Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."

Làm sao để nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động, phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa... là những vấn đề được đặt ra cho cán bộ công đoàn.

Bài toán khó cho các nhà văn hóa

Hiện nay tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM…, các nhà văn hóa hoạt động hiệu quả do khả năng tự chủ về kinh phí, qua đó có thể “nuôi” bộ máy khá lớn để vận hành. Tuy nhiên đối với phần lớn các địa phương thì đây vẫn là bài toán khó.

Tại Bình Dương, do vướng quy định của nhà nước về quản lý tài chính nên nhà văn hóa không thể làm dịch vụ bên ngoài để có nguồn thu, kinh phí. Để duy trì hoạt động, nhà văn hóa phải tổ chức các sự kiện vào ngày cuối tuần để thu hút công nhân; làm sao để họ có thể tham gia, bước lên sân khấu trình diễn ở mức độ vừa phải...

Nhiều trăn trở trước tình trạng nhà văn hóa “tối đèn”
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tập huấn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Ảnh: Đình Toàn

“Các cấp công đoàn cần có kế hoạch cụ thể, dài hơi để công đoàn cơ sở và doanh nghiệp biết để phối hợp, tạo điều kiện cho công nhân, người lao động tham gia các sự kiện, hoạt động ở các nhà văn hóa”, ông Đặng Tiến Quang, Ban Tuyên giáo - Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho hay.

Bà Trần Thanh Huyền – Phó Giám đốc Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, cho biết do địa điểm của Cung ở quận Hoàn Kiếm - trung tâm Thủ đô, trong khi lượng lớn công nhân lao động tập trung ở khu công nghiệp, khu chế xuất tại các huyện ngoại thành. Do vậy khi đơn vị tổ chức hoạt động văn hóa – thể thao thì chỉ thu hút một số lượng rất nhỏ công nhân, người lao động.

Để giải quyết câu chuyện này, đơn vị có sáng kiến đưa hoạt động đến gần công nhân hơn. Chẳng hạn, tổ chức chương trình “Hát cùng công nhân” (6 buổi trong năm 2024) tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn; dạy võ tự vệ cho nữ công nhân; hay liên hệ các doanh nghiệp mua vé rẻ tặng công nhân đạt thành tích cao, để họ dự các show ca nhạc của ca sĩ nổi tiếng...

Nhiều trăn trở trước tình trạng nhà văn hóa “tối đèn”
Bà Trần Thanh Huyền - Phó Giám đốc Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Đình Toàn
Nhiều trăn trở trước tình trạng nhà văn hóa “tối đèn”

Chương trình nghệ thuật “Vinh quang Công đoàn Việt Nam” chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam và Tuyên dương Chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu của Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô.

Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô là đơn vị sự nghiệp có thu với gần 90 cán bộ, người lao động đang làm việc. Đơn vị có thừa khả năng tổ chức một sự kiện hoành tráng, chất lượng nghệ thuật cao. Tuy nhiên để làm được sự kiện lớn cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp lại cần nguồn kinh phí rất lớn, trong khi nguồn kinh phí đơn vị không cho phép. “Trong khi công nhân nhân phải được hỗ trợ tiền vé và thời gian từ phía doanh nghiệp thì mới đi xem. Cung chúng tôi thì lấy đâu ra tiền để tổ chức như thế? Vì thế tôi cho rằng cần sự kết hợp với các đơn vị, các tổ chức Công đoàn, bắt tay để phối hợp tổ chức và có chung tiếng nói”, bà Trần Thanh Huyền nói.

Cách nào thu hút công nhân?

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, cán bộ Công đoàn cần tham mưu cho địa phương của mình tăng cường xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động, giúp cho công nhân thụ hưởng xứng đáng với những đóng góp của họ đối với đất nước.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, cán bộ Công đoàn cần trải nghiệm, quan sát, tư duy để đạt kết quả tối ưu về hoạt động văn hóa.

Nhiều trăn trở trước tình trạng nhà văn hóa “tối đèn”
Hoạt động thể thao tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Ngô Thu Hương

“Chúng ta nhìn vào những công nhân sau khi tan ca khi họ bước ra khỏi xưởng sản xuất, sẽ cảm nhận được những gương mặt đau đáu nỗi lo âu, nhiều gương mặt đầy trăn trở, nghĩ suy. Chúng ta đọc trong đôi mắt, gương mặt của họ chúng ta thấy được cuộc sống của họ quá thiếu thốn. Chúng ta làm văn hóa là làm sao giúp cho họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, làm cho họ vơi bớt đi những thiếu thốn, nỗi buồn...”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nói và cho biết Tổng LĐLĐ Việt Nam đang có chủ trương nhằm phát huy hiệu quả các nhà văn hóa, cung văn hóa lao động.

"Công nhân đang “khát” về văn hóa, thiếu điều kiện để thụ hưởng văn hóa, trong khi các nhà văn hóa lại để không, hoặc cho thuê. Vậy thì làm thế nào để công nhân lao động đến nhà văn hóa nhiều hơn?", đồng chí Ngọ Duy Hiểu đặt vấn đề.

PGS. TS Phạm Văn Dương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, cho rằng Văn hóa của công nhân được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như: văn hóa trong lao động sản xuất, văn hóa vui chơi giải trí… Khi công nhân tham gia vào các hoạt động này, họ sẽ tham gia vào quá trình sáng tạo và góp phần kiến tạo nên các hệ giá trị, bản sắc văn hóa doanh nghiệp, văn hóa của giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.

Theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu, ngoài ca hát, các nhà văn hóa, cung văn hóa cần nghiên cứu đưa thêm hài và kịch vào biểu diễn, bởi loại hình này có tính giáo dục cao.

“Một tiểu phẩm cũng có thể chứa đựng nhiều nội dung mang tính giáo dục. Các chủ trương, chính sách, điều luật thông qua đó để chuyển tải đến công nhân và giúp họ tiếp thu một cách hiệu quả. Có như vậy các nhà văn hóa mới sáng đèn... Thu hút công nhân đến với nhà văn hóa thì phải đảm bảo cho họ thật sự là đối tượng thụ hưởng văn hóa và là chủ thể sáng tạo văn hóa thông qua các hình thức họ vừa xem, vừa chính họ biểu diễn, ca hát, vui chơi... Có thể chỉ có 1 – 2 ca sĩ trong mỗi chương trình, phần còn lại thời gian là để công nhân, người lao động biểu diễn, thể hiện. Chương trình như thế mới ý nghĩa với họ. Công đoàn phải thể hiện vai trò tổ chức các hoạt động chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, người lao động”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu gợi mở.

Nhiều trăn trở trước tình trạng nhà văn hóa “tối đèn”
Ông Nguyễn Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Ảnh: Đình Toàn

Ông Nguyễn Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng một trong những phương thức thu hút và nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân, người lao động là “sân khấu hóa”.

Theo ông Nguyễn Xuân Bắc, công nhân sẽ hứng thú hơn nếu các diễn đàn cung cấp kỹ năng, kiến thức pháp luật, ứng xử... được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa – tức thể hiện qua tiểu phẩm, vở kịch. Thậm chí con em của công nhân lao động cũng sẽ tìm đến nhà văn hóa để xem, cổ vũ cho người thân của họ. Có như vậy hoạt động của các nhà văn hóa sẽ sinh động, phong phú, nội dung chuyển tải cũng sẽ hiệu quả, hấp dẫn hơn với công nhân lao động. “Chúng ta có kinh phí, có đối tượng nhưng lại không sáng đèn, ấy là lỗi của chúng ta”, ông Bắc bày tỏ.

Nhiều trăn trở trước tình trạng nhà văn hóa “tối đèn”
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc chia sẻ với cán bộ công đoàn. Ảnh: Đình Toàn

Hội nghị tập huấn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức tại TP. Đà Nẵng trong hai ngày 12 và 13/11, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp tham mưu công tác tuyên giáo của tổ chức Công đoàn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo công đoàn.

Video: Quang cảnh Hội nghị tập huấn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ “Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ

Tôi gặp Tây khi anh đang bế con quanh quẩn xóm trọ. Trưa của một ngày cuối năm, dãy trọ công nhân xác xơ, im ...

Lương không đủ sống Lương không đủ sống

Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ...

Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn

Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. ...

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.