Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi)

Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) và coi đây là dự án luật quan trọng, liên quan mật thiết đến an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị là cơ sở chính trị để xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi)
Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi)

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Uỷ ban Xã hội của Quốc hội tổ chức Hội nghị về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và công tác phối hợp giữa hai cơ quan. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) cho biết sự cần thiết của việc ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) là thể chế hóa Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng liên quan đến nhiều vấn đề như: Tổ chức, bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản của Công đoàn và khuyến khích xã hội hoá nguồn lực để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao (Nghị quyết số 02, Nghị quyết số 18- NQ/TW); vấn đề hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Nghị quyết số 06-NQ/TW); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ người lao động (NLĐ) về tiền lương trong quan hệ lao động (Nghị quyết số 27-NQ/TW); vấn đề vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ (Chỉ thị số 37- CT/TW).

Để thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam rà soát tổng thể Luật Công đoàn 2012; các nội dung sửa đổi, bổ sung là rất lớn. Cụ thể là "thực hiện quyền giám sát" (khoản 1 Điều 14); "tổ chức, bộ máy, cán bộ" (Điều 6 và Điều 23); "tài chính, tài sản công đoàn" (Điều 26); "tham gia Công đoàn của người lao động (NLĐ) là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam" (Điều 5); "hành vi bị nghiêm cấm" (Điều 9); "quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở" (Điều 170); "bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn" (Điều 24)...

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn tại Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 15/11/2016 về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiệm vụ về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống công đoàn”; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đề ra nhiều chủ trương, quan điểm, định hướng liên quan trực tiếp tới việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn...

Đặc biệt là Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật Công đoàn với các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật (điển hình là Bộ luật Lao động năm 2019).

Một trong những nội dung quan trọng mà dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này đề cập đó là cơ chế quản lý cán bộ công đoàn nhằm đảm bảo tổ cho tổ chức Công đoàn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình trong tình hình mới.

Về nội dung này, cho ý kiến về đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 23 Luật Công đoàn 2012 theo hướng cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam và những đề xuất sửa đổi, bổ sung việc tuyển dụng, định danh và chính sách tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, Chính phủ cho rằng cần có ý kiến và hướng dẫn chính thức của cấp có thẩm quyền.

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ “nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân; thu hút, tạo động lực cho cán bộ công đoàn”; giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế; chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, một số mô hình thí điểm về tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới. Đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ và đang trong quá trình nghiên cứu ban hành. Do vậy, Chính phủ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định các vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế; chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách...

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc ...

Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong ...

Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong ...

Sức mạnh của nghiệp đoàn

Sức mạnh của nghiệp đoàn

Không hợp đồng lao động, không bảo hiểm, không chế độ…; họ sống “bên lề” những chính sách. Và giữa “vùng rìa” đó, một ánh sáng đã nhen lên – khi những tổ chức nghiệp đoàn đến để âm thầm chở che, kết nối và chắp cánh hy vọng cho những phận đời lao động tự do.
Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Nơi yêu thương ươm mầm hy vọng

Nơi yêu thương ươm mầm hy vọng

Tây Nguyên những ngày cuối năm, bầu trời xám mờ trong cái rét se lạnh, những giọt sương vẫn còn vương trên những thân cây cao su thẳng tắp. Đâu đó, tiếng dao cạo mủ lách cách vang lên trong màn đêm tĩnh mịch.
Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.