Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn

Chính sách mới - MINH KHÔI

Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Biên chế công đoàn hiện chỉ bằng 1/3 các tổ chức chính trị - xã hội khác

Cuối buổi chiều, anh Nguyễn Đức Thể nhận liền lúc 7 tệp văn bản trong email công vụ. Chuyên viên của anh sau khi hoàn thành văn bản tham mưu triển khai các chỉ đạo từ LĐLĐ Thành phố, đã cẩn thận gửi sếp duyệt.

“Sáng mai anh xem”, anh Thể nhắn lại.

Vị thủ lĩnh Công đoàn huyện Gia Lâm có vẻ mệt sau 2 cuộc họp quan trọng trong ngày.

Ngoài trọng trách công đoàn, anh Thể còn là một huyện ủy viên, đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện. Anh còn phải đảm trách các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương giao.

Nhiều bất cập khi thiếu biên chế công đoàn
Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Thể - Ảnh: Nguyễn Hải

Anh cũng là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình công tác toàn khóa của Huyện ủy; Ban Chỉ đạo 197 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công công, văn minh đô thị; Ban Chỉ đạo 138 về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; Ban Chỉ đạo về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện của huyện...

“Thời gian dành cho hoạt động công đoàn bị chia sẻ rất nhiều”, anh nói.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó. LĐLĐ huyện Gia Lâm hiện đang quản lý 265 công đoàn cơ sở với trên 16 nghìn đoàn viên, song chỉ có 5 biên chế: 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 3 chuyên viên.

Giống như nhiều công đoàn cấp trên cơ sở khác, đơn vị không có ban chuyên môn. Một cán bộ phải kiêm nhiều việc.

“Kế toán kiêm nữ công. Cán bộ làm văn phòng kiêm luôn tổ chức, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Phó chủ tịch vừa làm công tác kiểm tra, vừa kiêm mảng chính sách pháp luật, quan hệ lao động. Khối lượng công việc ai cũng nhiều”, Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm chia sẻ.

Mỗi thời điểm quan trọng trong năm như Tháng Công nhân, Tết Nguyên đán..., để chăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động, Ban chấp hành LĐLĐ huyện Gia Lâm tiến hành họp bàn, phân công nhiệm vụ tới 21 ủy viên, đề nghị họ tham gia hỗ trợ, phối hợp thực hiện.

Song, việc chính vẫn do 5 cán bộ LĐLĐ huyện giải quyết.

“Anh em nói rằng bị căng quá. Áp lực. Các việc chồng chéo, anh em nhiều lúc oải. Chúng tôi phải vừa động viên vừa khích lệ”, anh Nguyễn Đức Thể cho biết.

Chủ tịch LĐLĐ của một huyện trên địa bàn TP Hà Nội thì chia sẻ rằng, đơn vị chỉ có 4 biên chế, công việc thường xuyên “quá tải”. “Anh em phải kiêm nhiệm nhiều mảng việc, không được chuyên môn hóa. Thời gian xuống cơ sở để bám nắm tình hình, chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động bị hạn chế, và thường xuyên diễn ra vào cuối tuần”.

Chị Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng thì từng chia sẻ, do đơn vị chỉ có 5 cán bộ, mỗi dịp cuối năm phải “làm ngày làm đêm, không có ngày nghỉ”.

“Số lượng đoàn viên, công nhân lao động và công đoàn cơ sở ngày càng tăng nhưng cán bộ công đoàn lại giảm”, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội Nguyễn Đình Thắng nêu thực trạng với đoàn khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đánh giá kết quả 15 năm về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sáng 11/6.

Nhiều bất cập khi thiếu biên chế công đoàn
Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội Nguyễn Đình Thắng - Ảnh: Nguyễn Hải

Anh Thắng nói, năm 2010 khi anh về công tác tại Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, đơn vị chỉ có trên 40 công đoàn cơ sở và trên 10 nghìn đoàn viên. Tới nay, số công đoàn cơ sở gấp gần 10 lần và số đoàn viên gấp 15 lần (trên 150 nghìn người).

Mặc dù vậy, đơn vị chỉ có 9 cán bộ công đoàn, gồm cả “1 đồng chí cán bộ đường lối” (tức cán bộ lái xe - PV).

Người đàn ông 20 năm làm cán bộ công đoàn chuyên trách đề nghị cần tăng biên chế công đoàn để đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay.

Theo số liệu của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến 31/3/2024, công đoàn địa phương được các tỉnh ủy, thành ủy giao 5.119 biên chế - chỉ bằng 1/3 các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) chiều ngày 8/6, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang nói rằng, năm 2005 là năm cuối cùng Ban Tổ chức Trung ương thông báo chỉ tiêu biên chế.

“Do việc bàn giao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố lúc đó có nhiều bất cập nên hiện nay, biên chế của tổ chức Công đoàn ở các địa phương xuất hiện rất nhiều bất cập.

Tại các địa phương có quan hệ lao động không phức tạp, ít doanh nghiệp thì số lượng cán bộ công đoàn chỉ cần có mức độ nhưng ở những huyện, địa phương, ngành tập trung khu công nghiệp, đông công nhân thì đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ công đoàn thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ”, người đứng đầu tổ chức Công đoàn Việt Nam nhấn mạnh.

Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện có 12 tỉnh, thành phố công đoàn không được cấp ủy địa phương giao biên chế. Có 40 tỉnh, thành phố giao biên chế cán bộ công đoàn không tương xứng, không đủ khối lượng để làm việc.

Tổng Liên đoàn đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ công đoàn chuyên trách trong toàn hệ thống. Đây vẫn là con số rất nhỏ so với biên chế các tổ chức chính trị - xã hội khác. Số liệu thống kê thời điểm 31/3/2024 cho biết, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 16.116 biên chế, Hội Nông dân có 14.436 biên chế, Hội Liên Hiệp Phụ nữ có 15.509 biên chế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 16.080 biên chế.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường bày tỏ nhất trí việc Tổng LĐLĐ Việt Nam được tự quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Bởi, điều này sẽ tránh được câu chuyện “cào bằng”.

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo luật là việc hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy công đoàn, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh mới.

Theo đó, trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ (Điều 26) theo hướng: Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đồng thời cho phép “Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ”.

Tổng LĐLĐ kỳ vọng việc này tạo ra sự đồng bộ về biên chế trong hệ thống công đoàn, đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong bố trí cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu phát triển đoàn viên trong từng thời điểm, giai đoạn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Video: Tự quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam)

Cần giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí công đoàn được thực hiện từ năm 1957 đến nay Cần giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí công đoàn được thực hiện từ năm 1957 đến nay

Nghĩa vụ đóng kính phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được ...

Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời”

Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ...

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Chính sách mới -

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Tổ chức tuyên truyền tập huấn về phòng, chống ma túy cho công nhân lao động Công đoàn số

Tổ chức tuyên truyền tập huấn về phòng, chống ma túy cho công nhân lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành kế hoạch số 91/KH-TLĐ về tổ chức tuyên truyền, tập huấn giáo dục về phòng, chống ma túy cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Chính sách mới -

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn khắp cả nước về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Từ thực tiễn tại miền Trung - Tây Nguyên, các cán bộ công đoàn đã nêu những ý kiến và đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ… với mong muốn Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ hoàn thiện hơn.

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Đây là những nội dung quan trọng mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Chính sách mới -

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Chính sách mới -

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp.