tôi ... |
Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh Cô Đoàn Thị Dung, Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) là một giáo viên hết lòng ... |
Chị lao công tìm thấy niềm vui khi gia nhập tổ chức Công đoàn Chị Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1972), lao công Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM) là người may mắn ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 12/11/2024 13:09
Long An: Hơn 5 tỷ đồng tổ chức bữa cơm công đoàn chăm lo cho đoàn viên, NLĐ
Các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, chăm lo thiết thực, ý nghĩa như chi hơn 5 tỷ đồng cho chương trình bữa cơm công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 12/11/2024 13:02
Sỹ quan trẻ có nhiều sáng kiến góp phần cải thiện kỹ thuật nhà máy
Người sỹ quan trẻ Trần Văn Huỳnh- Phòng Kỹ thuật Công nghệ, Nhà máy Z151 (Sơn Tây, Hà Nội) là cán bộ nhiệt huyết với nghề. Bằng nỗ lực của mình, anh có nhiều sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn, góp phần cải thiện kỹ thuật nhà máy.
Hoạt động Công đoàn - 12/11/2024 07:43
Công đoàn như người thân giúp cô giáo vượt qua nghịch cảnh
Cô Nguyễn Trần Hoàng Kim - giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP. Hồ Chí Minh) là người có cuộc đời không suôn sẻ. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai thì cô nhận được tin mình bị ung thư. Trong thời gian này, cô nhận được sự yêu thương, đùm bọc như người thân của tổ chức Công đoàn, điều đó như liều thuốc tinh thần để cô vượt qua bạo bệnh.
Hoạt động Công đoàn - 11/11/2024 15:51
Vượt lên từ số phận không may mắn, quyết tâm hoạt động thiện nguyện để sống ý nghĩa hơn
Chị Bế Thị Thắm - đoàn viên Công đoàn Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH, THCS Khánh Long (Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) có số phận không may mắn. Nhưng bằng nghị lực của mình và sự hỗ trợ từ những tổ chức công đoàn, chị đã vượt qua khó khăn, sống một cuộc sống ý nghĩa.
Công đoàn - 11/11/2024 08:08
Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường
Cô Nguyễn Thị Thu Hà - nhân viên y tế Trường THCS Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) là người cống hiến thầm lặng, hết mình vì sức khỏe của thế hệ học sinh. Những cố gắng và sự nỗ lực của cô đã góp phần không nhỏ vào bảng thành tích của trường.
Hoạt động Công đoàn - 10/11/2024 15:17
Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
Công đoàn Vietcombank tiếp tục đồng hành cùng đoàn viên, người lao động gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa đã được nhiều thế hệ dày công vun đắp trong suốt hơn 60 năm qua, xây dựng hình ảnh, uy tín của Vietcombank, lan tỏa bản sắc nhân văn là “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”.
- Long An: Hơn 5 tỷ đồng tổ chức bữa cơm công đoàn chăm lo cho đoàn viên, NLĐ
- Sỹ quan trẻ có nhiều sáng kiến góp phần cải thiện kỹ thuật nhà máy
- Công đoàn như người thân giúp cô giáo vượt qua nghịch cảnh
- Năm 2025, lao động nào thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn?
- Tự thú của một tín đồ mua sắm: "Mua sắm cũng có thể gây nghiện. Thật đấy!"