Thứ bảy 27/04/2024 18:21

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới - TẤN MÂN

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.
Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát
Đồng chí Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: TM

Vấn đề trên đã được đưa ra thảo luận trong Hội thảo Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp. Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 4/8, tại trụ sở LĐLĐ TP.HCM do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức. Chương trình có sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban ngành trên địa bàn TP.HCM, Công đoàn Cao su Việt Nam, LĐLĐ TP.HCM và các cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên và cơ sở.

Khai mạc Hội thảo, đồng chí Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn cho biết, Điều 10 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 14 của Luật Công đoàn năm 2012 đều ghi nhận quyền giám sát của Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, không có sự thống nhất và đồng bộ về quyền giám sát của Công đoàn là chủ động giám sát hay chỉ phối hợp giám sát. Chính vì vậy, đồng chí Tiến đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về quyền tham gia giám sát của tổ chức Công đoàn được quy định tại Điều 1 và Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012.

“Thực tế khảo sát tại các tỉnh, thành cho thấy, công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp là rất khó khăn, vì Công đoàn chỉ có quyền tham gia với các đơn vị khác, rất bị động”, đồng chí Tiến đưa ra vấn đề.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát
Đồng chí Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đưa ra ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: TM

Đồng chí Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM cho rằng, việc giám sát của tổ chức Công đoàn hiệu quả hay không là tùy thuộc vào sự phối hợp của tổ chức Công đoàn với các cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động. Đơn cử như tại TP.HCM có quy chế phối hợp 4 bên gồm LĐLĐ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc và Bảo hiểm xã hội TP.HCM.

Tuy nhiên, do đặc thù diện tích của TP.HCM lớn, số lượng doanh nghiệp đông nên công tác chưa được phủ kín. Chính vì thế, có những tồn tại không giải quyết hết mà chỉ có thể lựa chọn những doanh nghiệp lớn, hoặc có vấn đề lớn thì mới lên kế hoạch giám sát hiệu quả.

Để làm rõ vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đình Cường - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Thủ Đức nêu ý kiến rằng, trong thực thế nhiều năm nay, tổ chức Công đoàn trong nhiều trường hợp đã nhìn thấy những vấn đề xảy ra tại các doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Điển hình như việc ký hợp đồng lao động, nội dung trong hợp đồng không đầy đủ, không cụ thể, rõ ràng. Ngay cả việc chấm dứt hợp đồng cũng không đúng quy định như không thực hiện chế độ nâng bậc lương, không xây dựng thang bảng lương, chậm thanh toán, nợ tiền lương của người lao động…

Mặc dù nhìn thấy như vậy, nhưng tổ chức Công đoàn không thể đơn phương giải quyết vấn đề đó mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra. Như vậy, có nhiều bất cập và ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát
Nhiều đại biểu đưa ra ý kiến để kiến nghị thay đổi vai trò của Công đoàn trong giám sát, kiểm tra... Ảnh: TM

Góp ý tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay vai trò của Công đoàn trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát, chỉ là thành viên, không phải chủ thể nên rất bị động. Dù trong quá trình tìm hiểu tâm tư, đời sống người lao động phát hiện ra nhiều bất cập trong việc ký kết hợp đồng, xây dựng bảng lương, chậm trả lương, thậm chí nợ lương nhưng vì vai trò giới hạn nên Công đoàn không thể ngay lập tức vào cuộc tự chủ động làm việc, kiểm tra hay yêu cầu làm rõ...

Từ thực tiễn trên, nhiều đại biểu kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát. Ít nhất là quyền giám sát ở một số nội dung như thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng thỏa ước lao động tập thể và thực hiện kinh phí công đoàn… cho tổ chức Công đoàn. Một điều dễ nhận thấy là việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên – lao động.

Cũng trong Hội thảo này, các đại biểu cho rằng, để thực hiện hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, thanh tra… công đoàn các cấp cũng cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có đạo đức, có năng lực. Am hiểu các quy định pháp luật và dám đấu tranh khi phát hiện các vi phạm. Điều này cũng rất quan trọng, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được bảo vệ và nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Hiến kế giải pháp nâng cao vai trò công đoàn cơ sở trong đối thoại người lao động Hiến kế giải pháp nâng cao vai trò công đoàn cơ sở trong đối thoại người lao động

Theo đồng chí Ngô Trần Tố Uyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, thực tế ở một số ...

Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để thực hiện tốt các nhiệm vụ mới Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để thực hiện tốt các nhiệm vụ mới

Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Xác định nhiệm vụ tuyên truyền, vận động là một trong những chức năng rất quan trọng của tổ chức Công đoàn, ngay từ đầu ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết Tôi công nhân

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết

Chọn địa điểm du lịch gần, chọn phương tiện di chuyển phù hợp, mang theo những vật dụng “cây nhà lá vườn" là 3 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch dịp 30/4 - 01/5 mà người lao động có thể áp dụng để có một kỳ nghỉ ý nghĩa mà không quá tốn kém.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết Tôi công nhân

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết

Chọn địa điểm du lịch gần, chọn phương tiện di chuyển phù hợp, mang theo những vật dụng “cây nhà lá vườn" là 3 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch dịp 30/4 - 01/5 mà người lao động có thể áp dụng để có một kỳ nghỉ ý nghĩa mà không quá tốn kém.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024 Infographic

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:
Bản tin công nhân: Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất

Bản tin công nhân ngày 26/4 gồm những nội dung chính sau đây: Hơn 5.000 vị trí việc làm dành cho người lao động; Nên cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần; Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất; Nghỉ hết 6 tháng thai sản, xin nghỉ thêm được không?...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Chính sách mới -

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn khắp cả nước về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Từ thực tiễn tại miền Trung - Tây Nguyên, các cán bộ công đoàn đã nêu những ý kiến và đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ… với mong muốn Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ hoàn thiện hơn.

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Đây là những nội dung quan trọng mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Chính sách mới -

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Chính sách mới -

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Chính sách mới -

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Người lao động ở Hà Nội bị mất việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng sẽ được hỗ trợ mức từ 700 nghìn đến 3 triệu đồng.

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Chính sách mới -

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692), trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Công đoàn -

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Chính sách mới -

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB và XH chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết và đảm bảo trả lương, thưởng cuối năm cho người lao động (NLĐ).

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Chính sách mới -

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, thu nhập đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Chính sách mới -

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc lộ những điểm bất cập cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.