Vượt khó, không ngừng hoàn thiện bản thân để trở thành Chủ tịch Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 13/11/2024 18:10 Nguyễn Thị Nhuần
Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới |
Tấm gương vượt khó, vươn lên hoàn thiện mình
Chị Nguyễn Thị Hường sinh ra và lớn lên nơi quê hương Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An giàu truyền thống yêu nước và hiếu học. Học xong phổ thông, chị tham gia công tác đoàn thanh niên tại xã nhà. Chị luôn năng nổ, hăng hái, nhiệt huyết trong công tác đoàn. Cũng từ đây, chị đem lòng yêu mến người trai hàng xóm tốt bụng, hiền lành. Và rồi theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường nhập ngũ. Hai người tạm xa nhau, nhưng họ vẫn giữ lời hứa hẹn cùng nhau xây dựng hạnh phúc, dù phải chờ đợi năm rộng tháng dài.
Chị Nguyễn Thị Hường (phải) cùng đồng nghiệp. Ảnh: ĐVCC |
Năm 1995, khi tình yêu chín muồi, đám cưới của anh chị được tổ chức tại quê nhà, giản dị mà rất đầm ấm, vui tươi. Cũng từ ấy, căn nhà nhỏ sát bên sườn đồi của anh chị luôn đầy ắp tiếng cười hạnh phúc và tiếng ríu rít của trẻ thơ, chị đã sinh cho anh hai người con gái dễ thương, kháu khỉnh và thông minh. Chồng đi học xa, bao khó khăn, lo toan, vất vả đều đè nặng đôi vai gầy guộc của chị.
Chị Hường tâm sự: “Bản thân phụ nữ dù mạnh mẽ cỡ nào cũng muốn có chồng bên cạnh, nhất là những lúc con cái ốm đau, bản thân mệt mỏi. Là vợ bộ đội, mình buồn mỗi lúc anh xa nhà, nhưng lại không ân hận vì đã lấy anh. Cho làm lại mình vẫn lấy chồng bộ đội vì anh là người mình hết lòng yêu thương. Thêm nữa, anh mang gánh nặng với công việc cao cả vì dân. Sự hi sinh của mình cũng chỉ là những việc nhỏ”.
Theo Hường chị, có một người chồng để yêu thương và một công việc đáng tin cậy đã là đủ lắm rồi. Ở nhà vất vả mấy cũng chịu được, chỉ mong anh ấy khỏe mạnh, công tác tốt để luôn là niềm tự hào của gia đình. Sau khi nhận công tác tại Học viện Lục quân, chồng chị - anh Hồ Viết Hải đón chị vào Đà Lạt. Năm 2002, chị được nhận vào làm công nhân viên tại Học viện, là chị nuôi của Bếp Hệ quản lý học viên tới năm 2015.
Hướng đôi mắt về phía xa xăm, chị Hường nói với tôi mà như đang thủ thỉ với chính mình: “Những ngày đầu vào Đà Lạt, không có người thân bên cạnh, chồng thì công tác xa nhà, môi trường làm việc chưa quen, còn nhiều bỡ ngỡ. Công việc phải thức khuya, dậy sớm để đảm bảo bữa ăn cho bộ đội. Trong khi một mình nuôi dạy 2 con nhỏ và mẹ già ốm đau thường xuyên. Để cải thiện, tăng thu nhập hỗ trợ hai bên gia đình, mình phải làm thêm nhiều việc. Ngày nghỉ, ngày lễ mình nhận may mặc gia công, đan áo len, đóng trà gói”…
Những lúc con bị bệnh, chồng xa nhà, một thân một mình chị đưa con đến bệnh viện và thức trắng đêm để chăm con. Sợ chồng lo lắng, ảnh hưởng đến công việc, chị không dám điện thoại báo tin mà tự lo liệu; rồi mọi việc nội ngoại hai bên cũng mình chị cáng đáng vẹn toàn.
Ngày đầu đến với đơn vị, chị đã rất lo lắng, hồi hộp, nhưng cảm giác ấy đã nhanh chóng được xóa nhòa bằng sự gần gũi, thân thiện, chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp đi trước, sau một thời gian, chị đã hòa nhập vào với “gia đình mới” của mình. Cảm giác lạ lẫm dần tan biến trong chị. Tập thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ đều rất tốt và tổ chức công đoàn ở đây thật sự là tổ ấm đã dang rộng vòng tay ấm áp đón chị đến với mọi người, giúp chị vượt lên hoàn cảnh, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Từ những ánh mắt trìu mến ban đầu, từ vòng tay yêu thương của tổ ấm ấy đã mang đến cho chị những suy nghĩ tích cực để phấn đấu vươn lên trở thành một nhân viên tốt. Ngôi nhà chung đó đã mang lại cho chị những kiến thức trong công tác, đã giúp chị khắc phục khó khăn của bản thân và gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi; nỗ lực học tập, rèn luyện để không ngừng tiến bộ, hoàn thiện bản thân.
Cán bộ đoàn chăm lo cho người lao động
Tiếp xúc với chị, chúng tôi thấy toát lên từ người phụ nữ này vẻ rắn rỏi, cương nghị của một con người trải qua sự rèn luyện. Từ một cô gái trẻ, hiền lành dịu dàng nơi quê nghèo miền Trung, theo chồng vào Đà Lạt, trở thành một nhân viên nấu bếp nuôi quân, chị đã nỗ lực tự học tập, rèn luyện, hoàn xuất sắc thành nhiệm vụ, đến nay chị là nhân viên vi tính giỏi tại Xưởng In của Học viện Lục quân, một cán bộ công đoàn mẫu mực.
Chị học tập từ tổ chức Công đoàn, từ mọi người và chị hiểu ra tổ chức Công đoàn không đơn thuần là công việc mà nó là gia đình của mình, ở đó có tình cảm, sự giúp đỡ, yêu thương chan hòa của các anh, chị em trong đơn vị cùng công tác, rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành. Từ những suy nghĩ đó, chị đã thấy mình hoàn toàn đúng đắn khi tham gia và góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn tại đơn vị.
Nhiệm kỳ vừa qua, Đại hội Công đoàn cơ sở của phòng Đào tạo (Học viện Lục quân), chị đã được bầu vào Ban Chấp hành và trở thành Chủ tịch Công đoàn, bắt đầu từ đây chị đã thể hiện được bản lĩnh, trình độ, năng lực trong công tác công đoàn của đơn vị.
Có những thời gian cường độ lao động của cán bộ, nhân viên rất cao, tuy vất vả, bận rộn, nhưng được chị tham mưu lên cấp trên và tổ chức công đoàn kịp thời động viên, khích lệ tinh thần cũng như vật chất đảm bảo đời sống, nên anh chị em rất yên tâm, gắn bó, trách nhiệm với công việc. Với tác phong năng nổ, nhanh nhẹn.
Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Học viện Lục quân trao cờ lưu niệm cho các thí sinh tham gia Hội thi Chủ tịch CĐCS giỏi năm 2024. Ảnh: ĐVCC |
Trong những buổi sinh hoạt, làm việc, chị thường là người phát biểu và cũng là người đưa ra nhiều ý kiến kiến nghị với công đoàn cấp trên. Với lập luận sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, chị đã khiến nhiều thành viên trong cuộc họp đồng tình với những ý kiến xác đáng, đầy trăn trở, tâm huyết của mình.
Chị Hường chia sẻ: “Chính công đoàn ngành đã giúp đỡ, đào tạo mình từ một người còn thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm và còn bở ngở trong mọi hành động trở thành người quyết đoán, năng nổ. Nhờ tình thương công đoàn, mình vượt lên tất cả để sống tốt hơn. Giờ đây, mình là cán bộ công đoàn cần phải làm những việc ý nghĩa để giúp đỡ những người khác khó khăn hơn. Làm được điều đó như đền đáp tình thương công đoàn đã dành cho mình”.
Trong đơn vị nơi chị công tác có nhiều chị em, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như đồng chí Hương - nhân viên Ban Vật chất, là đoàn viên công đoàn cơ sở Phòng Đào tạo. Bản thân chị Hường hay ốm đau, phải điều trị bệnh dài ngày, chồng không có việc làm ổn định, thường phải đi làm xa nhà, hoàn cảnh của Hương rất vất vả.
Thấu hiểu trường hợp của gia đình Hương, chị Hường đã cùng tổ chức Công đoàn thường xuyên gần gũi, thăm hỏi, động viên và đưa ra phương án góp quỹ không lời để giúp đỡ hoàn cảnh của Hương có thêm vốn phát triển kinh tế gia đình; được chị em trong đơn vị đồng lòng nhất trí, nhờ sự quan tâm giúp đỡ từ ý tưởng của chị cũng như của tổ chức công đoàn cơ sở phòng Đào tạo, giờ đây Hương đã có thêm thu nhập từ vườn rau sạch của chính mình, kinh tế của gia đình đã vững lên rất nhiều.
Chị Hương cho biết: “Từ khi được tổ chức Công đoàn cơ sở tạo điều kiện giúp đỡ về tinh thần cũng như có thêm nguồn vốn để gia đình đầu tư phát triển vào việc tăng gia sản xuất nguồn rau sạch. Vừa rồi vợ chồng em đã có vốn để thuê thêm 1 sào đất đầu tư trồng hoa và cà chua sạch, ước tính thu nhập bình quân khoảng 20-30 triệu đồng/vụ… Được như ngày hôm nay gia đình em rất biết ơn đến tổ chức công đoàn cùng toàn thể anh chị em trong đơn vị”.
Theo lãnh đạo Học viện Lục quân, cán bộ công đoàn là những người hy sinh nhiều lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tập thể. Họ xem đó như là nghĩa vụ để cùng nhau hành động, san sẻ trách nhiệm, gánh nặng trong công việc. Đâu đó bên cạnh chúng ta, có những con người bình dị, nhưng họ đã nỗ lực, khắc phục khó khăn của bản thân, gia đình và công việc, cố gắng không ngừng để phấn đấu vươn lên, tỏa sáng trong công tác công đoàn; hoàn thành tốt thiên chức của người mẹ, người vợ; mang hơi ấm Công đoàn đến với người lao động, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hường - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Phòng Đào tạo là một người như thế.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com |
Để báo chí đồng hành, truyền thông hiệu quả về Công đoàn Lan tỏa kịp thời hình ảnh, hoạt động của Công đoàn là mục tiêu đề ra trong chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao ... |
Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa Truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp và người lao động là giải pháp thiết thực mà Liên đoàn Lao động ... |
Hiệu quả từ mô hình liên kết chăm sóc sức khỏe người lao động Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng và Công ty TNHH Chăm sóc sức khỏe Gia Việt Sài Gòn liên kết tổ chức khám ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 18/11/2024 14:56
Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất